May 26, 2011

Bệnh thận mạn tính nguyên nhân và cách điều trị

Các dấu hiệu mắc bệnh

Chronic Kidney Disease là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh suy thận mạn tính, có dấu hiệu như ăn không ngon, mệt mỏi bất thường, thiếu sinh khí, đi tiểu nhiều, uống nước nhiều, tiểu khó, tiểu đục, tiểu ra máu, đau bụng, đau dọc những vùng thắt lưng, huyết áp cao hay bị chuột rút. Nguyên nhân là do thận không làm được chức năng vốn có, nhất là chức năng lọc các chất thải của máu và điều tiết quá trình lưu thông dòng máu. Theo nghiên cứu thì thận làm việc rất cần mẫn, ngay cả khi còn một quả hoặc bị tổn thương nó vẫn làm việc, điều này có ý nghĩa là quá trình mắc bệnh là quá trình âm ỉ và chậm chạp, bởi vậy nếu không khám định kì thì rất khó có thể biết được bệnh. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như đầu gối sưng, tay chân đau do tích nước, khó thở, đau da, buồn nôn và suy giảm sức khoẻ tình dục.

Nguyên nhân

Do mắc bệnh tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh cơ thể không sản xuất đủ in-su-lin (ở dạng tuýp 1) hoặc không sử dụng hiệu quả in-su-lin (tuýp 2). Cơ thể cần in-su-lin để bẻ gãy glu-cô (đường) có trong máu phục vụ cho việc sản xuất carbohydrate nhằm cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. Nếu không được điều trị sẽ có quá nhiều đường trong máu. Theo tính toán có khoảng 20-40% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phát triển bệnh thận vào tuổi 50. bệnh thận rất ít khi xảy ra trong 10 năm đầu và chỉ xuất hiện trong vòng 15-20 năm sau khi mắc bệnh, tuy nhiên nếu điều trị tốt sẽ giảm nguy cơ gây biến chứng.

Bệnh huyết áp cao: Trường hợp mắc bệnh cao huyết áp cao sẽ gây ảnh hướng đến sức khoẻ các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cho đến nay có đến 90% số ca mắc bệnh cao huyết áp là không rõ nguyên nhân nhưng nó lại có liên quan đến lối sống ăn uống và sinh hoạt. Huyết áp cao gây phá huỷ các thành mạch máu trong thận, làm cho chức năng lọc máu của thận suy giảm nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác: Như nhiễm trùng đường niệu, bệnh về mạch máu, tuỳ tiện dùng thuốc chống viêm nhiễm cũng gây ảnh hưởng đến chắc năng lọc thận, hệ thống miễn dịch bị mắc bệnh và thay vì bảo vệ thận nó chống lại thận và coi thận như là một bệnh ngoại lai. Bị sốt rét và bệnh sốt vàng, sử dụng quá nhiều thuốc chữa bệnh, nhất là nhóm thuốc chống viêm nhiễm (NSAID) như Aspirin, lbuprofen, thuốc kích thích, phơi ra môi trường và mắc bệnh sỏi thận.

Chẩn đoán

Để chuẩn đoán người ta thường áp dụng một số cách như thử máu, thử nước tiểu, quét thận và sinh thiết thận. Một trong những phương pháp có hiệu quả nhất trong chuẩn đoán là đánh giá mức độ lọc glomeuralar của thận, gọi tắt là GFR. GFR được đánh giá bằng mức độ mi-li-lít của các sản phẩm phụ mà thận có thể lọc được trong vòng 1 phút. Người khoẻ mạnh, một phút thận có thể lọc được 90ml. Mức độ mắc bệnh thận có thể được phân thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 có mức GFR trung bình nhưng bắt đầu có dấu hiệu tiềm mắc bệnh; Giai đoạn 2 GFR nhỏ hơn 90; Giai đoạn 3 GFR nhỏ hơn 60; Giai đoạn 4 nhỏ hơn 30 và giai đoạn 5 GFR nhỏ hơn 15 và đây là giai đoạn được xem là bệnh nặng. Thông thường khi ở giai đoạn 2 là lúc được xem là có dấu hiệu nghiêm trọng, nếu đến giai đoạn 4 mới phát hiện là quá muộn.

Điều trị

Điều trị bệnh thiếu máu: có thể truyền máu, bổ sung thêm sắt vì sắt rất cần cho việc sản xuất các tế bào máu đỏ, có thể dùng thuốc dạng viên hay tiêm.

Cân bằng phốt-phát: Khi mắc bệnh, hàm lượng phốt -phát sẽ tích lại trong cơ thể do thận không làm được chức năng đào thải lượng phốt-phát dư. Những người mắc bệnh thận nên tư vấn, hạn chế ăn thịt đỏ, sữa, trứng, cá hoặc dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bổ sung Vi-ta-min D: Đại bộ phận những người mắc bệnh thận đều có hàm lượng vi-ta-min D thấp, đây là khoáng chất rất cần cho xương. Lí do thận lại rất cần đến dưỡng chất này để hoạt hoá vi-ta-min D mà cơ thể thu được qua ăn uống hoặc từ ánh mặt trời. Nên bổ sung alfacalcidol hoặc calcitriol để tăng khả năng hấp thụ vi-ta-min D và giảm rủi ro phá huỷ xương.

Bệnh huyết áp cao: thường những người mắc bệnh thận lại kiêm cả cao huyết áp vì vậy phải điều trị song song cả hai bệnh này, đặc biệt là dùng các chất ức chế ACE.

Hạn chế dùng thực phẩm chứa nước khi bị bệnh thận không khả năng khử được nước cho cơ thể nên hạn chế dùng nước, nên sử dụng đồ ăn khô và dùng thuốc lợi tiểu để thải nhanh lượng nước dư thừa của cơ thể.

Phương án dùng thuốc: Nên khám và điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ như dùng thuốc antihistamines (thuốc chống viêm nhiễm) để giảm đau, thuốc antinetics (thuốc chống ốm đau) để giảm chất độc tích tụ trong cơ thể do thận bị suy.

Giải pháp chạy thận hoặc cấy ghép thận: Chỉ áp dụng cho những người thận đã bị hỏng vẫn đang điều trị nhưng chức năng bị tê liệt.

Phương pháp phòng tránh: Để tránh nguy cơ mắc bệnh, ngay từ khi còn trẻ mọi người cần áp dụng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng, hợp lí và đủ chất, hạn chế thức ăn chứa nhiều a-xít như ngêu, sò, cua thức ăn chứa nhiều a-xít ô-xa-líc, hạn chế ăn muối để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, không nên dùng hàn the, phẩm mầu để chế biến thức ăn. Nên uống nhiều nước để thận làm tốt chức năng lọc độc tố cặn bã ra ngoài (khi còn khoẻ chưa mắc bệnh) khẩu phần ăn cần chú ý đến hàm lượng cholesterol (hợp chất làm tăng huyết áp). Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Ngoài ăn uống cần duy trì cuộc sống hoạt động, năng luyện tập thể dục thể thao, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Mỗi ngày nên duy trì 30 phút luyện tập thể thao sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ, có thể chạy bộ, đi bộ hoặc chơi những môn thể thao mà bản thân ưa thích.

Khắc Nam(Theo MD-11/2008)

No comments:

Post a Comment