Oct 7, 2011

Hướng dẫn dùng Lịch vạn sự

1. Giờ tốt/xấu:

Giờ tốt/xấu tính theo giờ địa phương nơi cư ngụ
Giờ Hoàng đạo (tốt), còn lại: bình thường,
Giờ xấu (giờ Thiên cẩu hạ thực).

Bảng tính giờ Hoàng Đạo (Tốt):

Ngày Dần, Thân : Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
Ngày Mão, Dậu : Tý, Dần,Mão, Ngọ, Mùi, Dậu.
Ngày Thìn, Tuất : Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi.
Ngày Tỵ, Hợi : Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi.
Ngày Tý, Ngọ : Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu.
Ngày Sứu, Mùi : Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.

Bảng giờ xấu (giờ Thiên cẩu hạ thực), mỗi tháng có một giờ:

Tháng Âm - Ngày - Giờ

1 - Tý - Hợi
2 - Sửu - Tý
3 - Dần - Sửu
4 - Mão - Dần
5 - Thìn - Mão
6 - Tỵ - Thìn
7 - Ngọ - Tỵ
8 - Mùi - Ngọ
9 - Thân - Mùi
10 - Dậu - Thân
11 - Tuất - Dậu
12 - Hợi - Tuất

Giờ con nước tính theo giờ Việt Nam,
(thủy triều lên xuống ở các cửa sông)
gây không khí mát có nhiều i-on âm:

Tháng Âm - Ngày - Giờ nước lên - Giờ nước xuống

1,7 - 5,19 - Thìn - Tỵ
2,8 - 3,17,29 - Tỵ - Ngọ
3,9 - 13,27 - Tuất - Hợi
4,10 - 11,25 - Ngọ - Mùi
5,11 - 9,23 - Dần - Mão
6,12 - 7,21 - Tý - Sửu

2. Quy tắc Can, Chi, Âm/Dương, Ngũ Hành và Bát trạch:

Gọi năm Âm lịch là N.

Tính Can của năm Âm lịch:

Số Can = (N-4) mod 10, và gọi là sCan.
(Tức là số dư của (N-4) khi chia cho 10).
Khi đó, tra bảng sau;
sCan = 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Can = Giáp Ât Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy

Tính Chi của năm Âm lịch:

Số Chi = (N-4) mod 12, và gọi là sChi.
(Tức là số dư của (N-4) khi chia cho 12).
Khi đó, tra bảng sau;
sChi = 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Chi = Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi

Ghép Can-Chi để được tên Âm lịch, ví dụ năm Qúy-Mùi (2003).

Có 60 Cặp Can-Chi như vậy gọi là Thập-lục-hoa-giáp, mã hóa thành
sttCC từ 0 (Giáp-Tý) đến 59 (Qúy-Hợi).

Khi đó sCan = sttCC mod 10 và sChi = sttCC mod 12.

Mệnh còn gọi là Hành. Có tất cả 5 Hành: Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc
nên còn gọi là Ngũ Hành (ngũ=5), quan hệ sinh/khắc như sau:

Kim <=> Thủy <=> Mộc <=> Hỏa <=> Thổ <=> Kim.
(đọc <=> là sinh).
Kim <->> Mộc <->> Thổ <->> Thủy <->> Hỏa <->> Kim.
(đọc <->> là khắc, <<-> là xung, tức là Kim khắc Mộc, Mộc xung Kim).

Đặc biệt chúng tôi coi cùng mệnh thì bình thường chứ không sinh khắc
nhau. Một số người cho là hợp nhau, sinh nhau, thì sai!

Từ Can-Chi suy ra Mệnh (Ngũ-Hành) theo quy luật sau:

Gọi Số Mệnh (hay Hành) là sMenh, thì ta có công thức:

sMenh = [sCan div 2 + (sChi div 2) mod 3] mod 5.
(Chú ý: Ta đã dùng 2 phép toán số học div và mod như sau:
X div Y = thương số nguyên khi chi X cho Y,
X mod Y = số dư khi chia X cho Y).

Tra bảng sau ta sẽ được Mệnh:

sMenh = 0 1 2 3 4
Mệnh = Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc.

Ví dụ: Kỷ-Sửu, theo bảng trên thì sCan = 5, sChi = 1.
Ta có: sMenh = [5 div 2 + (1 div 2) mod 3] mod 5
= [ 2 + 0 mod 3] mod 5
= [ 2 + 0] mod 5
= 2 mod 5
= 2
= Hỏa.

Nếu bạn biết làm như vậy, thì tra cứu bảng sau
của tác giả GS. Nguyễn Đình Cống (Đại học Xây dựng Hà Nội):

------- Giáp-/Ât- Bính-/Đinh- Mậu-/Kỷ- Canh-/Tân- Nhâm-/Quý-

Tý/Sửu: Hải trung - Giang hà - Tích lịch - Bích thượng - Tang đố
Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc

Dần/Mão: Đại khê - Lư trung - Thành đầu - Tùng bá - Kim bạc
Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc - Kim

Thìn/Tỵ: Phúc đăng - Sa trung - Lâm đại - Bạch lạp - Trường lưu
Hỏa - Thổ - Mộc - Kim - Thủy

Ngọ/Mùi: Sa trung - Thiên hà - Thiên thượng - Lộ bàng - Dưng liễu
Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc

Thân/Dậu: Tuyền trung - Sơn hạ - Đại trạch - Thạch lựu - Kiếm phong
Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc - Kim

Tuất/Hợi: Sơn đầu - Ôc thượng - Bình địa - Thoa xuyến - Đại hà
Hỏa - Thổ - Mộc - Kim - Thủy

Những năm chẵn thì mang dấu Dương (+), lẻ thì mang dấu Âm (-).

Do vậy Kỷ-Sửu là Hỏa (Âm). Âm không mạnh mẽ bằng Dương.
Hai dấu cùng tên đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau, giống như hai cực
của nam châm. Vì vậy nếu hai vợ chồng cùng dấu Âm Dương thường không
hợp lắm, nhất là cùng dấu Dương thì rất hay tranh cãi nhau,
không ai chịu ai.

Quy luật Xung/Hợp hàng Can như sau:

Chỉ có 4 cặp Can sau đây xung với nhau:

Giáp- <-> Canh-,
Ât- <-> Tân-,
Bính- <-> Nhâm-,
Đinh- <-> Quý-.

Có 5 cặp hợp nhau:

Giáp- <=> Kỷ-,
Ât- <=> Canh-,
Bính- <=> Thân-,
Đinh- <=> Nhâm-,
Mậu- <=> Quý-.

Quy luật Xung/Hợp hàng Chi:

Xung thẻo kiểu tương hình:

-Tý <-> -Mão (mèo với chuột),
-Dần <-> -Tỵ <-> -Thân <-> -Dần (bộ 3),
-Sửu <-> -Mùi <-> -Tuất <-> -Sửu (bộ 3),
-Thìn <-> -Thìn (tự xung),
-Ngọ <-> -Ngọ (tự xung).

Xung theo kiểu tương xung, có 6 cặp sau, nên gọi là lục xung:

-Tý <-> -Ngọ,
-Sửu <-> -Mùi,
-Dần <-> -Thân,
-Mão <-> -Dậu,
-Thìn <-> -Tuất,
-Tỵ <-> -Hợi.

Xung theo kiểu tưng hại gồm 6 cặp:
-Tý <-> -Mùi,
-Sửu <-> -Ngọ,
-Dần <-> -Tỵ,
-Mão <-> -Thìn,
-Thân <-> -Hợi,
-Dậu <-> -Tuất.

Hợp nhau:

Hợp theo kiểu Lục hợp, gồm 6 cặp sau:

-Tý <=> -Sửu,
-Dần <=> -Hợi,
-Mão <=> -Tuất,
-Thìn <=> -Dậu,
-Thân <=> -Tỵ,
-Ngọ <=> -Mùi.

