Jan 13, 2011

Đừng lạm dụng nhân sâm

Trước tâm lý chuộng sâm của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh đua nhau “lăng-xê” nhân sâm thành mặt hàng thời thượng, quà biếu Tết vừa giá trị, vừa thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe người mình cần hiếu hỉ.

1. Chất lượng, giá cả: khó kiểm soát

Hiện nay, trên thị trường trong nước có nhiều loại sâm của Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô cũ, Australia, Nhật... Giá cả cũng khá đa dạng từbình dân đến cao cấp, giá các loại sâm đã dóng hộp giao động từ150.000đồng đến 500.000 đồng/g tùy vào xuất xứvà độ tuổi của sâm.

Theo một chủ cửa hàng đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông: Giá trị của sâm tùy thuộc vào tuổi thọ; sâm có tuổi thọ càng cao thì giá càng cao. Một củ sâm khô 250g có tuổi đời 18 năm đóng trong hộp nhung kính, giá 4 triệu đồng; củ sâm 400g, 40 tuổi, giá khoảng 12 triệu đồng.

Những loại sâm có độ tuổi xấp xỉ 100 năm gần như chưa được bán trên thị trường Việt Nam nhưng nếu nhập loại sâm đó giá có thể lên tới 40.000-50.000 USD/củ. Tuy nhiên, việc xác định độ tuổi của sâm quả là quá khó với người tiêu dùng bình thường, ngay cả các chủ cửa hàng khi được hỏi về tuổi của sâm đều nói rằng: “Ngay khi nhập cũng không ai nói đến tuổi của sâm nhưng vẫn bán rất chạy”.

Thậm chí, có người bán đã lấy sâm phế phẩm thay cho sâm chính phẩm, bán với giá thấp để câu khách. Cũng có thể người bán tự nâng tuổi thọ của sâm lên để hét giá cho cao.

Theo dược sĩ Trần Văn Trễ – Trưởng khoa Dược, Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, hiện nay, sâm bán trên thị trường chủ yếu là sâm trồng theo phương pháp công nghiệp nên tuổi thọ của các loại sâm đang bị rút ngắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vì sâm trồng càng lâu năm mới tích lũy được hết các hoạt tính vốn có.

Tuy nhiên, trong các cửa hàng vẫn ghi tuổi thọ cao để tăng giá bán. Ngoài yếu tố tuổi thọ, theo các chuyên gia về dược liệu, nơi trồng (xuất xứ) của sâm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của sâm, đây là yếu tố quyết định những thành phần hoạt tính khác nhau của sâm, quyết định chất lượng, giá trị của nhân sâm mà chỉ qua sử dụng mới biết.

Theo khảo sát của các chuyên viên Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, sâm trên thị trường hiện nay chủ yếu là trồng ở Cát Lâm, Trung Quốc nhưng một số cửa hàng đã đổi xuất xứ.

2. Dùng không đúng - nhân sâm có thể gây ngộ độc

Hiện nay, rất nhiều người lạm dụng sâm khi cho rằng: nhân sâm là loại thuốc bổ và trị được bách bệnh, nếu không trị được bệnh cũng không hại gì. Thực ra, nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Ví dụ như với những bệnh về hô hấp, nếu dùng nhân sâm sẽ làm bệnh nặng thêm, dùng nhiều có thể chết. Theo lương y Nguyễn Văn Huệ – Chủ tịch Hội Đông y quận Tân Bình: Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại sâm nào dùng cho bệnh nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau.

Đơn cử, cùng là sâm nhưng tác dụng của hồng sâm (sâm chế chín) sẽ khác với bạch sâm(sâm chế nửa chín nửa sống) và sâm tươi (đã phơi):

- Hồng sâm có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn.

- Bạch sâm và sâm tươicó tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch.

Nhân sâm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị với những trường hợp cụ thể: người suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiêu phân lỏng; vã mồ hôi hột, mồ hôi ra không dứt, làm việc nặng thì hơi thở gấp; tim đập nhanh, hồi hộp, hay quên, hoa mắt, chóng mặt, yếu sinh dục, băng kinh, băng huyết, rong kinh cấp, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều; mặt bệnh, vàng sạm, xanh sạm, mạch hư...

Gần đây, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết (phòng chống bệnh tiểu đường), tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác.

No comments:

Post a Comment