Feb 22, 2011

10 lời khuyên khi uống nước

Việc uống nước tưởng chừng thật dễ dàng, tuy nhiên nó lại không đơn giản. Có hàng tá những thắc mắc như: lượng nước cơ thể bạn là bao nhiêu, uống nước cùng bữa ăn sẽ gây tăng cân?… Những tư vấn dưới đây sẽ cho bạn hiểu thấu đáo và rõ ràng hơn về những vấn đề này

1. Bắt đầu một ngày bằng ly nước
Hãy tìm đến một ly nước đun sôi để nguội (khoảng 0,3 lít) ngay sau khi rửa mặt, đánh răng, trước giờ ăn sáng. Nhất thiết phải uống chậm rãi, tối thiểu trong thời gian một phút, cho dù tốt nhất vẫn là 9 phút.
Uống chậm có tác dụng “đánh thức” bộ máy tiêu hóa chuẩn bị làm việc và tránh khả năng bị chướng bụng và đầy hơi.

2. Hãy quan tâm, để cơ thể không thiếu nước
Chỉ riêng ba bữa ăn hàng ngày không thể gom đủ lượng nước cần thiết đáp ứng nhu cầu bình thường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế tối thiểu mỗi ngày bạn phải uống thêm khoảng 1,0 lít nước. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội. Bởi lẽ cơ thể liên tục đào thải nước ra ngoài, chủ yếu qua thận, phổi và da, để đảm bảo trạng thái cân bằng giữa “đầu vào” và “đầu ra” của nước - cần phải điều chỉnh chế độ uống nước trong từng bối cảnh cụ thể.
Điều đó có nghĩa: Nếu thực đơn phong phú bánh ngọt (không chứa nước) hoặc cơ thể ra quá nhiều mồ hôi do hoạt động thể lực tích cực hoặc thời tiết oi bức nhất thiết phải uống nước nhiều hơn bình thường (thí dụ: 1,5 – 2,0 lít thay vì 1,0 lít/ngày).

3. Chỉ uống nước ấm
Cơ thể dễ hấp thụ nhất, khi nước uống có nhiệt độ xấp xỉ thân nhiệt, tức khoảng 37oC. Nước hơi nóng một chút cũng khỏe người, bởi nó phát huy tác dụng thư giãn dạ dày. Không bao giờ uống nước quá lạnh (pha đá), bởi nước đá làm hạ nhiệt bên trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất.
Thậm chí vào những ngày nóng bức nhất cũng chỉ nên uống nước có nhiệt độ trung bình (khoảng 20oC).

4. Hãy uống thường xuyên và từng ngụm nhỏ
Nên duy trì thói quen mang chai nước đun sôi để nguội bên mình. Uống thường xuyên, cả ngày. Vấn đề là không để xảy ra tình trạng xuất hiện cảm giác khát nước – đó là tín hiệu cơ thể bắt đầu mất nước.

5. Không “vừa ăn, vừa uống”
Một chai nước khoáng bên bữa ăn trưa được coi như thói quen tốt. Đó là sai lầm lớn. Bạn sẽ vô tình làm tan rã các loại men tiêu hóa do cơ thể tiết ra - nếu vừa ăn vừa uống
Bị tiêu hóa chậm hơn, thức ăn sẽ chất đống trong dạ dày (với rượu vang cay không phải lo khả năng này – có thể yên tâm nhâm nhi một hai ly trong bữa ăn trưa). Trái lại, cần uống nước (chỉ một vài ngụm) tối thiểu 15 phút trước bữa ăn và không sớm hơn 30 phút sau đó (cũng chỉ một vài ngụm). Sau bữa ăn thịnh soạn nên chọn nước đóng chai có gas nhẹ, bởi loại nước này phát huy tác dụng kích thích gan làm việc tốt hơn.

