May 24, 2011

Mổ tử cung

Mổ tử cung là phẫu thuật phổ biến của đẻ mổ. Trường hợp bạn cần sinh mổ bác sỹ hộ sinh sẽ chỉ định cho bạn, nhưng với tình hình của bạn và thai nhi bạn hoàn toàn có thể chủ động nhận ra mình cần phải sinh mổ hay sinh thường?

Lí do cần mổ tử cung

- Do kích thước khung chậu của người mẹ hẹp.

- Do đứa trẻ có thể tích quá lớn của đứa con hoặc ngôi của trẻ không thuận lợi, ví dụ như ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mông, nhất là đối với người mẹ sinh con đầu lòng.

- Có trở ngại đối với việc trẻ ra ngoài, chẳng hạn như có u xơ hoặc nhau tiền đạo.

- Sự bắt buộc đình chỉ thai trước kỳ hạn nếu tiếp tục mang thai là nguy hiểm cho trẻ, ví dụ như có một số trường hợp về bệnh đái tháo hoặc nhiễm độc huyết.

- Cần kết thúc nhanh việc sinh đẻ: để cứu mạng sống cho mẹ và thai nhi.

- Do cổ tử cung giãn nở không đầy đủ hoặc do đầu của đứa trẻ không tiến vào trong khung chậu được.

Tùy trường hợp, việc mổ tử cung có thể được tiên liệu từ cuối thai kỳ hoặc trở nên cần thiết một cách tùy cơ ứng biến vào lúc sinh đẻ. Ngày nay, việc sinh mổ tử cung ngày càng nhiều. Điều này được giải thích là do:

- Những tiến bộ của các kỹ thuật phẫu thuật và gây mệ làm cho việc mổ tử cung ngày càng đơn giản hơn và có yêu cầu nhiều hơn.

- Sự nhận thức rõ hơn về các nguy cơ đối với trẻ do một vài ca sinh đẻ bằng con đường tự nhiên: những đứa con quá to hoặc ngược lại, những đứa con có trọng lượng quá thấp, một vài ca thuộc ngôi mông , một vài ca đẻ non.

- Việc chẩn đoán bệnh của thai nhi tốt hơn trong lúc chuyển bụng bằng phương pháp điện tử.

- Việc gia tăng đáng kể của các trường hợp mang thai có nguy cơ.

Mổ tử cung: như thế nào?

Mổ tử cung là một can thiệp bằng phẫu thuật, biện pháp này diễn ra không phải trong phòng sinh mà trong phòng mổ phẫu thuật.

Chuẩn bị: Các bác sỹ sẽ làm sạch lông vùng mu, dùng que thăm dò vào bàng quang để xem bàng quang có chứa nhiều nước tiểu hay không. Sau đó bác sỹ sẽ sát trùng da bụng và đặt các loại phủ để bảo vệ cùng giải phẫu. Bác sỹ gây mê sẽ tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng cho bạn, bạn sẽ không còn bị đau trong quá trình mổ.

Tiến hành: Bác sỹ rạch da, và các cơ thành bụng để đạt đến khoang bụng. Sau khi tử cung được rạch trẻ được đưa ra ngoài qua chỗ rạch. Ngay sau đó nhau cũng được kéo ra. Tiếp theo là tiến hành khâu các vết mổ: trước hết là tử cung, rồi thành bụng, lớp da có chỉ khâu chỉ được rút ra từ 5 đến 7 ngày sau đó. Cuộc giải phẫu kéo dài tổng cộng 1 giờ 30 phút.

Chăm sóc sau mổ

So với việc sinh đẻ bình thường, ít có những thay đổi đối với bạn trong thời gian hậu phẫu. Nhưng đôi khi rất mệt mỏi trong những ngày đầu.

Hai ngày đầu, các co bóp sau khi sinh làm đau hơn, vì chúng diễn ra khi tử cung đang lên sẹo và nhạy cảm hơn. Hơn nữa, chúng có thể kèm theo những cơn đau bụng có liên quan đến việc phục hồi của đường ruột. Trong giai đoạn này nên ăn kiêng theo chế độ ăn uống thích hợp.

Thông thường sau 48 giờ các bác sỹ sẽ rút ống dẫn lưu ở các vết sẹo. Sau khi ống dẫn lưu được rút thì thai phụ có thể ngồi dậy. Lúc đầu việc di chuyển sẽ khó khăn và mệt mỏi nhưng bạn kiên trì, bạn tập đi dần dần bạn sẽ trở lại như bình thường. Tuy nhiên những ngày đầu bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên đi lại và vận động nhiều để cho cơ thể được hồi phục.

Vấn đề thẩm mỹ sau mổ bạn cũng không phải lo lắng vì vết rạch ở ngang phía bụng dưới nên được dấu kín kể cả sau khi vết mổ đã lành bạn mặc đồ bơi thì cũng không ai có khả năng nhìn thấy vết mổ của bạn. Những tuần tiếp theo sau khi bạn mổ vết mổ của bạn ăn da non nên nó sẽ có thể đỏ ửng và gồ lên, gây ngứa. Đó là giai đoạn chuyển tiếp. Vết sẹo chỉ có hình dạng cuối cùng vào tháng 8 sau sinh.

Ảnh hưởng đến lần sinh sau

Nhiều người cho rằng mổ tử cung lần sinh đầu thì những lần sinh sau cũng phải mổ. Điều này không đúng hoàn toàn. Nếu việc mổ tử cung là do nguyên nhân khung chậu quá hẹp thì lần sinh tới cần phải mổ tử cung. Ngược lại nếu cuộc giải phẫu do những nguyên nhân đột xuất như vỡ ối sớm, ngôi không thuận... thì đợt sinh đẻ tiếp theo không dự kiến được là mổ đẻ hay đẻ thường. Nói chung việc mổ lần đầu tiên làm gia tăng nguy cơ sinh mổ cho lần sinh tiếp theo chứ không có tính quyết định.

Một người phụ nữ sinh mổ thì có thể có hơn 2 lần sinh được không? Việc có 2 lần sinh hay lớn hơn hai lần sinh không phải là chỉ định bắt buộc đối với phụ nữ sinh mổ, nhiều người sinh con thứ 3 thậm chí thứ 4, thứ 5 mổ nhưng việc sinh đẻ vẫn thuận lợi. Tuy nhiên việc sinh mổ nhiều lần cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ. Bạn cần tính đến yếu tố sức khỏe của bản thân, điều kiện sống, chăm sóc nuôi dạy con cái để có những kế hoạch sinh con cho phù hợp.

Theo mangthai.vn, 22/4/2011

No comments:

Post a Comment