Hợp theo kiểu tam hợp gồm 4 nhóm sau:
-Thân <=> -Tý <=> -Thìn <=> -Thân,
-Hợi <=> -Mão <=> -Mùi <=> -Hợi,
-Dần <=> -Ngọ <=> -Tuất <=> -Dần,
-Tỵ <=> -Dậu <=> -Sửu <=> -Tỵ.

Chúng ta định nghĩa hợp nhau là hợp hàng Can,Chi, Âm-Dung và Ngũ
Hành đồng thời phi trừ ra nếu có xung/khắc kiểu nào đó.

Cuói cùng là hướng Tốt/Xấu:

(Viết dấu - tức là Xấu, còn lại là Tốt).

Hướng Hỷ thần (Tốt):

Ngày Giáp-, Kỷ- : Đông-Bắc..
Ngày Ât-, Canh- : Tây-Bắc..
Ngày Bính-, Tân- : Tấy-Nam..
Ngày Đinh-, Nhâm- : Nam..
Ngày Mậu-, Quý- : Đông-Nam..

Hướng Tài thần (Tốt):

Ngày Giáp-, Ât- : Đông-Nam..
Ngày Bính-, Đinh- : Đông..
Ngày Mậu- : Bắc..
Ngày Kỷ- : Nam..
Ngày Canh-, Tân- : Tây-Nam..
Ngày Nhâm- : Tây..
Ngày Quý- : Tây-Bắc..

Hạc thần (Xấu):

Ngày Kỷ-Dậu, Canh-Tuất, Tân-Hợi,
Nhâm-tý, Quý-Sửu, Giáp-Dần : -Đông-Bắc..
Ngày Ât-Mão, Bính-Thìn, Đinh-Tỵ,
Mậu-Ngọ, Kỷ-Mùi : -Đông..
Ngày Canh-Thân, Tân-Dậu, Nhâm-Tuất,
Quý-Hợi, Giáp-Tý, Ât-Sửu : -Đông-Nam..
Ngày Bính-Dần, Đinh-Mão, Mậu-Thìn,
Kỷ-Tỵ, Canh-Ngọ : -Nam..
Ngày Tân-Mùi, Nhâm-Thân, Quý-Dậu,
Giáp-Tuất, Ât-Hợi, Bính-Tý : -Tây-nam..
Ngày Đinh-Sửu, Mậu-Dần, Kỷ-Mão,
Canh-Thìn, Tân-Tỵ : -Tây..
Ngày Nhâm-Ngọ, Quý-Mùi, Giáp-Thân,
Ât-Đậu, Bính-Tuất, Đinh-Hợi : -Tây-Bắc..
Ngày Mậu-Tý, Kỷ-Sửu, Canh-Dần,
Tân-Mão, Nhâm-thìn : -Bắc..
Nếu cùng một ngày, một hướng vừa Tốt vừa Xấu thì ta bỏ qua.

3. Khái niệm về Quẻ:

Theo kinh dịch, trên đời, mỗi người thuộc vào một trong 8 Quẻ khác nhau:
Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Khôn, Tốn và Chấn, tương ứng với đặc tính của
Nước, Lửa, Núi, Đồng, Trời, Đất, Gió và Sấm. Trên mặt đất có 8 hướng:
Bắc, Nam, Đông, Tây và các hướng xen kẽ. Đó là Bát trạch, và chúng được
chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gọi là một Tứ trạch. Đó là: Đông tứ trạch
gồm: Bắc, Nam, Đông và Đông-Nam, còn Tây tứ trạch gồm: Tây, Tây-Bắc,
Tây-Nam và Đông-Bắc. Những người thuộc Quẻ Khảm, Ly, Tốn và Chấn thì hợp
với Đông tứ trạch. Những người thuộc Quẻ Cấn, Đoài, Càn và Khôn thì hợp
với Tây tứ trạch. Cá thể con người ta cũng có thể ví như một thanh nam
châm sinh học vậy. Nếu nằm đúng hướng thì tâm sinh lý thoải mái làm việc
hiệu quả hơn. Trái lại nằm ngược hướng thì tâm sinh lý bị kìm hãm, người
không được thoải mái và sẽ khó làm việc hiệu quả được... Những người cùng
hợp với một Tứ trạch thì hợp Quẻ với nhau. áp dụng kinh dịch để xác định
hướng tốt cho mình và chọn đối tác, chọn vợ/chồng cho hợp. Tuy nhiên phải
kết hợp với các yếu tố: Can, Chi, Mệnh và Âm dương nữa. ở Việt Nam mình
gần đây mới rộ lên việc tìm hiểu kinh dịch và tâm linh, chứ ở Hàn Quốc,
người ta đã lấy Kinh dịch làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động và các mối
quan hệ trong đời sống. Cờ của Hàn Quốc có hình Thái cực đồ, âm dương
chuyển hoá và 4 Hào chính của Kinh dịch...

Cách tìm Quẻ của một người như sau:

Gọi năm sinh Âm lịch là N.
Lấy N+8, được kết quả chia cho 9, được số dư (gọi là sQue), thì

Nếu là đàn ông ta tra bảng sau
sQue = 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Quẻ = Khảm Ly Cấn Đoài Càn Khôn Tốn Chấn Khôn.

Nếu là đàn bà ta tra bảng sau
sQue = 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Quẻ = Cấn Càn Đoài Cấn Ly Khảm Khôn Chấn Tốn.

Quy luật Hợp/Xung như đã nêu trên.

4. Ý nghĩa sao tốt
(Viết HĐ = Sao gây ra ngày Hoàng Đạo):
(Viết dấu - tức là Xấu, còn lại là Tốt).

Âm đức: Mọi việc..
Cát khánh: Mọi việc..
Dân nhật (Thời đức): Mọi việc..
Dịch mã: Mọi việc, Xuất hành..
Đại hồng Sa: Mọi việc..
Địa tài: Cầu lộc, Cầu tài, Khai trương..
Giải thần: Giải oan, Tế tự, Tố tụng, Giải được các sao xấu..
Hoàng ân: Chưa thấy sách nào nói tới..
Hoạt điệu: Gặp Thụ tử thì xấu mọi việc..
Ich hậu: Giá thú, Mọi việc..
Kim đường (HĐ): Mọi việc..
Kính tâm: Tang lễ..
Lộc khố (Thiên phú): Cầu lộc, Cầu tài, Giao dịch, Khai trương, Mọi việc..
Lục hợp: Mọi việc..
Mãn đức tính: Mọi việc..
Mẫu thương: Cầu lộc, Cầu tài, Khai trương..
Minh đường (HĐ): Mọi việc..
Minh tinh: Mọi việc..
Ngọc đường (HĐ): Mọi việc..
Nguyệt ân: Mọi việc..
Nguyệt đức: Mọi việc..
Nguyệt đức hợp: Mọi việc, Tố tụng..
Nguyệt giải: Mọi việc..
Nguyệt không: Làm giường, Mọi việc, Sửa nhà cửa..
Nguyệt tài: Cầu lộc/Cầu tài, Di chuyển, Giao dịch, Khai trương, Xuất Hành..
Ngũ hợp: Mọi việc..
Ngũ phú: Mọi việc..
Nhân chuyên: Giải các sao xấu, trừ Kim Thần thắt sát..
Phổ hộ: Giá thú, Làm phúc, Mọi việc, Xuất hành..
Phúc hậu: Cầu lộc, Cầu tài, Khai trương..
Phúc sinh: Mọi việc..
Quan nhật: Mọi việc..
Sát cống: Giải các sao xấu, trừ Kim thần thắt sát..
Sinh khí: Động thổ, Mọi việc, Sửa nhà cửa, Trồng cây, ..
Tam hợp: Mọi việc..
Thanh long (HĐ): Mọi việc..
Thánh tâm: Cầu phúc, Mọi việc, Tế tự..
Thiên ân: Mọi việc..
Thiên đức: Mọi việc..
Thiên đức hợp: Mọi việc..
Thiên hỷ: Mọi việc, Hôn thú..
Thiên mã (Lộc mã): Cầu lộc, Cầu tài, Giao dịch, Xuất hành..
Thiên phú: An táng, Khai trương, Mọi việc, Xây dựng..
Thiên phúc: Mọi việc..
Thiên quan: Mọi việc..
Thiên quý: Mọi việc..
Thiên tài: Cầu lộc, Cầu tài, Khai trương..
thiên thành: Mọi việc..
Thiên thụy: Mọi việc..
Thiên xá: Giải oan, Tế tự, Giải được các sao xấu..
Trực tinh: Giải các sao xấu, Kim thần thắt sát..
Tuế đức: Mọi việc..
Tuế hợp: Mọi việc, Mọi việc..
Tục thế: Giá thú, Mọi việc..
U vi tinh: Mọi việc..
Yếu yên (Thiên quý): Giá thú, Mọi việc..

