Feb 22, 2011

Bệnh viêm phế quản (10 bài)

Bài 1. Viêm phế quản mạn tính



Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một nǎm và đã kéo dài 2 nǎm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)

Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.

Nguyên nhân

Chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả nǎng đề kháng của cơ thể

Khói thuốc lá và không khí ô nhiễm

Triệu chứng

Thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:

- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một nǎm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tǎng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một nǎm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.

- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.

- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...

Điều trị

- Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp

Phòng bệnh

Dự phòng 3 cấp: dự phòng cǎn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong.

- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc.

- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng.

- Giảm uống rượu

- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em

- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp

Bài 2. Kháng sinh vô dụng với viêm phế quản



Phần lớn người bị viêm phế quản được kê ít nhất một loại thuốc kháng sinh khi tới phòng khám của bác sĩ. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây, kháng sinh không có tác dụng gì với đa số bệnh nhân.

Hai chuyên gia tại Đại học Y khoa Virginia Commonwealth đã xem xét kết quả của hàng trăm nghiên cứu, thử nghiệm và thu thập tất cả những tài liệu khoa học liên quan tới viêm phế quản cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Kết quả phân tích hàng nghìn trang tài liệu cho thấy, trong phần lớn trường hợp viêm phế quản, bác sĩ không nên kê thuốc kháng sinh cho người bệnh.

"Viêm phế quản phát sinh khi các khí quản nhỏ trong phổi bị viêm nhiễm. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một liệu pháp điều trị cụ thể nào.

Đó chính là lý do khiến cho việc kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân viêm phế quản trở nên phổ biến", tiến sĩ Richard P. Wenzel, một trong hai nhà nghiên cứu, nói.

Ông cho biết, bác sĩ có thể đưa kháng sinh vào đơn thuốc trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây nên, chẳng hạn như ho kéo dài. Thế nhưng, tỷ lệ mắc viêm phế quản do vi khuẩn lại rất nhỏ.

Theo ước tính của Wenzel, tại Mỹ, khoảng 70-80% bệnh nhân viêm phế quản được chỉ định dùng kháng sinh trong vòng 5 tới 10 ngày. Liều lượng như vậy là quá nhiều.

Wenzel cho rằng bác sĩ không nên kê thuốc kháng sinh một cách tràn lan cho bệnh nhân vì 3 lý do. Thứ nhất, đơn thuốc có kháng sinh thường gây tốn kém cho người bệnh.

"Thứ hai là tất cả kháng sinh đều có tác dụng phụ, chẳng hạn như gây dị ứng, tiêu chảy và đau bụng. Những tác dụng không mong đợi đó chỉ có thể chấp nhận được nếu chúng giúp bệnh nhân cải thiện tình hình sức khỏe", Wenzel bình luận.

Thứ ba là mỗi khi bệnh nhân sử dụng một loại kháng sinh nào đó, số chủng vi khuẩn kháng thuốc trong cơ thể họ sẽ tăng lên, khiến cho loại kháng sinh đang dùng trở nên vô tác dụng trong lần sau.

(Theo Healthday)

Bài 3. Chữa lành viêm phế quản mạn tính bằng lá trầu, dưỡng sinh



Ông Nguyễn Ngọc Cầu (Quảng Bình) đã trị bệnh thành công cho mình và người thân bằng phương pháp trên. Sau đây là các bài thuốc từ lá trầu, kết hợp tập luyện dưỡng sinh, mà ông Cầu áp dụng:

Bài 1: Lá trầu và mật ong
Trầu 10 lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát ăn cơm, giã nhuyễn, cho nước sôi vào ngập 3/4 bát, ngâm trong 20 phút, sau đó dùng tay sạch vò và vắt cho kiệt lá trầu để chất thuốc ra hết trong nước. Gạn nước trầu qua lớp màn mỏng, cho 3-4 thìa canh mật ong, trộn đều để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kéo dài 8-10 ngày, ngừng khoảng 1 tháng rồi uống lại nếu cần. Ngoài ra, vào các buổi tối, có thể hơ nóng lá trầu rồi dán vào ngực khi ngủ.

Bài 2: Lá trầu và gừng
Trầu 10 lá thái nhỏ, gừng 5 lát, tất cả cho vào bát giã nhuyễn, cho nước sôi ngập 3/4 bát, ngâm 20 phút, sau đó vò lá trầu rồi vắt hết nước thuốc, gạn để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kép dài 5-6 ngày, ngừng trên 1 tháng rồi uống lại nếu cần.
Áp dụng bài thuốc này khi đã dùng bài 1 khoảng 5 ngày mà chưa có biến chuyển.

