Jan 21, 2011

Kinh nghiệm xem xét Phong Thủy chuyên sâu

Bài này đi sâu vào những kinh nghiệm thực tế trong việc khảo sát Phong Thuỷ của tác giả, rất có ích cho những người muốn đi sâu xem xét Phong Thuỷ. Tránh những lý thuyết chung chung mang tính sách vở trong nhiều sách viết về Phong Thuỷ.

1. Về việc lập hướng :

Muốn xác định chính xác hướng cần phải đo hướng bằng la bàn chính xác. Khi đo trong một căn nhà thì đo mỗi vị trí có thể có sai lệch, có khi sai lệch rất lớn. Phải biết phán đoán xem xét xem địa lý ở ngôi nhà đó có đồng nhất hay không. Nếu có hầm hố, đất vượt ao hồ, đất có chứa hài cốt, quặng, những vật bất thường thì việc đo tại khu vực ấy nhất định sẽ sai lệch. Người luyện khí công, tu hành lâu năm sẽ nhìn, cảm được khí, sẽ biết được chính xác điều này và sẽ có những phương pháp xử lý thích hợp.

Nếu nhà có khoảng đất trống ở trước hay sau nhà thì nên đo cả hai vị trí trước sau, nếu số đo ấy đồng nhất thì yên tâm dùng. Nếu không đồng nhất dùng phi tinh phán đoán ngay hướng nhà dựa theo những dữ kiện chủ yếu cuả một vài năm trở lại thời điểm khảo sát. Thực tế việc đo hướng là quan trọng nhất trong việc xem xét Phong Thuỷ.

2. Những yếu tố xấu của một ngôi nhà :

- Âm khí bao trùm : Nhà thấp hơn nền đường, trần nhà quá thấp dương khí không thể vận chuyển. Trần nhà, tường nhà bị ngấm nước rêu mốc hoặc cây leo qúa nhiều âm khí ngùn ngụt. Nền nhà tối, lồi lõm, thiếu ánh sáng, mùi vị tanh hôi. Những ngôi nhà như thế này phần nhiều thất bại, bệnh tật, hao tài, nếu có phát chỉ lợi về tài lộc, nhân đinh suy giảm, con cái gian nghịch, bất hiếu, tàng tật.

- Khí vận chuyển bất cập thành tù khí : Khí vận chuyển bị tù hãm, nạp khí không đủ hoặc khí không thể lưu chuyển. Một ngôi nhà quá rộng mà cửa hẹp làm sao đủ khí, đồ đạc qúa nhiều khí không thể vận chuyển. Xung quanh bị nhà khác cao lớn che lấp mất khí, nhà phía trước quá cao hoặc quá gần, minh đường khoảng không không có. Lòng nhà quá hẹp cũng không đủ chứa khí. Giường ngủ, bếp đặt nơi gầm cầu thang, cầu thang quá hẹp, quá dốc, thiếu ánh sáng. Bệnh này thường gặp ở những nhà đô thị do diện tích chật hẹp. Khí tù sinh bệnh tật, khó phát đường quan lộc, công danh, học hành, con cái. Trong nhà hay mâu thuẫn, bất an.
- Khí vận chuyển thái quá thành vô khí : Nhà hẹp mà cửa mở quá rộng, hoặc là bốn phía xung quanh nhà đều mở cửa sổ, cửa mở thông trước sau, các cửa trước, cửa phụ thông phòng cửa sau thông nhau thành một đường thẳng ngay bên cạnh hoặc giữa tâm nhà. Cầu thang rộng đối diện ngay cửa chính, cổng và cửa chính gần nhau và thông với nhau, nhà thấp mà cổng cửa quá cao. Nhưng hình thế ấy chủ khí quá tán loạn, không tụ hội được trong nhà, tiền tài khó tụ, gia trạch khó yên, không thể sang trọng.

- Hình thế không tốt : Nhà không vuông vắn, hoặc bị méo mó, hoặc xây dựng cơi nới nhiều tạo thành quá nhiều ngăn, quá nhiều cửa, phòng nọ nối với phòng kia có khe trống, hình thế nghiêng lệch, khuyết hãm một hay nhiều góc, hoặc cột trụ nhiều, hoặc trồng ngay giữa nhà. Hình thế này tất yếu phát sinh tà khí, sát khí, nơi khuyết hãm phát sinh hoạ, nếu bị đường lộ đâm vào hoặc sát khí như cột điện, nhà vệ sinh, nhà hàng xóm,… đâm vào thì hết sức xấu dễ dẫn đến hao người tốn của.

- Trước cao sau thấp : Khí vào từ đằng trước nhanh chóng thoát ra qua cửa sau, nhà này chủ tiền cát hậu hung, ở lâu sẽ phát sinh tai hoạ, đặc biệt hiếm về nhân khẩu, làm ăn tụ tán thất thường, nếu vận khí xấu không bổ trợ được thì tất yếu không thể dùng ở lâu dài.

- Trên to dưới bé : Hiện nay ở đô thị diện tích chật hẹp, người ta thường phải lấn chiếm cơi nới khoảng không, nhà thường bị trên to dưới bé, như cái cây gốc rễ không bền chặt, ở các tầng trên thì tốt, tầng dưới bị âm khí, sát khí xâm lấn, giao tế không thuận, không lợi cho công danh sự nghiệp.

- Minh đường bất cập : Nhà quá gần nhà hàng xóm không có khoảng không, hoặc không có phần diện tích phía trước nhà, như thế làm sao nạp được khí, ngôi nhà trở thành vô khí, chẳng tốt chẳng xấu, muốn làm vượng lên rất khó, nếu trước cần “toạ không” thì hoàn toàn bất lực, thường phải dùng những thủ thuật khác nhưng kết quả không thể mỹ mãn được

No comments:

Post a Comment