5. Ý nghĩa sao xấu
(Viết HĐ = Sao gây ra ngày Hắc đạo):
(Viết dấu - tức là Xấu, còn lại là Tốt).

Âm thác: -An táng, -Giá thú, -Xuất hành..
Bạch hổ (HĐ): -An táng..
Băng tiêu ngọa hãm: -Mọi việc..
Câu trận (HĐ): -An táng..
Chu tước (HĐ): -Khai trương, -Nhập trạch..
Cô thần: -Giá thú..
Cửu không: -Cầu tài, -Khai trương, -Xuất hành..
Cửu thổ quỷ: -Mọi việc..
Dương công kỵ: -Mọi việc..
Dương thác: -An táng, -Giá thú, -Xuất hành..
Đại hao (Tử khí quan phù): -Mọi việc..
Đại không vong: -Giao dịch, -Giao tài vật, -Xuất hành..
Địa phá: -Xây dựng..
Địa tặc: -An táng, -Động thổ, -Khởi tạo, -Xuất hành..
Hà khôi (Cẩu giảo): -Mọi việc, -Xây nhà..
Hoang vu: -Mọi việc..
Hoàng sa: -Xuất hành..
Hỏa tai: -Lợp nhà, -Xây nhà..
Hỏa tinh: -Làm bếp, -Lợp nhà..
Huyền vũ (HĐ): -An táng..
Không phòng: -Giá thú..
Kiếp sát: -An táng, -Giá thú, -Xây dựng, -Xuất hành..
Kim thần thất sát: -Mọi việc..
Lôi công: -Xây nhà..
Lỗ ban sát: -Khởi tạo..
Lục bất thành: -Xây dựng..
Ly sàng: -Giá thú..
Ly sào: -Chuyển nhà, -Giá thú, -Xuất hành..
Napoleon: -Mọi việc..
Nguyệt hình: -Mọi việc..
Nguyệt hỏa (Độc hỏa): -Làm bếp, -Lợp nhà..
Nguyệt hư (Nguyệt sát): -Giá thú, -Mở cửa hàng..
Nguyệt kiến chuyển sát: -Động thổ..
Nguyệt kỵ: -Mọi việc..
Nguyệt phá: -Xây nhà..
Nguyệt tận (Ngày hối): -Mọi việc..
Nguyệt yếm (Đại họa): -Giá thú, -Xuất hành..
Ngũ hư: -An táng, -Giá thú, -Khởi tạo..
Ngũ quỷ: -Xuất hành..
Nhân cách: -Giá thú, -Khởi tạo..
Phi ma sát (Tai sát): -Giá thú, -Nhập trạch..
Phủ đầu sát: -Khởi tạo..
Quả tú: -Giá thú..
Qủy khốc: -An táng, -Tế tự..
Sát chủ: -Mọi việc..
Tam nương: -Mọi việc..
Tam tang: -An táng, -Giá thú, -Khởi tạo..
Thần ác đại bại: -Mọi việc, -Mọi việc..
Thần cách: -Tế tự..
Thiên cương (Diệt Môn): -Mọi việc..
Thiên địa chính chuyển: -Động thổ..
Thiên địa chuyển sát: -Động thổ..
Thiên hỏa: -Lợp nhà..
Thiên lại: -Mọi việc..
Thiên ngục: -Lợp nhà, -Mọi việc..
Thiên ôn: -Xây dựng..
Thiên tặc: -Động thổ, -Khai trương, -Khởi tạo, -Nhập trạch..
Thổ cấm: -An táng, -Xây dựng..
Thổ ôn (Thiên Cẩu): -Đào ao, -Đào giếng, -Tế tự, -Xây dựng..
Thổ phủ: -Động thổ, -Xây dựng..
Thụ tử: -Mọi việc, Săn bắn..
Tiểu hao: -Cầu tài, -Kinh doanh..
Tiểu hồng sa: -Mọi việc..
Tiểu không vong: -Giao dịch, -Giao tài vật, -Xuất hành..
Tội chỉ: -Kiện cáo, -Tế tự..
Trùng phục: -An táng, -Giá thú..
Trùng tang: -An táng, -Giá thú, -Khởi công, -Xây nhà..
Tứ ly: -Mọi việc..
Tứ thời cô quả: -Giá thú..
Tứ thời đại mộ: -An táng..
Tứ tuyệt: -Mọi việc..
Văng vong (Thổ kỵ): -Cầu lộc, -Cầu tài, -Giá thú, -Xuất hành..
Xích khẩu: -Cầu lộc, -Cầu tài, -Giá thú, -Xuất hành..

6. Các ngày xấu theo Dân gian: Có ảnh hưởng tâm lý là chính.

Ngày 13 Thứ Sáu Dương lịch: Xấu theo dân gian Châu Âu..
Ngày Nguyệt kỵ (5,14,23 Âm lịch): Xấu nói chung..
Ngày Tam nương (3,7,13,18,22,27 Âm lịch): Xấu nói chung..
Ngày Nguyệt tận (cuối các tháng Âm lịch): Xấu nói chung..
Ngày Tứ ly (trước Xuân Phân,Hạ Chí,Thu Phân,Đông Chí): Xấu nói chung..
Ngày Tứ tuyệt (tận cùng các mùa Xuân,Hạ,Thu,Đông): Xấu nói chung..

7. Ý nghĩa 12 Trực:
Gặp ngày Tiết-Khí thì bắt đầu chu trình mới mang tên Trực
của ngày trước đó và tiếp tục tăng dần.
(Viết dấu - tức là Xấu, còn lại là Tốt).

Kiến: Xuất hành, Giá thú, -Động thổ..
Trừ: Mọi việc..
Mãn: Tế tự, Cầu phúc, Cầu tài, -Các việc khác..
Bình: Mọi việc..
Định: Cầu tài, Ký hợp đồng, Yến tiệc, -Tố tụng, -Tranh chấp, -Chữa bệnh..
Chấp: Khởi công, Xây dựng, -Xuất hành, -Di chuyển, -Khai trương..
Phá: Chữa bệnh, Dỡ nhà cũ, Phá bỏ đồ cũ, -Các việc khác..
Nguy: -Xấu mọi việc..
Thành: Xuất hành, Giá thú, Khai trương, -Kiện cáo, -Tranh chấp..
Thu: Thu hoạch, -Khởi công, -Xuất hành, -An táng..
Khai: -Động thổ, -An táng, Các việc khác..
Bế: Đắp đê, Lấp hố rãnh, -Các việc khác..

8. Mặt trời:
ở đây chúng tôi cho vào Lịch vạn sự 3 thời điểm của Mặt trời
trông thấy ở Việt Nam là:

Lúc mặt trời Mọc, lúc chính Ngọ và lúc mặt trời Lặn tại 3 thành phố chính
Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Làm như vậy để giúp mọi người chọn giờ chuẩn hơn
trong các việc liên quan đến bốc mộ, đào huyệt, cải táng, xuất hành...

Ví dụ:
Trên Lịch ghi HN 5g35/11g58\18g12.
Nghĩa là tại Hà Nội ngày hôm đó mặt trời Mọc lúc 5g35, chính Ngọ mặt trời
ở đúng đỉnh đầu lúc 11g58 (chứ không phải là 12g00 như nhiều người thường
nghĩ) và Lặn lúc 18g12. Tương tự với Huế và SG.

Chú ý:
Do trang màn hình không đủ cho nên có thể không đưa vào Lịch vạn sự Thời
điểm mặt trời Mọc, Ngọ, Lặn... Khi đó Bạn hãy dùng phím mũi tên lên/xuống
để chuyển sang ngày gần nhất có Mặt trời, với độ chính xác khoảng 1 phú11t.

9. Tài liệu tham khảo:

1-Lê Thành Lân: Lịch Hai Thế Kỷ (1802-2010) và Các Lịch Vĩnh Cửu.
NXB Thuận Hóa, Huế - 1995.

2-Nguyễn Trọng Bỉnh, Nguyễn Linh và Bùi Việt Nghi:
Bảng đối chiếu âm dương lịch 2000 năm và Niên biểu Lịch sử...
NXB Khoa học Xã Hội Hà Nội - 1976.

3-Tân Việt và Thiều Phong: Bàn về Lịch Vạn Niên.
NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội - 2002.

4-Trương Cam Bảo (Biên dịch): Từ điển Thiên văn.
NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội - 1993.

5-Viện Khoa học Việt Nam: Lịch thế kỷ XX, 1901-2000.
NXB Văn hóa Hà Nội - 1997.

6-Nhóm dịch Tràng An - Ông Văn Tùng: Lịch Vạn niên 1932-2050.
NXB Văn hoá Sân khấu Hà Nội - 2002.

7-Lê Gia: Dịch học giản yếu (Diễn giải, ứng dụng, Dịch lý).
NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội - 2000.

8-Trần Tiến Bình: Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2100).
NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội - 2005.

9.Lê Thành Lân: Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ (0001-2010).
NXB Thống kê Hà Nội - 2000.

9. Lời khuyên:

Hiện nay lịch Vạn sự rởm nhiều mà nội dung khác biệt với nhau và dĩ nhiên
là sai khác nhiều so với các kết quả có tính khoa học nghiêm túc như các
tác phẩm nêu trên, đã được Bộ Văn hóa cho phép xuất bản.

Nếu không chọn được ngày lành tháng tốt như ý thì hãy vận dụng phép quyền
biến: linh động tùy hoàn cảnh mà biến báo, không nên cứ máy móc rập khuôn
theo Lịch Vạn sự mà có thể hỏng việc. Với tinh thần biết mình biết ta
trăm trận trăm thắng, biết ngày giờ xấu tốt để đề phòng, tránh được rủi
ro và tóm bắt thời cơ thuận lợi mà thành công. Lịch Vạn sự chỉ là xác
suất, thống kê chứ không phải là một định luật.

