Jan 21, 2011

Bệnh trái rạ (thủy đậu)

BỆNH TRÁI RẠ LÀ GÌ?

* Bệnh trái rạ (thủy đậu) là một căn bệnh nổi ban do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Trong phần lớn các trẻ em, bệnh trái rạ thường là nhẹ.

* Bệnh trái rạ có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở ấu nhi dưới một tuổi, người lớn và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

* Các biến chứng của bệnh trái rạ gồm viêm phổi và các chứng viêm nặng do vi trùng gây ra ở da, xuong, ðuờng máu, khớp xuong và co bắp, và nhiễm trùng não.


CÁC TRIỆU CHỨNG

* Bệnh trái rạ có một đặc điểm là ban ngứa, “mụn trái rạ”, thoạt đầu là những vết tròn, rồi trở thành những mụn nước và khô đi và trở thành vảy trong 4-5 ngày.

* Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh.

* Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

* Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể họ.

* Ở trẻ em, trái rạ thường gây cơn bệnh kéo dài khoảng 5-10 ngày và dẫn đến việc bị nghỉ học hoặc nghỉ đi đến nơi giữ trẻ đến 5 hoặc 6 ngày.

BỆNH LÂY BẰNG CÁCH NÀO?

* Bệnh trái rạ là rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị trái rạ hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm trái rạ (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).

* Bệnh trái rạ cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

* Bệnh trái rạ phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

* Bệnh trái rạ có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

* Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn trái rạ của họ đóng vảy.

* Khoảng 90% những nguời nào mà chua từng bị trái rạ trong gia ðình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.

CHẨN BỆNH

Bệnh trái rạ thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và hình dạng của ban ngứa trên một người trước đó chưa từng bị trái rạ hoặc chưa được tiêm chủng. Các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm có thể được dùng để xác định việc chẩn đoán cho một số trường hợp.

PHÒNG NGỪA

* Thuốc ngừa bệnh trái rạ (thủy đậu) rất có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh trái rạ và các biến chứng của bệnh này.

* Thuốc ngừa được đề nghị nên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi và cho thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị trái rạ hoặc trước kia chưa được tiêm chủng.

* Việc phòng chống bệnh trái rạ (thủy đậu) của thuốc ngừa kéo dài đến 10 năm hoặc lâu hơn.

* Trong trường hợp hiếm hoi, bệnh trái rạ rất nhẹ có thể xảy ra ở những người đã được tiêm chủng bệnh trái rạ.

* Một số người có hệ miễn dịch bị suy yếu không nên tiêm chủng. Trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch bị suy yếu (vì một cơn bệnh hoặc vì thuốc) nên dò hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe của họ trước khi tiêm chủng bệnh trái rạ (thủy đậu).

TÔI NÊN LÀM GÌ NẾU TÔI ĐÃ CÓ TIẾP CẬN ĐẾN BỆNH TRÁI RẠ?

* Trước khi có thuốc chủng ngừa bệnh trái rạ (thủy đậu), hầu hết mọi người đều mắc bệnh trái rạ trước tuổi thành niên – phần lớn người Mỹ trưởng thành đều đã bị bệnh này.

* Nếu quý vị đã bị bệnh trái rạ hoặc đã được chủng ngừa thì quý vị trở nên được miễn dịch và được bảo vệ không mắc bệnh này lần nữa.

* Nếu quý vị không chắc là quý vị đã từng bị bệnh trái rạ, quý vị có thể đi thử máu để xem có chất kháng thể chống bệnh thủy đậu hay không. Kết quả thử dương tính có nghĩa là quý vị được miễn dịch (được bảo vệ) và không thể mắc bệnh trái rạ. Kết quả thử âm tính có nghĩa là quý vị có thể mắc bệnh trái rạ và nên tính đến việc chủng ngừa bệnh thủy đậu.

* Nếu quý vị không có miễn dịch với bệnh trái rạ và có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh, quý vị có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách chủng ngừa thủy đậu trong vòng 3 ngày kể từ khi có tiếp xúc.

* Nếu quý vị được chủng ngừa trong vòng 5 ngày kể từ khi có tiếp xúc, quý vị có thể mắc một cơn bệnh trái rạ nhẹ hơn.

* Globulin miễn dịch vi khuẩn varicella-zoster (VZIG) là một loại thuốc chứa lượng kháng thể cao để chống bệnh trái rạ (thủy đậu). VZIG được khuyến khích dùng sau khi tiếp xúc với bệnh trái rạ cho những ai có nguy cơ bị nhiều biến chứng (chẳng hạn như những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, và ấu nhi sanh sớm.)

* VZIG khác với thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu ở điều VZIG chỉ cung cấp tạm thời việc phòng chống bệnh trái rạ.

* Phần lớn trẻ em bị trái rạ không cần ðuợc ðiều trị ðặc biệt. Các bác sĩ chãm sóc sức khỏe có thể dùng thuốc ðể ðiều trị một số truờng hợp bệnh trái rạ cho nguời mạnh lẫn nguời có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm những nguời bị bệnh ung thu, HIV/AIDS, hoặc ðang tiếp nhận thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch.

BỆNH ZONA (SHINGLES) LÀ GÌ?

* Bệnh zona (shingles) là một bệnh phát ban cục bộ bị gây ra do việc tái phát của siêu vi khuẩn trái rạ (varicella-zoster) ở người đã từng bị bệnh trái rạ.

* Bệnh zona thường xảy ra ở người lớn, nhiều năm sau khi đã bị nhiễm bệnh trái rạ.

* Ban nổi lên có nhiều mụn nước hơi đỏ ở phần dưới và đau đớn, những mụn này nổi dọc theo các tuyến thần kinh ở quanh khu vực đó, thường là ở một bên thân thể.

* Chất tiết ra từ những mụn nước này có thể chứa siêu vi khuẩn varicella-zoster.

* Bệnh zona gây truyền nhiễm cho đến khi những mụn nước đóng vảy khô lại.

* Nếu quý vị đã từng bị bệnh trái rạ, thì căn bệnh zona từ một người khác không thể làm quý vị bị tái phát bệnh.

* Nếu quý vị trước kia chưa từng bị bệnh trái rạ, và quý vị hiện có tiếp xúc với người bị bệnh zona, quý vị có thể phát triển bệnh trái rạ.

http://www.metrokc.gov/health/prevcont/chickenpox-VIETNAMESE.htm

No comments: