Feb 25, 2011

Các món ăn kị nhau

Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam quýt… nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ?

Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!

Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!

Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!

Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!

Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!

Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!

Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!

Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!

Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!

Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!

Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!

Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!

Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!

Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!

Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!

Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!

Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!

Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!

Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!

Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!

Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

Các loại thực phẩm giàu Vitamin C không được nấu, ăn cùng các loài nhuyễn thể.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Những thực phẩm kỵ rơ



Một số thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cùng lúc, bạn hãy lưu ý để bảo vệ sức khoẻ.

Sữa bò và chocolate: Do trong sữa có chứa nhiều thành phần kali và prôtêin, còn trong chocolate có chứa axít ôxalic. Khi kết hợp, kali trong sữa và axít ôxalic trong chocolate sẽ tạo thành chất axitoxali kali không hoà tan trong nước, làm cho cơ thể kém hấp thu dẫn đến bệnh tiêu chảy, khô tóc, nếu là trẻ em cũng sẻ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa đậu nành và trứng gà: Lòng trắng trứng gà có chức năng prôtêin cất dính, khi kết hợp với chất toripxin có trong sữa đậu dẫn đến sự phân giải của prôtêin bị ức chế, giảm thiểu khả năng hấp thụ prôtêin cho cơ thể.

Trái hồng và khoai lang: Khoai lang khi tiêu thụ có khuynh hướng sản sinh nhiều axít clohydric, vì thế nếu ăn chung với trái hồng, dưới tác dụng của axít trên sẽ tạo thành chất lắng đọng, kết tủa không hoà tan trong nước. Chất này vừa gây khó tiêu lại khó bài tiết ra ngoài, dễ gây bệnh sỏi dạ dày ở mức độ nặng.

Vitamin C và các loại động vật có vỏ sống dưới nước: Các động vật như tôm, cua, hến, sò, ốc… chứa rất nhiều chất asten hoá trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ăn chung với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, quýt, cam, nho… sẽ chuyển hoá thành chất asten hoá trị 3, còn gọi là thạch tín, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nước trà và thịt dê, thịt cầy: Chất tanin trong nước trà khi gặp prôtêin có trong thịt cầy sẽ làm se niêm mạc của ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này, ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến chứng táo bón, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư.

Tỏi và mật ong: Do mật ong có chứa nhiều axít amin, vitamin, đường, khoáng chất rất tốt cho bệnh lý về dạ dày, tim… Và thành phần axalin trong tỏi có công dụng như loại kháng sinh để chữa trị một số bệnh, nên việc cả hai thực phẩm này cùng kết hợp một lúc sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do các thành phần đặc biệt của tỏi và mật ong sẽ không phát huy trọn vẹn khả năng của chúng, dẫn đến có hại cho cơ thể.

Bắp cải, đậu nành, rau muống và rau chân vịt cùng sữa bò, phó mát, sữa chua: Nhóm thực phẩm chế biến từ sữa có chứa nhiều kali, trong khi các loại rau trên lại chứa thành phần hoá học có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và khả năng hấp thụ kali.

Củ cải trắng và các loại lê, nho, táo: Chất ceton có trong các loại trái cây này có khuynh hướng gây phản ứng với axít cianogen lưu huỳnh có trong củ cải, làm cho tuyến giáp trạng bị suy yếu và bướu cổ.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

No comments:

Post a Comment