10. Ngày lễ theo dương lịch

1/1/0000 Chúc mừng Năm mới
1/1/1984 Quốc khánh Brunei
1/1/1959 Quốc khánh Cu Ba
1/1/1993 Quốc khánh Cộng hoà Séc
4/1/1948 Quốc khánh Myanma
6/1/1946 Bầu cử Quốc hội VNDCCH lần thứ nhất
9/1/1950 Ngày Học sinh Việt Nam
13/1/1941 Khởi nghĩa Đô Lương
18/1/1950 Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
26/1/1950 Quốc khánh Uc
26/1/1978 Quốc khánh ấn Độ
27/1/1973 Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh
30/1/1950 Quan hệ ngoại giao Nga
31/1/1968 Quốc khánh Nauru
3/2/1930 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
4/2/1977 Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6/2/1840 Quốc khánh New Zealand
7/2/1974 Quốc khánh Grênađa
9/2/1930 Khởi nghĩa Yên Bái
10/2/2002 Ngày Thơ Việt Nam
11/2/1979 Quốc khánh Iran
14/2/0000 Ngày lễ Tình yêu Valentine
22/2/1979 Quốc khánh Xantaluxia
23/2/1984 Quốc khánh Brunei
24/2/1979 Quốc khánh Estônia
25/2/1961 Quốc khánh Kuwait
26/2/1802 Ngày sinh nhà văn Victor Hugo
27/2/1955 Thầy thuốc Việt Nam
3/3/1959 Ngày Bộ đội biên phòng Việt Nam
4/3/1852 Ngày mất nhà văn Nga N.V.Gôgôl
5/3/1914 Ngày quốc tế Cộng sản
6/3/1946 Ngày ký Hiệp định sơ bộ
6/3/1957 Quốc khánh Ghana
8/3/1910 Ngày quốc tế Phụ nữ
11/3/1945 Khởi nghĩa Ba Tơ
12/3/1968 Quốc khánh Mauritius
13/3/1822 Ngày mất nhà văn Phan Huy Ich
14/3/1982 Ngày mất nhà phê bình văn học Hoài Thanh
15/3/1953 Ngày Nhiếp ảnh Việt Nam
15/3/0000 Ngày Quốc tế về Quyền người tiêu dùng
16/3/1787 Ngày sinh nhà vật lý Đức G.S.Ôm
17/3/1949 Quốc khánh Irland
17/3/1861 Quốc khánh Italia
17/3/1949 Ngày quốc tế về Biển
18/3/1871 Công xã Paris
18/3/1992 Quan hệ ngoại giao với Lítva
19/3/1950 Ngày Toàn quốc chống Mỹ
19/3/1967 Ngày Đặc công Việt Nam
20/3/1956 Quốc khánh Tuynizi
21/3/1990 Quốc khánh Nambia
21/3/1990 Ngày quốc tế Chống phân biệt chủng tộc
22/3/0000 Ngày Nước sạch thế giới
23/3/1956 Quốc khánh Pakistan
23/3/1956 Ngày Khí tượng thế giới
24/3/0000 Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao
24/3/1926 Ngày mất nhà yêu nước Phan Chu Trinh
25/3/1821 Quốc khánh Hy Lạp
25/3/1946 Ngày Công binh Việt Nam
25/3/1966 Ngày Giao thông vận tải Việt Nam
26/3/1931 Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
26/3/0000 Ngày mất Beethoven
27/3/0000 Ngày quốc tế Sân khấu
27/3/1946 Ngày Thể thao Việt Nam
28/3/1945 Đoàn kết dân tộc Tây Nguyên
28/3/1945 Ngày Dân quân Tự vệ Việt Nam
31/3/1732 Ngày sinh nhà soạn nhạc Aó J.Haydn
1/4/1953 Ngày Phòng không không quân Việt Nam
1/4/1958 Ngày Thuỷ sản Việt Nam
4/4/1960 Quốc khánh Sênêgal
7/4/1948 Ngày Sức khoẻ thế giới
8/4/1965 Thành lập Cộng đồng Châu Âu
11/4/1940 Ngày quốc tế các Tù nhân chống Phát xít
13/4/0000 Tết Năm mới người Khơme, Chôi Ch'nam Th'mây
14/4/1887 Ngày mất văn thân chống Pháp Nguyễn Cao
15/4/1992 Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992
16/4/1946 Ngày Quân y Việt Nam
17/4/1946 Quốc khánh Xyri
18/4/0000 Ngày chăm sóc người tàn tật
22/4/1870 Ngày sinh V. I. Lênin
23/4/0000 Ngày Bản quyền và Sách thế giới
25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam thống nhất
26/4/0000 Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới
27/4/1960 Quốc khánh Tôgô
29/4/1945 Ngày truyền thống ngành Xây dựng
30/4/1975 Miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng
1/5/1886 Ngày quốc tế Lao động
1/5/1959 Ngày Hàng không Dân dụng Việt Nam
3/5/1948 Ngày quốc tế Tự do báo chí
5/5/1818 Ngày sinh K. Marx
5/5/1959 Ngày Bộ đội Trường Sơn
6/5/1951 Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
7/5/1954 Ngày giải phóng Điện Biên Phủ
9/5/1945 Ngày chiến thắng Phát xít
15/5/1941 Thành lập Đội Thiếu niên Tnf phong HCM
17/5/1905 Quốc khánh Na Uy
17/5/0000 Ngày Viễn thông thế giới
19/5/1890 Ngày sinh Hồ Chí Minh
19/5/1941 Thành lập Mặt trận Việt Minh
21/5/2002 Phong trào Văn hóa thế giới
22/5/0000 Ngày thế giới về Nước, Đa dạng Sinh học
22/5/1946 Ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam
23/5/1977 Quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha
25/5/1946 Quốc khánh Jordan
25/5/1810 Quốc khánh Argentina
28/5/1974 Quốc khánh Êthiôpia
31/5/0000 Ngày thế giới Không hút thuốc lá
1/6/1949 Ngày quốc tế Thiếu nhi
1/6/1972 Quan hệ ngoại giao với Chi Lê
2/6/1946 Quốc khánh Italia
4/6/1970 Quốc khánh Tonga
4/6/1992 Quan hệ Ngoại giao với Kyrgyzstan
5/6/1972 Ngày Môi trường thế giới
6/6/1809 Quốc khánh Thuỵ Điển
9/6/1960 Ngày Du lịch Việt Nam
9/6/1946 Thành lập Tổ chức Nhà báo quốc tế
10/6/1580 Quốc khánh Bồ Đào Nha
11/6/1992 Quan hệ Ngoại giao với Môlđôva
12/6/1991 Quốc khánh Liên bang Nga
12/6/1898 Quốc khánh Philippines
13/6/1927 Ngày mất chí sĩ Lương Văn Can
14/6/0000 Ngày quốc tế tôn vinh những Người hiến máu
17/6/1994 Quốc khánh Irland
18/6/1949 Ngày Bộ đội vận tải
19/6/1912 Ngày sinh nhà thơ Lưu Trọng Lư
20/6/0000 Ngày quốc tế Giải trừ Vũ khí hạt nhân
21/6/1925 Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
22/6/1827 Ngày sinh nhà sử học Nguyễn Thông
23/6/1921 Quốc khánh Lúcxămbua
24/6/1967 Quan hệ ngoại giao với Cămpuchia
25/6/1946 Thành lập Ngân hàng thế giới
26/6/2000 Ngày Thế giới Phòng chống ma túy
26/6/0000 Hiến chương Liên hợp quốc
27/6/1978 Thành lập Tổng cục Dầu lửa Việt Nam
28/6/2001 Ngày Gia đình Việt Nam
29/6/1946 Ngày Bộ đội pháo binh
30/6/2003 Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới
1/7/1867 Quốc khánh Thuỵ Sỹ
1/7/1867 Quốc khánh Canada
1/7/1997 Hồng Kông về với Trung Quốc
1/7/0000 Ngày Kiến trúc thế giới
2/7/1976 Sài Gòn có tên mới là TP Hồ Chí Minh
2/7/1976 Quốc hội đặt tên nước CHXHCN Việt Nam
4/7/1776 Quốc khánh Hoa Kỳ
5/7/1962 Quốc khánh Algiêri
5/7/0000 Ngày Hợp tác quốc tế
6/7/1999 UNESCO trao giải Thành phố vì Hoà bình cho Hà Nội
9/7/1912 Ngày sinh Nguyễn Văn Cừ
9/7/1960 Ngày Du lịch Việt Nam
11/7/1987 Ngày Dân số thế giới
12/7/1979 Quốc khánh Kiribati
12/7/1946 Ngày Lực lượng An ninh nhân dân
14/7/1992 Quan hệ Ngoại giao với Tajikistan, Armênia
14/7/1789 Quốc khánh Cộng hoà Pháp
15/7/1950 Ngày Thanh niên xung phong Việt Nam
17/7/1968 Quốc khánh Irắc
18/7/1977 Ký hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Lào
19/7/1979 Quốc khánh Nicaragoa
20/7/1946 Thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
20/7/1962 Ngày Lực lượng Cảnh sát Việt Nam
20/7/1954 Ký Hiệp định Genève
21/7/1892 Ngày sinh hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
22/7/1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước ASEAN