Bài 3: Lá trầu và hạt nén (còn gọi là củ nén)
Trầu 10 lá thái nhỏ, hạt nén 2-4 hạt. Các bước bào chế và sử dụng được thực hiện như ở bài 2.
Áp dụng bài thuốc này nếu đã dùng bài 2 khoảng 3 ngày mà không có biến chuyển.

Lưu ý:

- Cả 3 bài thuốc trên đều dùng được cho trẻ em, nhưng phải dùng từng bài một, liều lượng chỉ bằng 1/4 đến một nửa so với người lớn. Ở bài 2 và 3, có thể thêm chút đường cho trẻ dễ uống.

- Khi áp dụng bài 2 và 3, nếu thấy khó chịu (do đường tiêu hóa kém) thì chỉ nên dùng 3 ngày rồi tạm dừng lại, 3 ngày sau nếu thấy bình thường thì dùng tiếp 2-3 ngày nữa.

- Không được pha lẫn mật ong với hạt nén vì hai vị này khắc nhau.

- Dùng các bài thuốc trên kết hợp với thở sâu, thể dục thường xuyên vào buổi sáng và đi bộ hằng ngày.

Ông Nguyễn Ngọc Cầu đã dùng bài 1, kết quả là sau 4-5 ngày, bệnh giảm một nửa; sau 10 ngày, bệnh khỏi hẳn; đến nay đã hai năm mà bệnh không tái phát. Những người thân của ông đã dùng bài 2, 3 và cũng có kết quả tương tự.

Nông Nghiệp Việt Nam

Bài 4. Viêm phế quản cấp



Biện chứng đông y: Hàn ẩm uất phế, thất kỳ túc giáng.

Cách trị: Ôn hóa thủy ẩm, khai uất thang giáng.

Đơn thuốc: Tiểu thanh long gia thạch cao thang.

Công thức: Ma hoàng 20g, Quế chi 20g, Bạch thược 20g, Can khương 20g, Tế tân 20g, Ngũ vị tử 20g, Đại táo 20g, Cam thảo 20g, Bán hạ 30g, Thạch cao sống 120g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi điều trị 100 ca viêm phế quản cấp đều khỏi cả. Liệu trình ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 6 ngày, trung bình 3,2 ngày. Liệu trình điều trị ho khan thể kích thích trung bình 2,1 ngày.

Trương XX, nữ, 37 tuổi. Đến khám ngày 27-12-1979. Một tháng trước bệnh nhân gặp mưa, bị lạnh mà phát bệnh. Lúc đầu ớn lạnh phát sốt, ngứa cổ, ho. Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Đã dùng penicillin, streptomycin, gentamycin, phenergan, codein, nhưng vẫn ho nhiều rũ rượi, ho gập người vãi đái. Đêm nằm không chợp mắt, lo lắng, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn. Cho uống "Tiểu thanh long gia thạch cao thang", uống hết 2 thang thì khỏi.

Bàn luận: Trong thang thuốc có vị Tế tân dùng hơi nhiều, nếu gặp bệnh nhân cơ thể suy nhược thì có thể giảm bớt.

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/thiengia/htmdocs/bai044.htm

Bài 5. Bệnh viêm phế quản?



Đây là một bài viết trên báo Dân trí, thông tin rất đáng tham khảo

Viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể thời tiết thế nào. Và nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, căn bệnh này rất dễ trở thành mạn tính. Sau đây là một số hiểu biết cơ bản giúp bạn “ứng phó” với căn bệnh này khi cần thiết.

Triệu chứng của bệnh

Virus là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. Nếu bé có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, vậy là bé đã bị viêm phế quản.

Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá và bụi bẩn cũng là những nguyên nhân không thể loại trừ. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính.

Cách chữa trị

Liệu pháp để điều trị căn bệnh này là nới rộng khí quản cho trẻ, hay bác sĩ có thể kê loại thuốc ho giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng, đôi khi bác sĩ sẽ dùng một cái ống để hút các chất nhầy trong phổi.

Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

Nếu bác sĩ chẩn đoán, bệnh hen suyễn hay căn bệnh dị ứng khí quản, chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho bé uống loại thuốc bronchodilator(một loại thuốc giúp khí quản có thể mở rộng hơn) hay corticosteroid( một loại thuốc làm dịu các vết sưng tấy).

Lưu ý rằng viêm phế quản là do một loại virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.

Bạn hãy cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết.

Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc. Bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.

Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Bài 6. Chữa viêm họng, viêm phế quản bằng thảo dược



Ho viêm họng và viêm phế quản là những chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu đông và có nhiều kinh nghiệm chữa trị trong y học cổ truyền. Bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; khí táo làm giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.

Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản:

Cam thảo
Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Cát cánh
Trên thực nghiệm, rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc làm cho đờm loãng, dễ bị tống ra ngoài.

Dâu
Cao chiết từ lá, vỏ rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và có tác dụng an thần nhẹ.

Gừng
Trên thực nghiệm, gừng có các tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Mạch môn
Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc khí phế quản.

Tía tô
Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng.

Tiền hồ
Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác và có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản.

Các bài thuốc

Chữa ho do lạnh
Tía tô, bách bộ, mỗi vị 12g; húng chanh, sả, mỗi vị 10g; gừng, trần bì, mỗi vị 8g; bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho có đờm
Bài 1: Cam thảo 8g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g; trần bì 100g; cam thảo 60g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Chữa ho viêm họng
Vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10g; vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.

Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản
Mạch môn, huyền sâm, thiên môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.

Chữa viêm phế quản, đờm không tiết ra được
Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; khoản đông hoa 8g; cát cánh 5g; cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính
Bài 1: Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g; xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Tía tô 12g; lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g, cát cánh 8g; cam thảo 4g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia 3 lần.
Bài 4: Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10g; cát cánh 8g; bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; trần bì 4g; đại táo 4 quả; gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15 – 20g, chia làm 3 lần.

Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
Tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g, cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phế quản mạn tính
Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa trẻ em ho gà
Thiên môn, mạch môn, bách bộ, chỉ xác, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

GS. Đoàn Thị Nhu

Bài 7. Viêm phế quản



Bài 1
- Thành phần: Lê 1 quả, hồ tiêu 10 hạt.
- Cách chế: Lê bỏ hạt, đặt hạt tiêu bên trong quả lê, nước lượng vừa phải, nấu kỹ.
- Công hiệu: Điều trị viêm phế quản.
- Cách dùng: Ăn lê và uống nước, mỗi ngày 2 lần.

Bài 2
- Thành phần: Dứa gọt sẵn 120 gam, mật ong 30 gam.
- Cách chế: Đem nấu kỹ với nước.
- Công hiệu: Chữa viêm phế quản.
- Cách dùng: Ăn cả dứa và uống nước, mỗi ngày 2 lần.

Bài 3
- Thành phần: Hạnh nhân 100 gam, vừng rang 50 gam.
- Cách chế: Giã nát hạnh nhân và vừng.
- Công hiệu: Chữa viêm phế quản, ho.
- Cách dùng: Hòa với nước sôi uống, ngày 2 lần.

Bài 4
- Thành phần: Hạnh nhân 12 hạt, ma hoàng 9 gam, cam thảo 3 gam.
- Cách chế: Đổ nước sắc.
- Công hiệu: Điều trị viêm phế quản.
- Cách dùng: Uống thuốc sắc ngày 2 lần.

Bài 5
- Thành phần: Dưa hấu 1 quả, gừng tươi 60 gam.
- Cách chế: Khoét 1 lỗ trong quả dưa, cho gừng vào, hấp cách thủy 2 giờ.
- Công hiệu: Chữa viêm phế quản mạn tính.
- Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái vài lần trong một ngày.

Bài 6
- Thành phần: Phật thủ, gừng, bán hạ mỗi thứ 6 gam, đường phèn vừa đủ dùng.
- Cách chế: Đem sắc kỹ, bỏ bã.
- Công hiệu: Chữa viêm phế quản mạn tính.
- Cách dùng: Hòa đường phèn vào nước thuốc, uống lúc nước còn nóng.

Bài 7
- Thành phần: Vải tươi 50 gam, chè đen 1-1,5 gam.
- Cách chế: Đổ 300 ml nước sôi vào ngâm trong 5 phút.
- Công hiệu: Chủ yếu chữa hen phế quản.
- Cách dùng: Ngày uống 3 lần thay nước chè.

