Jan 13, 2011

Đi làm và nuôi con bằng sữa mẹ

Tôi có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ khi tôi đi làm không?

Tất nhiên là bạn có thể lắm chứ. Nếu bạn làm việc gần nhà hoặc cạnh nơi bạn gửi bé, bạn có thể cho bé bú. Nếu không được như vậy, bạn có thể chọn một trong hai lựa chọn dưới đây:

Lựa chọn 1: Bạn có thể nặn sữa cho trong cả ngày hôm trước, rồi bảo quản để bé uống vào ngày tiếp theo. (Bạn có thể cho bé uống thêm sữa pha theo công thức nếu như bạn không đủ sữa.) Bạn còn có thể cho bé bú khi hết giờ làm việc.

Lựa chọn 2: Nếu bạn không thể hoặc không muốn nặn sữa trong giờ làm việc, thì trong khi bạn vẫn nghỉ làm, bạn có thể tập cho bé ăn sữa pha theo công thức để thay thế dần dần những cữ bú ban ngày nhưng tiếp tục cho bé bú vào buổi tối và buổi sáng. Nhưng bạn cần nhớ rằng nếu cả ngày bạn không cho bé bú hoặc không nặn sữa, thì sữa bạn sẽ bị giảm đi (mặt khác, ngày hôm đó bạn sẽ bị căng sữa). Do đó, bạn sẽ không còn đủ sữa cho em bé nữa, ngay cả lượng sữa cần thiết để em bé ăn vào buổi sáng và buổi tối.

Làm thế nào để sữa tôi không rỉ trong khi làm việc?

Trong một hoặc hai tuần đầu tiên đi làm trở lại, bạn có thể có rất nhiều sữa vào mỗi cữ bú và có thể bị rỉ sữa. Muốn không rỉ sữa trong giờ làm việc, bạn cần hút sữa thường xuyên vào bữa sáng, trưa và chiều hoặc bạn có thể sử dụng những miếng đệm để áo không bị mốc hoặc những miếng đệm tự dán làm bằng silicon mới.

Cách nặn sữa bằng tay

Khả năng tự mình nặn lấy sữa của mình giúp cho bạn chủ động một cách rất uyển chuyển. Bạn có thể làm sữa đông lạnh (giữ được tới một tháng) và một người khác có thể cho em bé bú sữa đó khi bạn đi vắng. Cách nặn sữa bằng tay dễ thực hiện và không đau. Bạn cần tiệt trùng những vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Bạn hãy khơi nguồn dòng sữa bằng cách tắm nước nóng ấm hoặc đắp khăn bông thấm nước ấm lên hai bầu vú của bạn. Bạn cởi áo cho thoải mái, trước một mặt bàn ở mức cao với một cái tô đặt trước mặt.

Các bước nặn sữa:

1. Một tay nâng bầu vú và khởi sự xoa nắn, xoa từ phía trên bầu vú hướng xuống. (Hãy dùng cả hai bàn tay để xoa nắn đầu vú).

2. Xoa theo vòng tròn, xung quanh bầu vú, kể cả phần dưới. Hãy xoa ít nhất là mười vòng: làm như vậy sẽ giúp sữa chẩy vào lòng các tuyến dẫn sữa.

3. Dùng đầu ngón tay để vuốt về phía quầng vú, vuốt nhiều lần. Tránh bóp lên mô đầu vú.

4. Dùng ngón tay cái hai bên và các ngón khác để ép nhẹ, hướng hạ lên vùng sau quầng vú.

5. Siết hai bên ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau, đồng thời ép vú về phía sau: Sữa sẽ phun ra qua đầu vú.

Với vú bên kia, bạn cũng làm tương tự như vậy. Có thể thời gian đầu, bạn còn bối rối trong việc nặn sữa nhưng bạn sẽ sớm thành thạo. Nếu bạn không thích nặn sữa bằng tay, bạn có thể dùng máy bơm để hút sữa.

Cách nặn sữa bằng máy bơm

Nặn sữa bằng máy bơm có thể nhanh hơn và ít mệt hơn nặn bằng tay, tuy nhiên bạn sẽ khó nặn ra được nhiều sữa và bạn có thể thấy đau. (Nếu bạn đau, bạn nên nặn bằng tay). Loại ống hút kiểu ống bơm có hiệu quả hơn kiểu quả bóp. Bạn hãy chọn một kiểu mà ống xylanh có thể chuyển thành bình sữa em bé. Trong trường hợp bạn cần nặn nhiều sữa, bạn hãy hỏi nhân viên y tế xem có cần cùng một máy bơm điện không.

Các bước nặn sữa:

1. Bạn hãy tiệt trùng tất cả các vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Làm cho hai bầu vú mềm ra bằng cách xả nước ấm hoặc lau bằng khăn bông có nước ấm, và xoa nắn bầu vú như theo cách nặn bằng tay. Đặt cái phễu của máy hút lên trên vùng quầng vú sao cho tạo thành một nắp được đóng chặt bằng áp lực không khí: máy hút cần phải ép vào các tuyến sữa giống như hai hàm em bé vậy.

2. Hãy giữ cho nắp kín và kéo xylanh: sức hút rút sữa từ bầu vú.

Cách bảo quản sữa mẹ

1. Sau khi hút sữa xong, bạn nên rót sữa vào bình em bé (nếu bạn dùng máy hút quả bóp) hoặc đậy nắp chặt (nếu bạn dùng ống hút xylanh). Bạn nên nhớ là luôn luôn sử dụng những dụng cụ đã được tiệt trùng.

2. Đóng nắp chai thật kín và đưa vào tủ lạnh. Khi em bé cần dùng, bạn hãy xả băng khoảng 4 giờ ở nhiệt độ phòng.

Ban tư vấn sức khoẻ BabyCenter cung cấp

No comments:

Post a Comment