23/7/0907 Ngày mất danh tướng Khúc Thừa Dụ
23/7/1952 Quốc khánh Ai Cập
25/7/1948 Hội Văn nghệ Việt Nam
25/7/1947 Liên hoan Thanh niên-Sinh viên thế giới
26/7/1947 Quốc khánh Libêria
27/7/1947 Ngày Thương binh Liệt sỹ
28/7/1929 Ngày Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
29/7/1992 Quan hệ Ngoại giao với Tuốcmênixtan
31/7/1958 Thành lập Hội Hữu nghị Nga-Việt
2/8/1994 Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới
4/8/1989 Quốc khánh Buốckina Fasô
5/8/1964 Ngày Hải quân Việt Nam
6/8/1825 Quốc khánh Bôlivia
6/8/0000 Ngày Chống vũ khí nguyên tử
8/8/1967 Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á
9/8/1965 Quốc khánh Singapore
10/8/2004 Chất độc da cam điôxin
13/8/1980 Quốc khánh Trung Phi
14/8/1945 Ngày chiến thắng Phát xít Nhật
15/8/1945 Ngày Bưu điện Việt Nam
17/8/1945 Quốc khánh Inđônêsia
19/8/1945 Cách mạng Tháng Tám thành công
19/8/1945 Thành lập lực lượng Công an Nhân dân
19/8/2005 Ngày hội Toàn dân bảo An ninh Tổ quốc
20/8/1989 Quốc khánh Hungary
20/8/1864 Ngày anh hùng Trương Công Định tuẫn tiết
24/8/1968 Ngày Bộ đội xăng dầu Việt Nam
25/8/1442 Ngày sinh vua, nhà thơ Lê Thánh Tông
26/8/1975 Tham gia Phong trào các nước không liên kết
28/8/1945 Thành lập ngành Ngoại giao
30/8/1917 Ngày Khởi nghĩa Thái Nguyên
31/8/1957 Quốc khánh Malaysia
31/8/1930 Ngày Văn hoá tư tưởng
1/9/1945 Ngày Thế giới vì hoà bình
1/9/1972 Quan hệ Ngoại giao với Ghinê
1/9/1992 Quốc khánh Slôvakia
2/9/1945 Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần
5/9/1945 Khai giảng Năm học mới
5/9/1962 Quan hệ Ngoại giao với Lào
6/9/1942 Ngày mất Lê Hồng Phong
7/9/1970 Ngày Truyền hình Việt Nam
7/9/1922 Quốc khánh Brasil
8/9/1946 Ngày quốc tế Xoá nạn mù chữ
8/9/1946 Ngày quốc tế Các nhà báo
9/9/1948 Quốc khánh Triều Tiên
10/9/1955 Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
11/9/2001 Ngày nước Mỹ bị khủng bố
12/9/1930 Ngày Xô viết Nghệ Tĩnh
15/9/1792 Ngày mất vua Quang Trung
15/9/1976 Việt Nam gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế
16/9/1948 Quốc khánh Triều Tiên
18/9/1810 Quốc khánh Chi Lê
19/9/1442 Ngày mất anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
20/9/1977 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
21/9/1991 Quốc khánh Armênia
22/9/1960 Quốc khánh Mali
22/9/1912 Ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử
23/9/1945 Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp
23/9/1975 Ngày Quan hệ ngoại giao CHLB Đức
27/9/1975 Ngày Du lịch thế giới
27/9/1940 Ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn
1/10/1949 Quốc khánh Trung Quốc
1/10/1960 Quốc khánh Sip
1/10/0000 Ngày quốc tế Người cao tuổi
2/10/2008 Ngày Khuyến học Việt Nam
2/10/1958 Quốc khánh Ghinê
2/10/0000 Ngày Âm nhạc quốc tế
3/10/1990 Quốc khánh Liên bang Đức
3/10/1892 Ngày sinh Aragôn
4/10/1830 Quốc khánh Bỉ
4/10/1857 Ngày sinh bác học Xiôncốpxki
4/10/1996 Ngày Phòng cháy chữa cháy Việt Nam
5/10/1955 Ngày Các nhà Địa chất
5/10/1959 Ngày Tăng thiết giáp
6/10/1292 Ngày sinh Chu Văn An
6/10/1907 Ngày sinh nhà thơ Thế Lữ
7/10/1960 Quốc khánh Nê Pan
8/10/1941 Thành lập ngành Sư phạm Việt Nam
9/10/0000 Ngày Bưu chính quốc tế
10/10/1954 Ngày giải phóng Thủ đô
10/10/1952 Ngày Xuất bản, In và Phát hành sách
12/10/0000 Ngày quốc tế Giảm nhẹ thiên tai
13/10/2004 Ngày Doanh nhân Việt Nam
13/10/0000 Ngày quốc tế Giảm nhẹ thiên tai
14/10/1930 Thành lập Hội Nông dân Việt Nam
14/10/0000 Tiêu chuẩn hoá quốc tế
15/10/1949 Thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên
16/10/1900 Ngày Lương thực thế giới
17/10/2000 Ngày thế giới vì Người nghèo
17/10/1988 Ngày Tổng cục Dầu lửa Việt Nam
20/10/1930 Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
20/10/1912 Ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng
21/10/1969 Quốc khánh Sômalia
21/10/0000 Ngày quốc tế Chống chiến tranh
22/10/1117 Ngày mất Nguyên phi ỷ Lan
24/10/1945 Thành lập Liên hợp quốc
26/10/1955 Quốc khánh Cộng hoà Aó
26/10/2004 Việt Nam ký Công ước Bern
29/10/1923 Quốc khánh Thổ Nhĩ Kỳ
30/10/1962 Thành lập VietComBank
2/11/1903 Quốc khánh Panama
4/11/1946 Thành lập UNESCO
6/11/1981 Thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam
7/11/1917 Cách mạng Tháng Mười Nga
8/11/1946 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
9/11/1953 Quốc khánh Cămpuchia
10/11/0000 Ngày Thanh niên thế giới
10/11/938 Ngày Chiến thắng Bạch Đằng
11/11/1918 Quốc khánh Ba Lan
11/11/1975 Quốc khánh Angôla
12/11/1936 Ngày Mỏ Việt Nam
14/11/1998 Việt Nam gia nhập APEC
14/11/1945 Ngày Nông nghiệp Việt Nam
17/11/1941 Ngày Sinh viên quốc tế
18/11/1918 Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
18/11/1918 Quốc khánh Látvia
20/11/1982 Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo
22/11/1943 Quốc khánh Libăng
23/11/2005 Ngày Di sản văn hoá Việt Nam
23/11/1940 Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa
25/11/1975 Quốc khánh Suriname
26/11/2005 Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hoá thế giới
28/11/1820 Ngày sinh F. Ăngghen
28/11/1959 Ngày Lâm nghiệp Việt Nam
28/11/1912 Quốc khánh Anbani
28/11/1960 Quốc khánh Mauritanie
29/11/2000 Hạ Long là Di sản văn hoá thế giới lần thứ 2
29/11/1999 Hội An và Mỹ Sơn là Di sản văn hoá thế giới
1/12/1987 Ngày quốc tế Chống AIDS
1/12/1792 Ngày sinh Lôbachévsky
2/12/1975 Quốc khánh Lào
2/12/1960 Ngày Quan hệ ngoại giao với Cu Ba
3/12/0000 Ngày quốc tế vì Người tàn tật
5/12/1927 Quốc khánh Thái Lan
6/12/1917 Quốc khánh Phần Lan
6/12/1921 Quốc khánh Irland
6/12/1989 Ngày Hội Chiến binh Việt Nam
6/12/1993 Huế là Di sản văn hoá thế giới
10/12/0000 Ngày quốc tế về Quyền con người
10/12/1922 Ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận
11/12/1946 Thành lập UNICEF
11/12/1972 Quan hệ ngoại giao với Aó
13/12/2000 Hạ Long là Di sản văn hóa thế giới
17/12/1994 Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới
19/12/1946 Ngày Toàn quốc kháng chiến
20/12/1960 Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
22/12/1944 Thành lập QĐNDVN và Quốc phòng toàn dân
25/12/0000 Noel - Thiên Chúa Giáng Sinh
26/12/1961 Ngày Dân số thế giới
26/12/1867 Ngày sinh nhà yêu nước Phan Bội Châu
27/12/1945 Qũy Tiền tệ quốc tế
27/12/1822 Ngày sinh Luis Pasteur
29/12/1945 Ngày Thủy Lợi Việt Nam
29/12/1972 Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội
31/12/1967 Ngày mất nhạc sĩ Hoàng Việt

