Jan 13, 2011

Bệnh rối loạn tiền đình


Bài 1. Rối loạn tiền đình - triệu chứng dễ sợ

Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng... Đó là các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các động tác sau:

Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

DS Phạm Thiệp, Sức Khỏe & Đời Sống

Bài 2. Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Cách điều trị bệnh

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo......gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

- Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng......

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu......

- Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị chóang váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

Khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt.

Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng nảo bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát. Do đó để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước náy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng.

Bs.Thuocbietduoc

Bài 3. Chứng rối loạn tiền đình có thể chữa dứt điểm ko? Khi mắc bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống thế nào?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, mất thăng bằng… Các triệu chứng này xảy ra thành từng đợt, kéo dài trong vài ngày, phục hồi dần và sau đó có thể tái phát, có những trường hợp tái phát xảy ra sau một thời gian dài tưởng như bệnh đã hết hẳn.

Rối loạn tiền đình gây nên bởi các tổn thương ở hệ thần kinh, tâm thần, tim mạch, tai, mắt… Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc…). Bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán bệnh chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh sẽ giúp xác định các nguyên nhân ngoại biên (như các bệnh lý ở tai, viêm mê nhĩ, viêm thần kinh tiền đình…); các nguyên nhân tại thần kinh trung ương (như bệnh mạch não, u thân não, tiểu não, bệnh xơ cứng rải rác, liệt dây thần kinh sọ…); và bác sĩ tim mạch sẽ giúp loại trừ các bệnh lý ở tim và mạch máu, trường hợp bệnh hạ huyết áp tư thế gây chóng mặt…

Điều trị rối loạn tiền đình quan trọng nhất là xử lý kịp thời những cơn chóng mặt cấp xảy ra bất ngờ để phòng tránh tai nạn cho người bệnh. Khi bệnh nhân có cơn chóng mặt, cần đặt người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và kết hợp thuốc. Về lâu dài để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần được điều trị và theo dõi tại bác sĩ; kết hợp với điều trị phục hồi chức năng do chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn. Mục đích của việc tập vật lý trị liệu là nhằm tăng cường vận động cơ thể, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và bù trừ sự mất cân bằng chức năng của hệ thần kinh tiền đình. Ngoài ra, người bệnh cần tránh lo âu quá mức và tin tưởng, hợp tác điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu thì bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng hơn.

Các bài tập để thích nghi được tập trung vào các mục đích:

- Duy trì thăng bằng khi đứng yên

- Duy trì thăng bằng khi lắc lư

- Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển

- Duy trì thăng bằng khi đi lại

Các bài tập (*) được chia thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Theo một nguyên tắc là bắt đầu từ từ, động tác chậm đến nhanh dần, thời gian từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần.

Bài tập mức độ 1

Động tác Romberg

Bài tập này nên đứng vào gần vách tường, nhiều người có thể bị ngã. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác. Động tác này có thể nâng lên sau đó, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với thân người, song song với mặt đất.

Bài tập lắc lư ra trước, ra sau

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau sao cho lực dồn xuống ngón chân và gót chân khi thực hiện. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng.

Làm như vậy mỗi lần 20 nhịp. Động tác nâng dần lên theo biên độ di chuyển và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

Lắc lư sang hai bên:

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.

Lặp lại 20 lần. Động tác sau đó nâng lên bằng cách tăng tốc độ lắc, lặp lại nhiều lần. Mở mắt sau đó tập với mắt nhắm.

Dậm chân tại chỗ:

Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân. lặp đi lặp lại.

Bài tập mức độ 2

2.1. Xoay người:

Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

Xoay người nửa vòng tròn sang trái, dừng 10 giây, sau đó xoay trở lại bên phải, dừng 10 giây và động tác lặp lại. Nếu thấy chóng mặt thì nghỉ ở tư thế đó đến hết chóng mặt thì lặp lại.

2.2. Cử động đầu:

Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

Gập đầu ra trước lên xuống 10 lần

Nghiêng đầu sang hai bên trái -phải 10 lần

Xoay đầu sang trái-phải 10 lần.

2.3. Đi bộ:

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, tiếp tục đi như vậy

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Bước lui nhanh 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, lặp lại động tác.

2.4: Đi bộ kết hợp động tác:

- Đi bộ, vừa đi vừa xoay đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa nghiêng đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa gật đầu lên xuống

- Đi bằng ngón chân và bằng gót chân với mắt nhắm.

- Đi nối gót với mắt mở và nhắm

Khoảng cách các động tác đi bộ tuỳ theo sự chịu đựng của mỗi người, ban đầu có thể chóng mặt, nên nghỉ cho hết rồi lặp lại. Khoảng cách đi tăng dần.

3. Các bài tập hỗ trợ

3.1. Bài tập của Brandt-Daroff: Ngồi, thẳng lưng. Nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như vậy trong 30 giây rồi ngồi dậy. Động tác thực hiện trở lại, lần này đầu xoay sang bên đối diện. Lặp lại 5 lần.

3.2. Lăn người. Nằm thẳng, hai tay thẳng lên trên đầu. Lăn người qua trái, rồi qua phải. lăp lại 5 lần.

3.3 Gập người trong tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra trước. Cúi đầu xuống cho mũi chạm đầu gối bên trái, ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống cho chạm đầu gối phải. Lặp lại 5 lần.

3.4: Gập người trong tư thế đứng: Đứng thẳng, cố gập người xuống nhặt đồ vật ở trước mặt. Lặp lại động tác 5 lần.

4. Các bài tập với mắt

- Di chuyển tròng mắt từ chậm đến nhanh dần theo các hướng: lên-xuống, sang hai bên, xoay vòng tròn.

- Động tác này tập với tư thế ngồi, đứng và đi.

