Feb 11, 2011

Cách xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý

Nhân dân ta rất chú ý đến việc tổ chức bữa ǎn và xem đó là một vấn đề rất quan trọng. Bữa ǎn nếu được tổ chức khéo thì có thể tận dụng được giá trị dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, đưa mức tiêu hóa hấp thu đến mức tối đa, do đó sẽ rất tiết kiệm.

I. Yêu cầu của bữa ǎn gia đình hợp lý

1. Bữa ǎn gia đình phải đủ dinh dưỡng và ngon: ǎn no (đủ nǎng lượng), đủ chất dinh dưỡng cần thiết cân đối (đủ 4 nhóm thức ǎn: lương thực, thức ǎn giàu chất đạm, giàu chất béo, rau xanh và quả chín). Thực phẩm phải giúp tạo ra bữa ǎn truyền thống, có hương vị quen thuộc. Món ǎn được chế biến hợp khẩu vị, hấp dẫn, ngon lành.

2. Bữa ǎn phải an toàn: thức ǎn phải đảm bảo lành, không độc, không phải là nguồn gây bệnh. Thực phẩm còn phải giúp cho các chức phận của cơ thể hoạt động tốt, phải có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, tǎng cường sinh lực. Thực phẩm phải an toàn không bị nhiễm hóa chất độc, không bị nhiễm giun, nhiễm trùng, không được là nguồn gây bệnh.

3. Bữa ǎn nên được tổ chức một cách tiết kiệm, kinh tế nhất: người nấu ǎn cần biết chọn thực phẩm sạch.

II. Bữa ǎn gia đình nên ǎn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm

Không có thức ǎn nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng và ở một tỷ lệ cân đối: có loại thức ǎn nhiều chất dinh dưỡng này, có nhiều chất dinh dưỡng khác, vì vậy nên ǎn thức ǎn nhiều loại để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng.

Bữa ǎn gia đình nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

1. Nhóm thức ǎn giàu chất đạm: Cung cấp các axit amin cần thiết mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được. Các chất đạm động vật (tôm, thịt, cá, trứng, sữa. . .) thường là có đủ các axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Việc thiếu một axit amin này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều axit amin khác. Trong bữa ǎn, chất đạm của thịt làm tǎng giá trị chất đạm của gạo, ngô; chất đạm của vừng có tác dụng làm tǎng giá trị dinh dưỡng của chất đạm trong thịt. Ngoài ra, các thức ǎn thực vật như đậu đỗ, vừng, lạc cũng là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho bữa ǎn.

2. Nhóm thức ǎn giàu chất béo: dầu ǎn, mỡ, lạc, vừng... là nguồn cung cấp nǎng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể. Dầu thực vật chứa nhiều các axit béo không no cần thiết rất cần để phòng tránh bệnh tim mạch cho người lớn tuổi và để xây dựng màng tế bào thần kinh cho trẻ em từ sơ sinh đến 4 tuổi. Một số gia đình có xu hướng thay thế mỡ động vật hoàn toàn bằng dầu thực vật là chưa hợp lý, bởi vì các axit béo chưa no có nhiều trong giàu thực vật khi chuyển hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành các sản phẩm trung gian ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Nên giữ chất béo động vật chiếm khoảng 60% tổng số chất béo của khẩu phần.

3. Nhóm thức ǎn giàu chất bột: ngũ cốc thường được dùng làm thức ǎn cơ bản và là nguồn cung cấp nǎng lượng chủ yếu của khẩu phần (khoảng 70% nǎng lượng của khẩu phần là do ngũ cốc cung cấp). Ngoài ra, ngũ cốc còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1. Vitamin B1 thường nằm ở lớp vỏ ngoài của hạt gạo, nếu gạo xay sát quá kỹ sẽ làm vitamin này bị giảm đi đáng kể.

4. Nhóm thức ǎn cung cấp Vitamin và chất khoáng:

+ Rau xanh, quả chín là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin và chất khoáng trong bữa ǎn, nhất là vitmin C và caroten như rau ngót, rau muống, rau giền, rau đay, cà rốt, rau giền đỏ, bưởi, đu đủ, cam, xoài... Đặc biệt vitamin C trong quả chín không bị phá hủy khi quả dập nát nhưng lượng vitamin này sẽ bị mất mát nhiều khi rau bị dập nát. Vì thế dùng rau tươi, tránh làm rau bị dập nát trong khi vận chuyển, thái rau xong nấu ngay và nấu xong ǎn ngay là cách tốt nhất để hạn chế mất mát các vitamin có trong rau. Rau và quả còn là nguồn chất xơ quí, có tác dụng chống táo bón và đề phòng vữa xơ động mạch.

+ Nếu bữa ǎn chỉ gồm nhiều thịt cá mà ít hoặc không có rau xanh, quả chín thì không có lợi cho sức khỏe vì hiện tượng nhiễm toan có thể xảy ra, ảnh hưởng không thuận lợi cho nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy cần thực hiện dinh dưỡng hợp lý bữa ǎn đa dạng đảm bảo tính cân đối giữa các thực phẩm và cần chú ý đến vai trò cua rau.