11. Ngày lễ theo âm lịch

1-3/1 Tết Nguyên Đán
4/1 Hội Liễu Đôi
5/1 Hội Đống Đa
6/1 Hội La Cả
10/1 Hội Voi
12/1 Hội Gầu Tào
1-15/1 Hội Đền Bắc Lê
1-19/1 Hội Đua Trải
6-29/1 Hội Chùa Hương
2-30/1 Hội Lồng Tồng
4/1 Hội Làng Giữa
4/1 Hội Chùa Keo
4-6/1 Hội Chùa Trăm Gian
4-6/1 Hội Đền Mai Động
5/1 Hội Tây Sơn
5-10/1 Hội Vật Võ Liễu Đôi
6-7/1 Hội Đông Hồ
6-8/1 Hội Đền Sóc Sơn
6-16/1 Hội Đền An Dương Vương
7/1 Hội làng Lê Văn Duyệt
8/1 Hội Viếng chợ Chùa
10-15/1 Hội Đền Phạm Ngũ Lão
10-30/1 Hội Đền Yên Tử
11-12/1 Hội Trò Trám
13/1 Hội Lim
13-15/1 Hội Chùa Keo
14-23/1 Hội Đình Thổ Tang
15/1 Tết Nguyên Tiêu
15/1 Hội Núi Bà Đen
15/1 Hội Hích
15/1 Hội Đền Và
15/1 Hội Đền Bà Chúa Kho
15/1 Hội Đền Cửa Suốt
15/1 Hội Đền Hạ Lôi
15-16/1 Hội Văn Chàng
15-18/1 Hội Vía Linh Sơn Thánh Mẫu
15-23/1 Hội Côn Sơn
17/1 Hội Chùa Dâu
17/1 Hội Chùa Từ Pháp
20-22/1 Hội Thổ Hà
20-30/1 Hội Hoa Vị Khê
22-27/1 Hội Chợ Kỳ Lừa
22/1 Hội Đua trải
1/2 Hội Làng Cát Hi
1-7/2 Hội Điện Hòn Chén
1-29/2 Hội Hoa Ban
1-30/2 Hội Đền Yên Tử
2/2 Hội Chùa Trầm
2/2 Hội Miếu Ông Địa
3-30/2 Hội Đền Cửa Ông
3-6/2 Hội Đền Hai Bà Trưng
4/2 Hội Hòn Chén
8/2 Hội Đền Yết Kiêu
8/2 Hội Đền Quát
14/1 Hội Đền Hóa Dạ Trạch
14-15/2 Hội Bánh chưng làng Nghìn
15/2 Hội Chử Đồng Tử
15/2 Hội Đình làng Võ Giàng
15/2 Hội Đền Cuông
18/2 Hội Chùa Hương
19-20/2 Hội Đình làng Lý Hải
24/2 Hội Đền Bà Triệu
1-10/3 Hội Phủ Giầy
1-15/3 Hội Đền Sủi
1-30/3 Hội Đền Yên Tử
3/3 Tết Hàn Thực
6/3 Hội Chùa Tây Phương
6/3 Hội Đền Hát Môn
6-9/3 Hội Đền Hét
7/3 Hội Chùa Thầy
9-11/3 Hội Trường Yên
9-13/3 Hội Đền Hùng
10/3 Giỗ Tổ Hùng Vương
10-20/3 Hội Đền Sượt
10-26/3 Hội Giá
13-18/3 Hội Đền Đô
15/3 Hội Đình Bảng
20-23/3 Hội Tháp Bà
21-30/3 Hội Làng Lộng Khê
23/3 Hội Làng Lệ Mật
1-10/4 Hội Phủ Giầy
8/4 Hội Chùa Dâu
6/4 Hội Đua voi
9-12/4 Hội Gióng
12-14/4 Hội Đình Bình Thuỷ
14-16/4 Hội Làng Bảo Ninh
15/4 Lễ Phật Đản
23-27/4 Hội Bà Chúa Xứ
5/5 Tết Đoan Ngọ
5-6/5 Hội Vía Linh Sơn Thánh Mẫu
14-16/5 Hội Đền Chèm
29/5-7/6 Hội Trà Cổ
10-20/6 Hội Đua bơi Quan Lạn
15-16/6 Hội Vàm Láng
1/7 Hội Làng Cát Hi
14-16/7 Hội Làng Bảo Ninh
15/7 Ngày Xá tội Vong nhân
15/7 Tết Trung Nguyên
21/7 Giỗ Bác Hồ kể từ năm Canh Tuất (1970)
1/8 Tết Kate dân tộc Chàm
1-2/8 Hội làng Lê Văn Duyệt
9-10/8 Hội Chọi trâu Đồ Sơn
15/8 Tết Trung Thu
15/8 Hội Đền Cuông
15-20/8 Hội Đền Kiếp Bạc
16/8 Hội Nghênh Ông Cá voi
16-20/8 Hội Côn Sơn
19-21/8 Lễ giỗ Trần Hưng Đạo
26-28/8 Hội Đền Cuối
29-30/8 Lễ Đôn Ta
13-15/9 Hội Chùa Keo
15/10 Hội Ok Om Bok
15-18/10 Hội Vía Bà
18-20/10 Hội Đền Nguyễn Trung Trực
9-10/11 Hội Đình Phú Lễ
14-15/12 Hội Đình Bình Thuỷ, Lễ Hạ Điền
23/12 Tết Ông Công, Ông Táo

12. Lễ hội

1-3/1 Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả), là ngày lễ lớn nhất trong năm,
ngày hội của mọi gia đình, làng xã, cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vào
những ngày này có một số nghi lễ, tập tục như: dựng cây nêu trừ tà ma, làm
bánh chưng, bánh tét, bày mâm ngũ quả, chơi hoa đào, hoa mai vàng, quất,
treo tranh Tết, cúng gia tiên, xông đất, mừng tuổi, chúc Tết, tổ chức các
cuộc vui chơi.

1-15/1 Hội Đền Bắc Lê (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Thờ Đức Mẫu Thượng
Ngàn, Bà Chúa cai quản rừng xanh. Nghi lễ có đám rước từ đền Củng đến đền
Chính. Trước đây chủ yếu là lễ bái, hầu bóng. Ngày nay, khách còn vãn
cảnh vùng núi trùng điệp này.

1-22/1 Hội Đua Trải (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tục này diễn ra trên sông
Hương (bến Phu Văn Lâu), là một phần trong nghi lễ cầu mưa, cầu ngư, mong
muốn một vụ mùa thắng lơị. Trước cuộc đua, người ta thực hiện nghi lễ rất
trang nghiêm. Đây là cuộc tranh tài thể hiện sức khỏe cũng như tài năng
khéo léo cùng kinh nghiệm của những người theo nghề sông nước ở Thừa
Thiên - Huế.

2-30/1 Hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) cuả các dân tộc Tày, Nùng khởi đầu
mùa gieo trồng mới. Mở đầu lễ hội, trưởng bản đọc bài tế các thần. Sau đó,
một lão nông cày tượng trưng ở thửa ruộng cúng Thần Nông. Trong thơì gian
lễ hội, có các trò vui dân gian như: múa lân, ném còn giao duyên, đánh đu.
Đặc biệt có các điệu hát sli (Nùng), lượn (Tày) do các tốp nam nữ tổ chức
hát đối nhau ở bên suốí hay ở các cánh rừng.

4/1 Hội Làng Giữa (xã Liên Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Tưởng
niệm Trương Nguyễn, một trai làng theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân.
Hội có thi tài thượng võ, đấu vật.

4/1 Hội Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hội Xuân
gắn với các nghi lễ nông nghiệp. Ngoài lễ Phật, còn có các trò chơi như
thi đọc chúc văn, thi thổi kèn, đánh trống, bơi trải...

4-6/1 Hội Chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ, nay
thuộc về Hà Nội). Kỷ niệm Đức Thánh Nguyễn Bình An - người trụ trì chùa
Trăm Gian và có công mở rộng chùa vào cuối thời Trần. Chùa được xây dựng
từ thơì Lý và được trùng tu nhiều lần. Chùa có đủ trăm gian, tam quan có
tám mái đứng sừng sững trên cao hàng trăm bậc gạch. Hội Chuà có đám rước
kiệu Thánh vào ngày mùng 4, thi cỗ chay vào ngày mùng 5 và lễ tạ vào ngày
mùng 6. Hội còn có nhiều hoạt động văn hóa như đánh cờ người, đấu vật,
đốt pháo hoa, múa rối nước.

4-6/1 Hội Đền Mai Động (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tưởng niệm Bà
Lê Chân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Ngoài tế lễ, rước xách, còn có
nhiều trò chơi, thi đấu.

5/1 Hội Đống Đa (gò Đống Đa, Hà Nội). Còn gọi là giỗ trận Đống Đa,
kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng Nguyễn Huệ cùng các chiến sỹ trong
đại thắng Đống Đa năm 1789.

5/1 Hội Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hội tổ chức trên quê
hương người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, có diễn trống trận, thi côn,
quyền, thi tài thượng võ và hát tuồng.

5-10/1 Hội Vật Võ Liễu Đôi (xã Liêm Trúc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).
Thờ Ông Thánh Hộ Đoàn, ông tổ vật võ của làng, lễ trao gươm, múa cờ tụ
nghĩa.

