Jan 13, 2011

Những điều nên và không nên khi nấu ăn cho trẻ

Nên

Sử dụng khay nước đá để làm đông lanh thức ăn của bé. Mỗi cục cỡ khoảng 1 ounce (khoảng 28 gr). Khi đã đông cứng, lấy ra và cất giữ trong bao đựng thức ăn bịt kín được.và sử dụng trong vòng 2 tháng.
Bỏ đi thức ăn thừa vì vi khuẩn hình thành rất nhanh.

Cho bé ăn món mới khoảng 1 tuần một lần để bạn có thể xác định được món nào gây dị ứng cho bé Hãy chắc chắn rằng trẻ chấp nhận hầu hết các loại rau và trái cây trước khi cho trẻ thử qua các loại thịt.

Không nên

Không nên cho ăn các loại hạt, nho khô, bắp nổ, rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, hoặc bơ đậu phộng đối với trẻ dưới 2 tuổi. Không cho bé dưới 1 tuổi ăn mật ong dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn củ cải đường, rau bi-na, củ dền vì có hàm lượng nit-trát tự nhiên cao có thể làm giảm huyết cầu tố của trẻ.

Không nên thêm muối, đường hoặc các loại gia vị vào thức ăn của trẻ. Nếu bạn sử dụng thức ăn của gia đình cho trẻ ăn, lấy phần ăn của bé ra trước khi nêm gia vị.

Không nên dùng bánh ngọt để dỗ trẻ nín khóc.

Không sử dụng rau đóng hộp bởi vì thường chứa nhiều sodium và các chất phụ gia. Kiểm tra kỹ nhãn hiệu trước khi dùng, nhưng thông thường rau đông lạnh chứa ít hoặc không có sodium.

Không nên sử dụng lò vi sóng làm nóng thức ăn. Thậm chí bạn đã khuấy kỹ nhưng vẫn còn những chổ thức ăn rất nóng, có thể khiến bé bị bỏng khi nuốt phải. Nếu bạn sử dụng lò vi sóng, bạn hãy sử dụng chế độ làm tan, kiểm tra và khuấy thường xuyên. Luôn luôn phải kiểm tra độ nóng bằng cách chạm muỗng vào môi trên của chúng ta. Nhớ nên rửa muỗng trước khi sử dụng.

Không nên bỏ thức ăn pha loãng vào chai có núm vú lớn cho bé bú vào ban đêm rất nguy hiểm, có hại cho răng và không tạo được thói quen ăn uống tốt.

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn các loại trái cây có hàm lượng acid cao như cam, quả quit và trái thơm (dứa) bởi vì acid không tốt cho hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ.

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng, có thể gây dị ứng cho trẻ. Có thể cho ăn lòng đỏ nấu chín.

Không nên ép trẻ ăn. Khi bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn nên cho bé ăn khoảng 1 đến 2 muỗng thức ăn và hãy để bé hướng dẫn bạn, cho bạn biết khi nào thì bé đã ăn đủ.

Trong suốt 2 năm đầu không nên hạn chế chất béo trong phần ăn của trẻ. Chất béo rất cần thiêt cho sự phát triển.

Nguồn: HealthyKids.com

Biên dịch: Phạm Phương Hải

Thực phẩm cho trẻ - Nên và không nên


Written by Dân Trí

Các bà mẹ nên nhớ rằng, một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng luôn là thẻ bảo hiểm tốt nhất cho sức khoẻ của đứa con yêu của mình. Do vậy, việc lựa chọn thức ăn cho trẻ là điều hết sức quan trọng

Nên:

1. Chuối: nguồn cung cấp kali và vitamin B6

2. Chồi cải bắp: có bêta - caronten, folacin (axít folic), vitamin C, sắt, canxi, sulforafan (chất quant trọng trong kích thích sản xuất các enzim giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư).

3. Dưa hấu vàng: có bêta - caronten và vitamin C.

4. Ngũ cốc có cám: giàu chất xơ

5. Rau bi na: cung cấp canxi, vitamin B6, B2, bê ta caronten, sắt và folacin

6. Mầm lúa mạch: cung cấp vitamin E

7. Hạt bí: chất xơ, sắt, kẽm, magiê, đồng và hạt hướng dương: vitamin E

8. Dầu ôliu: chất béo đơn chưa bão hoà

9. Sữa: Canxi và vitamin D

10. Họ đậu: sắt, kẽm, magiê, đồng, folacin, chất xơ

11. Cam: giàu vitamin C

12. Bánh mì: sắt, vitamin B1, B2, B3, B6, E, folacin, đồng, magiê, kẽm

13. Khoai lang ngọt: beta - carotene, đồng, vitamin và B6

14. Cá: axít béo omega-3 và selen, chất chống ôxy hoá

15. Sữa bột gạn kem: canxi và vitamin D

16. Thịt gà: giàu protein, nghèo chất béo (khi không sử dụng da)

17. Gạo lứt: là loại gạo duy nhất có vitamin E

18. Gạo trồng tự nhiên: nhiều chất kẽm hơn so với các loại gạo khác, nguồn magiê, chất xơ và vitamin B6

19. Cám yến mạch: chứa chất xơ tan được giúp kiểm soát lượng đường trong máu

20. Sữa chua: hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị chứng tiêu chảy

Trên đây là 20 loại thực phẩm có từ nhiều nguồn khác nhau và có tác dụng lớn trong việc đa dạng hoá chế độ dinh dưỡng. Trái cây và rau cung cấp chủ yếu chất xơ, khoáng chất và vitamin trong đó có một số loại có tác dụng chống ôxy hoá (phòng ngừa ung thư và củng cố hệ miễn dịch).

Không nên:

1. Thịt ướp: có nhiều chất béo bão hoà, muối và một số phụ gia không tốt cho sức khoẻ

2. Đường cô đặc: chỉ nên cho trẻ ăn sôcôla, uống nước có ga... nếu có dịp, tránh sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Hơn nữa, đường làm giảm sự thèm ăn trái cây vì thường trái cây không ngọt đậm. Ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng vì hầu hết các trẻ rất thích đồ ngọt.

3. Muối: các bà mẹ cần nếm kỹ món ăn của trẻ trước khi bỏ thêm muối vào, bởi vì ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở người lớn và ngăn sự phát triển vị giác ở trẻ.

4. Cafein: có trong trà, cà phê, hạt côla, sôcôla... Đây là những chất kích thích có thể làm tăng áp huyết động mạch, gây hồi hộp như các chứng đau đầu. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ uống một tách nhỏ cola mỗi ngày thì tác dụng kích thích chưa đủ nhưng vượt quá lượng đó, trẻ sẽ trở nên bồn chồn hơn và rất khó ngủ.

5. Snack: Trẻ nhỏ rất thích đồ ăn vặt giàu chất béo và muối, nhưng không nên cho ăn thường xuyên và quá nhiều bởi chúng làm mất cảm giác ngon miệng.

Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ
Sưu tầm: Ngô Thu Hiền.

No comments:

Post a Comment