- Tập nhìn cố định một vật để ở phía trước cách mắt một sải tay

- Đứng lên ngồi xuống với mắt mở 5 lần rồi mắt nhắm 5 lần

- Tung trái banh nhỏ từ tay nọ sang tay kia ở ngang tầm mắt

Trên đây là những bài tập rất đơn giản, căn bản nhưng hiệu quả giúp bạn thích nghi được với các động tác xoay hoặc có liên quan đến cử động đầu nhiều, gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình. Các bài tập được nâng dần lên về số lượng và thời gian tập. Ban đầu bạn thấy chóng mặt nhiều, nhưng sau đó sẽ quen. Khi tập luyện thấy chóng mặt và mệt mỏi tức là hệ thống thăng bằng của bạn đang được thử thách. Chỉ có thử thách là cách tốt nhất để tăng cường sức chịu đựng của con người.

Bạn có thể uống Cao Bạch Quả. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu, rối loạn tiền đình. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Liều dùng: Cao khô, ngày dùng 120-240mg, chia 2-3 lần; 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá. Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.

(Các) nguồn

BS. Cao Văn Hội

BV. Nguyễn Tri Phương

Bài 4. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương.Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.

Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này, hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm.

Biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình

Các dấu hiệu mà người bệnh diễn tả bệnh của mình đều rất chung chung, mơ hồ về mức độ nặng nhẹ, lâu mau. Một số than phiền thường thấy là:

·         Có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động;

·         Mất thăng bằng, đi đứng không vững;

·         Phải vịn vào vật tựa nào đó  mới đứng lên và bước tới được;

·         Đầu nhẹ tâng tâng;

·         Muốn xỉu ngã;

·         Yếu, mệt;

·         Kém tập trung;

·         Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu;

·         Buồn nôn, ói mửa;

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

Chú ý: Rối loạn tiền đình chỉ là một trong những nguyên nhân của biểu hiện mất thăng bằng, xây xẩm, chóng mặt.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyen nhân, một số chưa rõ, tuỳ theo triệu chứng. Một số nguyên nhân thường gặp như sau:

1/ Viêm thần kinh sọ nảo số 8, chi nhánh Tiền Đình (vestibular neuronnitis). Đây là 1 tình trạng lành tính (benign disorder), thường hay bị tái phát, thường do siêu vi trùng (virus), thường ở nguới trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, chứng giật mắt (nystagmus) về phiá bên tai bị. Sau đó thì 1 ít bị nôn oí. Chứng nầy sẻ tự khỏỉ nhưng sẻ tái phát. Chứng nầy không bị ù tai, không bị giảm thính giác (hearing loss).

Thử nghiệm: Ngoài việc khám lâm sàng thần kinh kỷ lưởng , nên làm thêm : caloric testing : nhỏ nước lạ.nh, ấm vào tai để kích thích các phản ứng giật mắt (nystagmus) , electronystagmography, Chụp MRI tai và nảo để loại ra các bệnh nặng hơn như: bưóu, acoustic neuroma , thiếu máu (infarction của cuống não (brain stem), tiểu não (cerebellum)

Điều trị: vì thường là do virus nên không có trị liệu chuyên biệt ,Thuôc trị chóng mặt : Antivert ( meclizine ) ,các thuốc antihistamine khác…. Anticholinergic ( scopolamine…). Xin nhấn mạnh: những thuốc tôi nêu ra đây chỉ có tính cách thông tin, bạn phải hội ý với bác sỉ của bạn đang điều trị trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

2/ Benign Paroxysmal Positional Vertigo (tạm dịch Chóng Mặt Lành Tính do tư thế)

Đây cũng là 1 tình trạng lành tính, bị chóng mặt do 1 tư thế nào đó, thí dụ nằm 1 bên, ngẩng đầu lên để nhìn 1 cái gì đó.

Nguyên nhân: thoái hoá 1 trong các cơ quan của hệ Tiền Đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , nghẻn tắc động mạch tiền đình.

Điều trị: Tránh nhửng tư thế gây ra chóng mặt. Nếu không khỏỉ co’ thể giải phẩu tàch rời nhánh cuả thần kinh số 8.

3/ Meniere’s disease

Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn, oí, u` tai cảm giác tai bị đầy

Nguyên nhân: Không rõ

Điều trị: thuốc chống nôn ói, chóng mặt như trong phần 1.

Ai dễ bị chứng rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không lưu ý kỹ.

Người mắc chứng rối loạn tiền đình cần lưu ý

-       Tập thể dục thường xuyên.

-       Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh.

-       Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.

-       Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.

-       Tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích,

-       Tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc đứng ngồi quá nhanh.

-       Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng.

-       Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt.

-       Tránh leo trèo cao.

-       Tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi.

-       Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

-       Hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc để chữa bệnh.

Bài tập cải thiện chứng rối loạn tiền đình (xem tại đây)

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Dù chóng mặt ít khi là dấu hiệu của căn bệnh trầm kha, nhưng nếu thấy một trong những triệu chứng như sau là ta phải đi bác sĩ để được khám nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân:

-       Cơn nhức đầu bất thình lình;

-       Mờ mắt nhìn sự vật không rõ;

-       Giảm thính giác;

-       Mất định hướng với không gian và thời gian;

-       Nói khó khăn;

-       Tay chân run rẩy, yếu;

-       Bất tỉnh nhân sự;

-       Cảm thất lảo đảo muốn té ngã;.

-       Thấy tê dại các đầu ngón chân tay;

-       Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường.

Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu bệnh nặng như tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng..

Nguồn: Tổng hợp, trong đó có bài của BS Nguyễn Quyền Quới, Chương trình vấn đáp sức khoẻ – CRCTVN.org

No comments:

Post a Comment