6. Nên coi nước uống như đồng minh giảm béo
Thực tế nước uống có thể giúp bạn loại bỏ những kg trọng lượng dư thừa, nếu nó trở thành bộ phận không thể thiếu trong thực đơn. Hãy uống nước, ngay khi bắt đầu cảm thấy đói bụng. Thay vì thức ăn thông thường, nạp đầy dạ dày bằng nước uống bạn sẽ có cảm giác no bụng trong thời gian nhất định. Trường hợp muốn giảm béo, cũng có thể áp dụng giải pháp uống tối thiểu một ly nước đun sôi để nguội (tốt nhất hai ly), vào thời điểm vài phút trước mỗi bữa ăn. Như vậy dạ dày không thể chứa nhiều thức ăn như bình thường. Bằng cách này ngay lập tức bạn sẽ giảm thiểu được khẩu phần ăn, tức giảm thiểu số lượng calo cung cấp cho cơ thể.

7. Tập luyện thể thao? Uống nước trước và sau mỗi buổi tập
Bằng cách đó, bạn đã tự bảo vệ trước tình trạng cơ thể bị “hâm nóng” thái quá do nỗ lực tập luyện. Nếu uống nước nhiều thích hợp, cơ thể sẽ ra mồi hôi nhiều hơn, cùng với mồ hôi bạn sẽ đào thải qua da khoản nhiệt lượng thừa thãi. Nhờ thế cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn và ít mệt mỏi hơn.
Tốt nhất, nếu ngay trước buổi tập bạn uống khoảng nửa lít nước khoáng (không ga). Sau buổi tập - uống một ly, lần này có ga, bởi chính loại nước này sẽ phát huy tác dụng giải khát và nhanh chóng dập tắt cơn khát.

8. Chọn nước uống thích hợp
Ngoài nước đun sôi để nguội ai cũng có thể uống an toàn, bạn có thể chọn cho bản thân một số loại nước khác. Nước khoáng hay nước suối đều chứa các khoáng chất ở mực độ khác nhau. Vậy nên trước khi mua hãy đọc kỹ thành phần của sản phẩm trên nhãn mác, bởi có thể tìm thấy ở đó những thông tin đặc biệt cần thiết đối với bản thân. Nếu bị áp huyết cao, viêm tắc động mạch hoặc các bệnh thận - chỉ có thể uống loại nước có hàm lượng natri thấp (dưới 20mg/lít), trái lại nếu bị bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa – không uống nước đóng chai có ga.

9. Cố gắng uống nước để làm dịu trạng thái căng thẳng
Hãy uống nước thật chậm rãi, từng ngụm nhỏ, bởi nó có tác dụng an thần lý tưởng, một khi bạn đang cơn “bốc hỏa” hoặc chịu tác động của những cảm xúc mạnh. Trường hợp này tốt nhất là nước khoáng giàu magiê – nguyên tố giải tỏa stress đặc biệt hiệu quả.

10. Gắn liền với rượu
Thực ra nước uống cần thiết với mọi loại chất kích thích. Không chỉ rượu mạnh, mà cả rượu vang cà phê đặc cũng có đặc tính làm cơ thể mất nước. Vậy nên, muốn an toàn,
sau mỗi ly rượu hoặc ly cà phê đen – hãy dùng ngay một ly nước. Trường hợp cảm thấy váng đầu sau trận nhậu – hãy uống nửa lít nước khoáng trước khi đi ngủ. Đó là giải pháp lý tưởng, để sáng hôm sau thức dậy không khổ sở vì cảm giác khát nước.
Đừng bao giờ hy vọng dập tắt cơn khát trong những ngày hè oi bức bằng chai bia lạnh hoặc Coca-Cola ướp đá, bởi chúng phát huy tác dụng lợi tiểu. Điều đó có nghĩa: Thay vì bổ sung lượng nước thiếu hụt, bạn sẽ làm gia tăng tình trạng cơ thể thiếu nước

No comments:

Post a Comment