Bài 8. "Đặc trị" bệnh Viêm phế quản mạn tính, Hen phế quản - Suyễn



Miêu tả:

Thưa bệnh nhân,

Bệnh Viêm phế quản mạn tính, Hen phế quản - Suyễn, các chứng ho lâu ngày, ho gà là những bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới rất phổ biến. Khi mắc, bệnh thường gây ra ảnh hưởng sức khỏe rất lớn cho người bệnh, điều trị khó khăn, đặc biệt khi bệnh đã trở nên mạn tính. Trong một số trường hợp nếu như không được chữa trị sớm, kịp thời, bệnh phát triển, Phế quản viêm & dịch nhầy kéo dài, dần dần sẽ gây xơ hóa niêm mạc để lại di chứng tắc nghẽn phế quản khiến không thể phục hồi hay chữa trị.

Chính vì đặc tính khó chữa nguy hiểm của bệnh, nhiều bệnh nhân đã tìm thuốc chữa trị cho mình mặc dù vậy việc điều trị Tây y cũng như các bài thuốc đông y của nhiều cơ sở vẫn không hiệu quả: không chữa khỏi dứt điểm bệnh mạn tính, bệnh tái phát trở lại. Tốn nhiều thời gian sử dụng. Thuốc có tính độc tố cao, dể lại di chứng, tác dụng phụ. Tốn kém v.v...dẫn đến người bệnh nản lòng thậm chí thấy bế tắc trong chữa trị.

Nhà thuốc chúng tôi chuyên bào chế "Cao thuốc nam gia truyền" hoàn toàn từ cây thảo dược đông y. Chữa trị hiệu quả đối với các bệnh Viêm mạn tính đường hô hấp dưới lâu năm (Bệnh Viêm phế quản mạn tính, bệnh hen phế quản - Suyễn, Các chứng ho lâu ngày, ho gà). Đã chữa khỏi dứt điểm cho rất nhiều bệnh nhân mạn tính nặng, không tái phát trở lại. "Cao thuốc đã được tin dùng".

- Cao thuốc lành, không gây tác dụng phụ, dễ sử dụng (vị ngọt đắng, dạng đặc mật, được đóng trong chai loại 650ml. Uống 3 lần/ngày, 5-30ml/lần, uống sau bữa ăn), điều trị trong thời gian không quá dài (từ 1 đến 16 tháng - tùy theo bệnh sử và cơ chất người bệnh). Người bình thường cũng có thể sử dụng để phòng tránh và nâng cao sức khỏe đường hô hấp tốt hơn cho mình.

- "Nhà thuốc chúng tôi luôn lấy Y đức, niềm tin của bệnh nhân đã điều trị làm đầu”. Tin tưởng vào hiệu quả chữa trị của thuốc nay chúng tôi đang mở rộng giới thiệu đến nhiều bệnh nhân hơn nữa. Bệnh nhân có nhu cầu chữa bệnh, xin liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn:

Xin cảm ơn, Rất hân hạnh được tư vấn & và cùng bạn chữa trị!

- (Chú ý: bệnh nhân nên được đến các cơ sở y tế công cộng khám trước khi chữa).

Địa chỉ nhà thuốc: Bác Thuyên, Ngay cạnh trường PTTH Triệu sơn II, xóm Thái Nguyên, Thái Hòa, Triệu Sơn, Thanh hóa, ĐT: 0373.897 566.

hoặc địa chỉ: Số 922, nhà Nơ 23, khu đô thị mới Pháp vân - Tứ hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội, ĐT: 04.6830177; DĐ: 094.2051259 (24/24).

Bài 9. Viêm phế quản điều trị như thế nào?