Từ các điểm trên cho thấy không có loại thức ǎn nào là toàn diện cả. Khẩu phần có giá trị cao chỉ khi trong thành phần có đủ mặt các nhóm thức ǎn ở tỷ lệ thích hợp. Đó là nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng hợp lý. Mỗi loại thức ǎn có chứa một số chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau. Khi ǎn hỗn hợp, chất thừa ở loại thức ǎn này có thể bổ sung cho chất thiếu ở thức ǎn khác, do đó mà giá trị sử dụng của thức ǎn được tǎng lên. Đây là cách ǎn tiết kiệm, tận dụng được nhiều chất bổ.

III . Bữa ǎn gia đình nên đảm bảo đủ 4 món
Dù ǎn ở nhà hay ǎn ở ngoài đường phố, người nấu ǎn cũng như người ǎn cần nắm được những yêu cầu cơ bản của tổ chức một bữa ǎn. Bữa ǎn, dù ǎn sáng, ǎn trưa hoặc ǎn tối đều phải nhằm cung cấp đồng bộ đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể như sau:

- Món ǎn cung cấp đủ nǎng lượng cho mọi hoạt động chủ yếu dựa vào chất bột: gạo (cơm ngon, dẻo, chín tới), ngô, bột mì...

- Món ǎn chủ lực giàu đạm, béo: đậu phụ, vừng, lạc hoặc thịt, cá, trứng.

- Món rau, quả cung cấp cho cơ thể vitamin chất khoáng và chất xơ.

- Món canh

IV. Số bữa ǎn/ ngày: phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động. Đối với người trưởng thành, khỏe mạnh, cần ǎn 3 bữa/ngày. Người lao động nặng nhọc, người ốm, cắt dạ dày, trẻ em cần ǎn 5 - 6 bữa/ ngày.

Qua nghiên cứu tỷ lệ hấp thu tiêu hóa cho thấy, với cùng một lượng lương thực, thực phẩm như nhau, nhưng nếu chia thành 3 bữa thì tỷ lệ hấp thu chất đạm tǎng lên 3% so với 2 bữa ǎn. ǎn ba bữa chính vì thế là một cách ǎn khoa học và tiết kiệm.

V. Phân chia hợp lý khối lượng thức ǎn giữa các bữa ǎn

Ăn 3 bữa: Bữa sáng 30-35% tổng số năng lượng, Bữa trưa 35-40%, Bữa tối 25-30%.

Ăn 4 bữa: Bữa sáng 25-30% tổng số năng lượng, Bữa sáng hai 5-10%, Bữa trưa 35-40%, Bữa tối 25-30%.

Ăn 5 bữa: Bữa sáng 30-35% tổng số năng lượng, Bữa sáng hai 5-10%, Bữa trưa 35-40%, Bữa chiều 5-10%, Bữa tối 15-20%.

Nhiệt độ cơ thể con người không cao, trong cơ thể không có axit mạnh, nhưng cơ thể đã phân giải được các thức ǎn ǎn vào một cách nhanh chóng là nhờ các men tiêu hóa. Các men này tǎng tốc độ và cường độ của các phản ứng hóa sinh trong cơ thể. Món ǎn có màu sắc, mùi vị hấp dẫn, ǎn đúng bữa, lúc cơm chín tới, thức ǎn được nhai kỹ, khi thoải mái vui vẻ ngon miệng thì sẽ kích thích men tiêu hóa tiết ra nhiều, tiêu hóa tốt và có tỷ lệ hấp thu vào cơ thể tǎng lên.

Gia đình nên dành thời gian và thói quen tổ chức nấu các bữa ǎn tối đủ chất và ngon miệng, trong không khí đầm ấm, hạnh phúc. Cái lợi trước hết sẽ giảm bớt được các sức ép (stress) do lao động cǎng thẳng trong ngày gây nên, đồng thời sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình có điều kiện biểu lộ sự quan tâm, sǎn sóc lẫn nhau. Cần tổ chức bữa ǎn tối tập trung, để có điều kiện chế biến các món ǎn ngon với nhiều loại thực phẩm cân đối về dinh dưỡng, sẽ đảm bảo bù đắp kịp thời sự thiếu hụt do ǎn phải hai bữa sáng và trưa đơn điệu, nâng cao sức khỏe, sức lao động và tuổi thọ của mọi thành viên trong gia đình.

Trong thời gian gần đây, ở các đô thị, điều kiện lao động, kinh tế và đời sống của nhân dân ta đã có nhiều thay đổi. Trên thị trường có nhiều loại thức ǎn chế biến bán thành phẩm và quán ǎn trên vỉa hè rất thuận tiện cho việc ǎn nhanh và ǎn cá nhân. Hầu hết các loại thức ǎn này đều chế biến hấp dẫn, có màu sắc gia vị kích thích ǎn ngon, nhưng giá trị dinh dưỡng thường đơn điệu và nghèo nàn hoặc có thể không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy các gia đình nên cố gắng duy trì bữa ǎn tối tập trung tại gia đình với các món ǎn ngon truyền thống dân tộc, phối hợp nhiều loại thực phẩm đảm bảo giá trị dinh dưỡng cân đối.

Bs. Lê Bạch Mai

No comments:

Post a Comment