Apr 18, 2011

Hậu quả khi bị cúm trong thời gian thai kì (2 bài)

Nghiên cứu phát hiện đa số bệnh đều có thể thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai, khiến thai nhi bị dị hình hoặc chết lưu. Do đó các bà bầu cần thận trọng với các bệnh truyền nhiễm.

Cảm cúm thông thường hay dịch cúm đều do sự truyền nhiễm qua đường hô hấp mà nên. Các biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v... có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị hình ở thai nhi.


Dịch cảm cúm là do các vi rút gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh gây nên bệnh dịch.

Người mắc vi rút truyền nhiễm thường có các biểu hiện như: lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.


Vi rút của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.
Qua điều tra trên 56 thai nhi bị dị hình thì có tới 10 thai nhi là do sản phụ đã từng mắc dịch cúm, thai nhi được khoảng 50 ngày tuổi. Do tính chất của dịch cúm là rất mạnh thông thường phải dùng các biện pháp hạ sốt, tiêm, dùng kháng sinh v.v... nên khi sử dụng bắt buộc phải tiến hành theo chỉ thị từ bác sỹ.


Các bà bầu bí cần chú ý đề phòng vi rút truyền nhiễm, nhất là vấn đề dinh dưỡng để tăng cường thể lực, tránh tiếp xúc với những người bệnh, khi có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.

Khi mắc cúm rồi thì cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh dịch lây lan, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể, v.v...

Các biện pháp hạ sốt thông thường là dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán v.v... không nên dùng thuốc uống hạ sốt để tránh ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.


Một số trường hợp có thể căn cứ theo chỉ định của bác sỹ để dùng thuốc bắc điều trị. Thuốc bắc rất có hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm mà độc tính lại thấp cho nên các lương y cho rằng việc sử dụng thuốc bắc để điều trị bệnh cảm cúm cho phụ nữ mang thai là biện pháp có thể áp dụng được

Theo afamily.com

Khi bà bầu bị cúm…



Bà bầu lưu ý, mùa cúm thường bắt đầu vào tháng 10, tháng 11. Cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh là phòng ngừa và có hiểu biết đầy đủ về bệnh cúm.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị cảm lạnh và cảm cúm?

Hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm.

Làm sao để giảm nguy cơ bị cảm lạnh hay cảm cúm khi mang thai?
Nghiên cứu cho thấy bệnh do virus như cúm và cảm lạnh ở phụ nữ mang thai thường cao gấp 3 lần. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là chủng ngừa.

Mùa cúm th ường bắt đầu vào tháng 10, tháng 11 vì vậy nên tiêm phòng cúm trước đó 3 tháng và cũng trước thời điểm mang bầu 3 tháng.


Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Các loại vitamin trong trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, giúp chống nhiễm trùng.

Trong giai đoạn bạn mang thai, bác sỹ cũng có thể kê các loại thuốc vitamin và khoáng chất bổ sung đặc biệt dành riêng cho bạn.

Cố gắng giảm thiểu căng thẳng, hệ thống miễn dịch cũng sẽ khoẻ hơn khi bạn không hút thuốc hoặc thụ động hít phải khói thuốc.

Các loại thuốc cần tránh sử dụng khi mang thai?

Bạn không bao giờ được tự ý mua thuốc điều trị ở các hiệu thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sỹ về sự an toàn của sản phẩm. Nhiều loại thuốc không an toàn trong khi mang thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như gây dị tật.

Có nhiều loại thuốc kháng sinh an toàn cho thai nhi nhưng một số thì không. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết bạn đang mang thai để kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Các loại thuốc cần tránh:

Thuốc chống vi-rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Cách nào điều trị ho và cảm lạnh, cúm an toàn khi đang mang thai?
Đó là sử dụng nước muối pha loãng súc miệng và dùng nước muối biển vệ sinh mũi. Nếu sốt thì hạ sốt bằng biện pháp làm mát thông thường. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và uống nhiều nước để chống cảm lạnh.
Có chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo.

Nếu nghẹt mũi, hãy sử dụng biện pháp xông hơi như sau: Chùm một chiếc khăn lên đầu, đưa bát nước nóng thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh cúm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, háo nước, đặc biệt là nếu bạn bị sốt, để tránh mất nước, hãy uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng.

Một thức uống nước nóng với chanh và mật ong sẽ giúp làm dịu đau họng. Ăn các loại thức ăn bổ dưỡng để cơ thể không bị suy kiệt như súp gà, cháo gà ngải cứu, tía tô…

Theo Dân trí

No comments:

Post a Comment