Feb 11, 2011

Giải pháp cho bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh về xương khớp. Đây là bệnh mãn tính, thường xảy ra ở người trung niên và người già.

1. Người bệnh thấp khớp và quá trình điều trị

Các số liệu thống kê cho thấy, tại Mỹ có khoảng hơn 20 triệu người bị thoái hóa khớp và hơn một nửa những người có tuổi thọ > 65 có bằng chứng X quang thoái hóa ít nhất một khớp. Bệnh không những gây đau đớn, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân mà còn gây tổn thất rất lớn cho kinh tế gia đình và xã hội.

Cấu tạo của một khớp bình thường gồm có: xương, sụn khớp, bao khớp, màng hoạt dịch, hoạt dịch, dây chằng, gân và cơ. Trong đó sụn khớp có một vai trò hết sức quan trọng. Sụn bao phủ đầu xương, như một chiếc đệm giảm xóc, vừa chống va đập khi khớp chuyển động, vừa làm giảm ma sát giúp các xương trườn lên nhau một cách dễ dàng.

Trong bệnh thoái hóa khớp, lớp bề mặt sụn bị khô nứt, xói mòn. Sụn mất chức năng đệm, làm cho các xương khi chuyển động cọ sát vào nhau gây đau và sưng tấy. Cùng với thời gian, khớp có thể bị biến dạng, các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương làm cho sự cọ xát càng tăng lên, các mảnh xương và sụn vỡ ra trôi vào ổ khớp. Điều đó dẫn đến đau trầm trọng hơn, khớp bị phá hủy, bị cứng, không cử động được.

Trong nhiều năm qua, việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau, chống viêm steroid và phi steroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Các thuốc này đã giảm thiểu được đáng kể các triệu chứng đau và viêm cho người bệnh. Tuy nhiên, thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính nên việc dùng các thuốc này dài hạn gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, kích ứng tại chỗ. Hơn nữa, tác dụng của thuốc giảm đau, chống viêm cũng không cải thiện được tình trạng của bệnh sụn khớp, theo thời gian bệnh vẫn nặng hơn và bệnh nhân sẽ bị lệ thuộc nhiều hơn vào thuốc.

Hiện nay, trọng tâm của việc điều trị thoái hóa khớp là tập trung ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thay vì giải quyết các triệu chứng. Bốn mục tiêu chính được đưa ra, đó là:

- Tăng cường dinh dưỡng khớp thông qua nghỉ ngơi, tập luyện và bổ sung dưỡng chất.
- Giảm thiểu các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh như béo phì, làm việc quá sức, chấn thương.
- Kiểm soát đau bằng thuốc và các phương pháp khác trong trường hợp cấp tính.
- Tiến tới một cuộc sống khỏe mạnh.

2. Liều thuốc tốt cho người bệnh thấp khớp

Trong thời gian gần đây, người ta hay nhắc đến một thuốc có hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa khớp mà rất an toàn, dễ dung nạp cho bệnh nhân khi dùng lâu dài, đó là Glucosamine.

Glucosamine là thành phần chính của proteoglycan - 1 trong 3 thành phần (proteoglycan, collagen, tế bào sụn) cùng với nước cấu tạo nên sụn khớp. Proteoglycan như sợi dây thừng xâu chuỗi với collagen, có vai trò giữ nước để làm trơn và nuôi dưỡng collagen.

Khi sụn bị phá hủy, sợi dây yếu đi, proteoglycan mất khả năng gắn chặt với collagen, không giữ được nước, còn collagen bị mất chất nuôi dưỡng. Kết cục là sụn bị thoái hóa, mất khả năng đệm với những va chạm, những cú nhảy, vặn xoắn. Glucosamine bổ sung sẽ cung cấp nguyên liệu làm tăng tổng hợp proteoglycan và do vậy có tác dụng phục hồi sụn khớp, bình thường hóa quá trình chuyển hóa sụn. Thuốc có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh chứ không chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng.

Glucosamine có bản chất là một amino - monosaccharide được tổng hợp trong cơ thể người, vì vậy thuốc gần như không có tác dụng phụ (trừ trường hợp quá mẫn cảm với thuốc) và được dung nạp tốt. So sánh với các thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị thoái hóa khớp, glucosamine cho kết quả rất khả quan trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Thuốc cải thiện tốt triệu chứng đau và viêm trong dài hạn, an toàn, ngoài ra còn có thể sử dụng phối hợp với các thuốc NSAID cho kết quả tốt hơn trong giảm đau và viêm cấp tính.

GOLSAMIN là biệt dược tiên phong chứa glucosamine dạng muối sulfate được đưa vào Việt Nam trong một vài năm gần đây. Glucosamine sulfate so với các dạng Glucosamine khác (glucosamine hydrocloride, N-acetyl glucosamine) có hiệu quả cao hơn, dễ hấp thu hơn, giá thành hợp lý hơn. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, GOLSAMIN đã được đánh giá rất tốt về cả hiệu quả điều trị và giá thành sản phẩm.

DS. Nguyễn Anh Quân

No comments:

Post a Comment