Feb 15, 2011

Đúng sai về việc bú đêm của bé

Bạn ít sữa nên nghĩ bé hay khóc đêm là do đói. Bạn cho rằng cứ cho con ăn thật no vào bữa tối để đêm bé ngủ yên giấc... Tất cả những cách hiểu này đều sai.
Những giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều quanh việc cho bé bú đêm.
Dinh dưỡng cho em bé bú mẹ
Sữa mẹ là món ăn thơm ngon, gần như có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày và bổ dưỡng nhất cho em bé chưa đầy tuổi (đặc biệt trong 5-6 tháng đầu đời, bởi nếu sữa mẹ dồi dào bé không phải ăn thêm bất cứ thứ gì).

1. Dung lượng sữa phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu
Đúng. Khi bú mẹ, bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin. Hoóc môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Chính cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Đừng ngại cho bé bú 2 - 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng.

2. Chỉ trong vài tháng đầu bé đòi bú đêm
Đúng. Trẻ từ 6 tháng trở lên về sinh lý không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu. Bắt đầu từ tháng thứ 2, 3 trở đi từ từ "rèn" cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no và đặt bé nằm.

3. Bú ngày không đủ
Đúng. Bé nhũ nhi chưa thể bú nhiều sữa nên bú đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa "đầu".

4. Bé có thể thiếp đi trong lúc đang bú
Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi.
Chế độ của bé bú bình: Bé bú sữa bình cũng cần bú đêm như bé bú sữa mẹ.

5. Thời gian giữa những lần cho bú có thể lâu hơn nhờ cho bé bú no bữa tối
Sai. Dinh dưỡng trẻ sơ sinh 5 tháng đầu hoàn toàn bằng sữa. Giai đoạn này không thể nào cho bé bú nhiều hơn bé có thể. Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu dần dần được ăn thêm. Lúc này các bác sĩ có thể khuyên ban ngày cho bé ăn thức ăn đặc, chiều tối cho bé khẩu phần nhẹ và lỏng hơn. Cho bé ăn tối thật no để đêm ít dậy là việc không nên. Thức ăn như cháo chẳng hạn buổi tối sẽ khó tiêu hơn. Bé được cho ăn như vậy sẽ hay quấy và khó ngủ.

6. Bé thức giấc giữa đêm vì đói
Sai. Thực tế, những cơn đau bụng (thường vào 3 tháng đầu sau sinh) hoặc khó chịu vì tã ướt có thể đánh thức bé. Răng nhú cũng có thể làm giấc ngủ của bé không yên. Đôi khi trẻ thức dậy vì trong phòng quá nóng.

7. Pha sữa mới cho mỗi lần bú
Đúng. Nếu bé không uống hết sữa trong bình bạn đừng sử dụng chỗ sữa thừa vào lần bú sau. Vấn đề không phải vì sữa đã mất giá trị dinh dưỡng mà là những giọt sữa còn đọng lại trên núm vú sẽ là môi trường sinh sản của các vi khuẩn nguy hiểm. Phải rửa và thanh trùng bình sữa ngay sau mỗi khi dùng.

8. Bé không cần mút ti giả
Sai. Đây là vấn đề rất riêng của mỗi bé. Nếu em bé không thích mút thì chẳng nên ép, nhưng có các bé khác lại chẳng thể yên nếu thiếu ti giả. Nếu phản xạ mút của nhóc không được thỏa mãn đầy đủ thì ti giả sẽ "phục vụ" bé.
Hàm dưới của trẻ sơ sinh trề ra phía trước so với hàm trên, dần dần, nhờ sự mút mà 2 hàm có vị trí cân đối với nhau. Có điều khi răng sữa bắt đầu xuất hiện, nên bắt đầu "cai" dần ti giả cho bé. Vì ti giả sẽ gây áp lực lên răng, nếu cho bé mút ti giả quá nhiều có thể răng bé sẽ gắn khít không tốt.

(Theo Tạp chí Mẹ và Bé)

No comments:

Post a Comment