May 26, 2011

Những điều cần biết về bệnh huyết áp thấp

Triệu chứng

Bao gồm các triệu chứng như mệt mỏi, lả , rất muốn nghỉ ngơi; hoa mắt, chóng mặt; thiếu tập trung, dễ cáu giận; cảm giác buồn nôn; vã mồ hôi nhưng vẫn thấy lạnh;

suy giảm khả năng tình dục; da nhăn, khô và xuất hiện tình trạng rụng tóc; thở dốc nhất là khi leo cầu thang hay làm việc nặng; mắc bệnh trầm cảm và hay cảm thấy khát...

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp rất đa dạng, ví dụ những vận động viên thể thao, những người hoạt động nhiều thường có chỉ số huyết áp thấp và được xem là bình thường nhưng ở nhóm người khác thì đây là nguy cơ mắc bệnh. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thì nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp bao gồm:

-Phụ nữ khi mang thai: Khi mang thai hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể mở rộng làm cho huyết áp tụt. Trong vòng 12 tuần đầu mới mang thai huyết áp tâm thu tụt khoảng 10-15 điểm.

-Do dùng một số loại thuốc chữa bệnh: có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh có thể làm hạ huyết áp nhất là thuốc lợi tiểu, thuốc chữa cao huyết áp, thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc phong bế bê-ta, thuốc chữa bệnh pa-kin-sơn, chữa trị cảm, thuốc xi-đen-na-phin (Viagra), nhất là khi dùng kết hợp với ni-trô-ly-xec-ranh, xi-đen-na-phin và rượu...

-Do mắc bệnh tim: Một số sự cố sức khoẻ của tim mạch cũng là nguyên nhân làm tụt huyết áp, ví dụ như tim chậm (dưới 60 nhịp/phút) sẽ không đủ lượng máu và ô-xy lưu thông trong cơ thể, ngoài ra còn do mắc bệnh van tim, bệnh suy tim.

-Bệnh suy giảm hoạt động của tuyến giáp hi-pô-thi-roi-đi hoặc cường giáp hi-pec-thi-roi-đi đây là hiện tượng thường gặp khi cơ thể thiếu máu hay thừa hoóc-môn tuyến giáp. Ngoài ra những người mắc bệnh At-đi-sơn (liên quan tuyến thượng thận), hàm lượng đường trong máu thấp, lượng đường huyết dưới 2,5mmol/lít cũng là nguyên nhân làm giảm huyết áp.

-Hàm lượng hê-mô-glô-bin thấp: Người khoẻ thường có hàm lượng trong máu là 100ml, ở nam giới hàm lượng này từ 13,5-17,5 dl còn nữ là 11,5=15,5dl, nếu thấp dưới 9g/dl sẽ làm cho lượng ô-xy vận chuyển tới não bộ và tim bị giảm, gây hoa mắt chóng mặt.

-Khát nước: Khát nước cũng là nguyên nhân giảm huyết áp, hoa mắt chóng mặt và mệt mỏi, nếu khát phải cung cấp ngay cho cơ thể, nếu không sẽ làm tụt huyết áp đột ngột và gây tử vong.

-Mất máu: Trường hợp bị thương, chảy máu không cầm được sẽ làm cho lượng máu cơ thể giảm dẫn đến giảm huyết áp.

-Viêm nhiễm nghiêm trọng: Nhất là bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm nhiễm phổi, sử dụng thuốc chữa bệnh... gây khó thở làm cho huyết áp giảm.

-Suy dinh dưỡng: Thiếu hụt Vi-ta-min B12 gây thiếu máu nghiêm trọng.

-Do stress và di truyền: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng bệnh huyết áp thấp.

Những dạng bệnh huyết áp thấp thường gặp

-Huyết áp thấp khi đứng lên: Khi đứng lên đột ngột huyết áp giảm làm cho hoa mắt chóng mặt, có thể do khát, nằm hay ngồi nghỉ quá dài, mang thai, bệnh tiểu đường, bệnh phình động mạch, rối loạn thần kinh.

-Huyết áp thấp do chấn thương hệ thần kinh: Căn bệnh này còn gọi là hội chứng xhy-dra-gơ, căn bệnh rối loạn hiếm gặp làm cho hệ thần kinh tự miễn của cơ thể bị chấn thương gây ảnh hướng đến chức năng điều phối nhịp tim, huyết áp, hệ hô hấp, và tiêu hoá.

-Huyết áp thấp sau khi ăn: Đây là hiện tượng thường gặp ở người già, do lượng máu dồn nhiều xuống cơ quan tiêu hoá hay còn gọi là cơ chế ngược so với người khoẻ mạnh.

-Huyết áp thấp do tín hiệu não làm sai chức năng: Hiện tượng này giống như khi đứng lên đột ngột và do các tín hiệu não làm không đúng chức năng.

Cách chẩn đoán

-Thử máu để kiểm tra hợp chất gây bệnh như hàm lượng đường, tế bào máu đỏ

-Kĩ thuật ECG, EKG, đây là phương pháp thử không thâm nhập do bác sĩ thực hiện để kiểm tra nhịp tim, cấu trúc tim các vấn đề liên quan đến việc cung cấp ô-xy và máu tới tim.

-Kĩ thuật Echocardiogram, đây là kĩ thuật tương tự như ECG,EKG để kiểm tra bào thai trong dạ con, kiểm tra tim, nhất là những hiện tượng bất thường của cơ và van tim

-Thử stress: Kiểm tra sức khoẻ tim, trong đó người bệnh sẽ thực hành các hoạt động như đi bộ trên máy, để làm sao cho tim hoạt động mạnh hơn. Kể cả khiểm tra lưu luợng máu tuần hoàn.

-Kĩ thuật van-san-va: Dùng để kiểm tra chức năng hệ thần kinh tự động bằng cách phân tích nhịp tim và huyết áp sau những kì thở sâu.

Cách khắc phục

Luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.

Ăn đủ các bữa ăn, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên ăn sáng đều đặn với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nên tư vấn bác sĩ để bổ sung thêm một số vi-ta-min và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngủ đủ giấc và có chất lượng cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng huyết áp thấp.

Ngoài sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối đem lại những tác dụng tích cực.

Nên uống nhiều nước, ngoài ra cà-phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp, tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.

Riêng nhóm người không tìm thâý nguyên nhân có thể phải dùng thuốc tăng huyết áp và thuốc tăng cường tuần hoàn máu để giảm đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Khắc Nam
(Theo Net/MC-11/2008

No comments:

Post a Comment