May 26, 2011

Cảm lạnh và cách điều trị

Có tới gần 200 căn bệnh được gọi là cảm lạnh.

Nguyên nhân gây bệnh là những vi-rút - những sinh vật sống nhỏ xíu được truyền từ người bệnh sang người khoẻ khi ho, hắt hơi, thậm chí cả khi nói chuyện. Vi-rút thâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công bên trong các tế bào đường hô hấp trên và huỷ hoại chúng.

Đứng đầu (về tần số và số lượng) trong số những căn bệnh cảm lạnh là bệnh cúm và những chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính và chiếm 95% tất cả những căn bệnh nhiễm trùng. Riêng ở Nga, mỗi năm có từ 27,3 đến 41,2 triệu người mắc bệnh cúm và những chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính khác.

Bệnh cúm kèm theo tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già. Bệnh cúm và những chứng bệnh giống cúm kéo dài dai dẳng đến gần 1 năm. Trong thời gian này, người bệnh bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, bị ngộ độc bởi những prô-tít của vi-rút có độc tố.

Thường xuyên bị cúm và những chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính sẽ làm tổn hại hệ tim mạch, giảm tuổi thọ trung bình của con người đi một vài năm. Sau khi bệnh thuyên giảm, hệ miễn dịch cũng yếu đi, cho nên hàng năm mỗi người có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nào đấy từ 3-4 lần hoặc nhiều hơn. Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là sốt (trên 37 độ C), nhiễm độc (suy nhược, uể oải, buồn nôn, đau đầu, đau trong bắp thịt), rồi sau đó tiến tới đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi.

Để bảo đảm khỏi bệnh nhanh, chỉ có cách là bắt đầu điều trị bệnh kịp thời. Không phải lúc nào cũng có thể điều trị khỏi bệnh bằng các phương pháp y học dân tộc, cho nên để giảm nhẹ những triệu chứng cảm lạnh, cần phải uống thuốc. Thực tế cho thấy nếu bệnh không được điều trị đến nơi đến chốn thì không tránh khỏi biến chứng và có thể trở nên khá nguy hiểm.

Cần lựa chọn thuốc dựa vào tính hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

Đó là những thuốc không chỉ có tác dụng hạ sốt và giảm đau mà còn có tác dụng kháng viêm và kháng vi-rút. Khi bị cảm lạnh, trước hết phải dùng những thuốc có tác dụng mạnh, ban đầu hãy thử những phương pháp vô hại hơn. Điều này được bắt đầu càng sớm thì triển vọng khỏi bệnh càng lớn.

Ngâm chân trong nước nóng có mù tạc trong vòng 10 phút, uống nước ép củ cải với mật ong, nước sắc hoa tú cầu (1 thìa hoa tú cầu cho vào nước đun sôi nhỏ lửa chừng 10 phút, rồi uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to) giúp điều trị tốt chứng cảm lạnh. Ngoài ra, súc họng bằng nước hãm cây mẫu thảo, hoa xôn hoặc nước sắc từ hỗn hợp là cây hoa xôn, hoa miên quì rừng và hoa cây cơm cháy vào buổi sáng và ban đêm cũng có tác dụng chữa bệnh.

Để khắc phục chứng sổ mũi, người ta có thể hít bột cà phê đã rang với chất hỗn hợ men-ton, lần lượt cho tia nước vòi hoa sen chảy vào vùng gốc mũi (cứ 5 phút dùng nước nóng, rồi 5 phút nước lạnh) và cuối cùng là tắm nước nóng.

Khi bị ho nặng nên dùng liệu pháp thực vật: hoa cây cơm cháy, hoa cây đay mỗi loại 2 phần, vỏ cây liễu 3 phần, hoa mẫu đơn, rễ cam thảo, hoa mẫu thảo bán trong hiệu thuốc, mỗi loại 1 phần, rồi đem nghiền nhỏ tất cả. Lấy 2 thìa bột hỗn hợp này hoà với 0,5 lít nước đun sôi, hãm chừng 15 phút, sau đó lọc bỏ bã và uống ở dạng ấm trong cả ngày.

Nếu cảm lạnh dẫn đến viêm phế quản thì nhất thiết phải đến bác sĩ khám bệnh. Khi bị cảm lạnh nên ăn tỏi và hành nhiều hơn, buổi tối nên uống trà bạc hà, quả phúc bồn tử đen, trái dâu tây. Đồng thời, uống sữa nóng với mật ong hoặc nước xô đa, nước khoáng cũng rất tốt cho việc điều trị bệnh.

Lê Thu Thủy
(Đại học Y tế cộng đồng)
Theo nguoicaotuoi.orrg.vn

No comments:

Post a Comment