Hỏi: Tôi có con trai 2 tuổi, cách đây mấy hôm cháu bị ho nhiều và sốt, có lúc thở khò khè, nhất là về ban đêm. Tôi cho cháu đi khám, được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm phế quản và cho uống thuốc zinnat dành cho trẻ em. Uống hết 5 ngày thì tôi không cho cháu uống thuốc nữa. 2 ngày sau cháu bị sốt lại, ho nhiều và thở khò khè. Xin quý báo cho biết bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Trả lời:Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản vào đến tận phổi, lúc đầu là phế quản gốc bên trái và phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang (người ta hay gọi là cây phế quản). Do vậy khi bị viêm phế quản, nghĩa là toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt. Chính vì bị chít hẹp lòng phế quản do viêm nhiễm và co thắt nên trẻ có dấu hiệu thở khò khè, thậm chí thở rít lên. Do vậy bệnh viêm phế quản rất nguy hiểm. Khi phế quản bị co thắt mạnh có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh) nếu trẻ không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Việc điều trị phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Hầu hết viêm phế quản là do virut, nếu là căn nguyên virut thì không phải điều trị thuốc kháng sinh (căn nguyên virut thường xét nghiệm không thấy bạch cầu tăng trong máu ngoại vi). Ngoài virut, có rất nhiều mầm bệnh có thể gây nên viêm phế quản như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn... Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ, khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ, có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Ví dụ như zinnat là một trong những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 2), có thể chỉ định tốt trong viêm phế quản. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian. Trong trường hợp của con bạn, do bạn dừng kháng sinh sớm, khi bệnh chưa dứt hẳn nên các triệu chứng lại tái phát trở lại làm cho con bạn lại bị ho, thở khò khè... chứ không phải bệnh diễn biến xấu đi. Ngoài thuốc kháng sinh, cần phải uống thêm các thuốc giãn phế quản (như ventolin hay salbutamol) và các thuốc làm loãng đờm (như acetylcystein) để tăng cường tác dụng điều trị của kháng sinh. Zinnat được sử dụng 2 lần trong ngày, cách nhau 12 giờ; liều dùng phải tùy theo cân nặng của trẻ.

Theo TS. Nguyễn Hải Anh - Sức Khoẻ & Đời Sống

Bài 10. Ho do viêm phế quản và viêm mũi dị ứng



Tôi hiện tại đang bị ho đã hơn 1 tháng và tôi đã đi khám ở 2 nơi nhưng tình trạng vẫn không thay đổi .Theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc tôi đã uống những loại thuốc sau: 1. bổ phế 2. presdilon 3. brotox 4. nước xúc miệng TB. ( XQ- Theo kết quả XQuang thì các bác sĩ kết luận tôi bị viêm phế quản nguyên nhân là do viêm mũi dị ứng ) Xin bác sĩ dành chút thời gian trả lời giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn ! (Phan Thanh Nga)

Trả lời:

Viêm phế quản có 2 thể:

- Thể viêm phế quản cấp: thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn, bị các bệnh nhiễm vi-rút hoặc hít phải các hóa chất kích thích niêm mạc phế quản. Loại này điều trị thường khỏi hẳn không để lại di chứng lâu dài.

- Thể viêm phế quản mãn: Bệnh diễn biến lâu dài, bị ít nhất 3 tháng trong 1 năm và như vậy kéo dài trên 2 năm. Loại này thường để lại hậu quả là giãn phế quản, phế nang, ảnh hưởng đến tim. Biểu hiện chủ yếu là ho có đàm, khó thở khi gắng sức nghe phổi luôn có ran ẩm, có khi có cả ran rit, ngáy…

- Điều trị: từng đợt gồm kháng sinh, giảm ho, long đờm, thuốc giãn phế quản nếu có khó thở. Nhưng quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống sinh hoạt:

+ Vệ sinh môi trường nhà ở chống bụi khí công nghiệp.
+ Tập thể dục, nhất là tập thở.
+ Vỗ rung lồng ngực.
+ Vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày bằng súc miệng nước muối sinh lý 9/1000.

- Đơn thuốc của bạn gồm có thuốc điều trị cảm cúm bằng thảo dược (Thuốc ho bổ phế), presdilon có chứa thành phần là dexamethason là một corticoide chống viêm mạnh thường dùng khi có chỉ định viêm mũi dị ứng. Brotox thì chúng tôi không tìm thấy thông tin gì có thể bạn đã viết chưa đúng tên thuốc. Việc dùng thuốc corticoid điều trị viêm phế quản có ho kéo dài như trên mà không khỏi thì có thể bạn không bị viêm mũi dị ứng. Bạn lại không được điều trị bằng kháng sinh thì bệnh chưa khỏi được. Trường hợp này bạn nên đi làm thêm các xét nghiệm: Công thức máu, xét nghiệm đờm, chụp X-quang tim phổi, đo chức năng hô hấp để xác định giai đoạn và thể loại bệnh, từ đó BS điều trị mới đưa phương pháp điều trị phù hợp được.

Theo vietbao.vn

No comments:

Post a Comment