12/1 Hội Chơi núi, Chơi Xuân của người Mông (còn gọi là Hội Gầu Tào).
Hội được mở vào những ngày sau Tết cổ truyền. Trong hội có lễ cúng trời
đất để cầu phúc, cầu sức khoẻ, cầu được mùa. Hội có hát đối đáp giao
duyên giữa các tốp nam, nữ tỏ tình bằng hát ống, dùng kèn lá gọi nhau.
Trò chơi có võ đá, đánh lưng, thi bắn nỏ...

6/1 Hội La Cả (xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội).

6-29/1 Hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Khách trẩy
hội đi lễ Phật và vãn cảnh. Có rất nhiều chùa thờ Phật. Chùa chính là chùa
Hương Tích ở động Hương Tích, Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tọa. Từ Hà Nội đi đến
chùa Hương khoảng 70km. Đến nơi, gửi xe cộ xong, du khách sẽ đi thuyền từ
bến Đục, rất sầm uất, tấp nấp và khẩn trương. Các em lái đò là những cô gái
địa phương, hương đồng gió nội rất đễ thương và nhiệt tình, đầu tiên sẽ
đưa ta đến đền Trình để lễ trình diện và xin lộc, rồi dọc suối Yến rộng
và nông, đi khoảng nửa giờ mới đến bến chùa Thiên Trù. Từ đó, du khách
lại đi bộ, leo núi cheo leo khoảng một giờ đồng hồ mới đến chùa Hương
Tích. Nếu cẩn thận, du khách có thể mua một cái gậy tre đơn giản để dùng.
Dọc đường đi còn rất nhiều chùa khác như chùa Tiên Sơn nổi tiếng, mà
người ta đã phải thốt lên: "Nam Thiên đệ nhất động", rồi chùa Giải Oan,
chùa Hinh Bồng,... Có rất nhiều hàng quán bán các đặc sản của vùng này
như củ mài, rau sắng (loại rau giầu chất đạm, nấu canh không cần thịt),
và đồ lưu niệm, đò ăn thức uống như xôi, chè, nước mía, nước dừa tươi.
Song tối thiểu thì ta cũng phải đến chùa chính tại động Hương Tích, có
rất nhiều thứ hay: có nhiều thạch nhũ gây ấn tượng như bầu sữa mẹ, có
núi cô, núi cậu, hòn bạc, hòn vàng... Hàng năm cứ đến tháng Tư âm lịch,
trời lại cho một trận mưa to để tắm tượng, mọi thứ trong chùa lại sạch
bong. Từ suối Yến, du khách cũng có thể đi sang nhánh khác nữa là cụm chùa
Tuyết Sơn nổi tiếng không kém vì ở đó ta còn được chứng kiến di tích của
người Việt Nam xưa. Để tạo thuận lợi cho du khách, nhà nước đã cho xây
dựng hệ thống cáp treo hiện đại và an toàn. Hiện nay du khách ai muốn đi
cáp treo thì đi, còn muốn tự mình đi bộ kết hợp thể dục thể thao thì cũng
không ai ngăn cản!

6-7/1 Hội Đông Hồ (làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh). Hội mang tính chất hội làng nghề. Vào những ngày này, tại đình
làng bán tranh dân gian rất nổi tiếng như đám cưới chuột, hái dừa, lý
ngư vọng nguyệt (cá chép ngắm trăng), bộ tứ qúy (cảnh bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông),... các loại hàng mã thờ cúng khác.

6-8/1 Hội Đền Sóc Sơn (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội). Hội
được tổ chức tại núi Sóc (hay còn gọi là núi Vệ Linh), để kỷ niệm Thánh
Gióng sau khi đánh thắng giặc Ăn đã bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa sắt bay về
trời (theo truyền thuyết). Khu vực núi Sóc có các di tích như: đền Thượng,
chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu, nhà Bia và khu hành lễ, tiếp khách.
Trong hội có lễ tắm tượng, cướp cờ tre bôi ngũ sắc lấy khước, lễ rước voi,
rước trầu không...

6-16/1 Hội Đền An Dương Vương(làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà
Nội). Tưởng niệm Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ
Loa. Nghi lễ đám rước kỳ mục tế thần và đám rước của 12 xóm. Trò vui có
đánh đu, cờ người, tổ tôm, hát chèo...

8/1 Hội Viếng chợ Chùa (xã Nam Giang, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định). Hội
mở theo lệ khao quân sau khi chiến thắng của vua Quang Trung vào mùa Xuân
Kỷ Dậu (năm 1789), có tế lễ, rước thần...

10/1 Hội Voi (Buôn Mê Thuột).

10-15/1 Hội Đền Phạm Ngũ Lão (làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
Tưởng niệm danh tướng Phạm Ngũ Lão, thời Trần. Có nghi thức tế lễ, lau rửa
và tắm tượng. Trong hội có lễ tế Phạm Tiên Công - thân phụ Phạm Ngũ Lão,
lễ tế Phạm Ngũ Lão và lễ tế Quận chúa Thuỷ Tiên - con gái duy nhất của
Ông. Hội còn có nhiều trò vui như đánh cờ, đấu vật, hát chèo...

10-30/1 Hội Đền Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), được tổ chức vào
mùa Xuân tại núi Yên Tử cao 1068 mét, trước kia còn gọi là núi Voi, do
dạng giống hình con voi quay đầu ra phía biển. Núi còn có tên là Bạch Vân
Sơn (núi mây trắng) bởi quanh năm đỉnh núi chìm trong mây trắng. Năm 1299,
Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên tu ở Yên Tử, trở thành người đứng đầu
Thiền phái Trúc Lâm. Di tích Yên Tử là một quần thể gồm 11 chùa và nhiều
tháp. Khách thập phương tham dự lễ hội để lễ Phật và tưởng nhớ đến chiến
công hiển hách của cha ông dưới thời nhà Trần. Nhớ ai quyết chí tu hành.
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

11-12/1 Hội Trò Trám (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Lễ hội
diễn ra tại miếu Trám, nơi thờ vị Thổ Thần, tương truyền là người có công
chiêu dân lập làng, dạy dân cày cấy. Đúng 12 giờ đêm, ngày 11 có nghi lễ
thờ sinh thực khí và cầu phồn thực. Sáng ngày 12 rước Lúa Thần và diễn trò
"tứ dân chi nghiệp" (sĩ-nông-công-thương, tức là binh sĩ, nông dân, công
nhân và thương nhân). Bà ẵm cháu, mẹ bồng con. Không xem Trò Trám cũng
buồn cả năm. Lễ hội tiêu biểu chủ yếu cho nền nông nghiệp ở Việt Nam.

13/1 Hội Lim (thị trấn Lim, xã Nội Duệ, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Liền Anh, Liền
Chị trong vùng kéo đến làm quen với nhau. Ngoài hát quan họ, còn có nghi
lễ xách nước, đu tiên, đấu vật. Lễ hội được tổ chức trên đồi Lim, vaò
ngày hóa của bà Thành hoàng làng Lim (theo tục truyền). Lễ hội còn là dịp
tưởng nhớ những ngươì có công xây dựng làng xóm, mở mang hôị hè. Lễ hội
gắn liền với truyền thống văn hóa nổi tiếng của đất Kinh Bắc là hát quan
họ. Từng tốp các "liền anh, liền chị" hát đôí đáp nhau trong nhà hay ngoài
trời, quanh đồi Lim, với các làn điệu quan họ khác nhau. Trong hội còn có
rước kiệu, tế lễ cùng nhiều trò vui như đánh đu, cờ ngươì, đấu vật. Em về
tôi hát bài chào. Người ơi, người ở, đừng bao giờ rời. Tham gia hát đặc
biệt có các ca sĩ Thúy Cải, Thúy Hường,... rất xinh đẹp với chất giọng ít
ai bì được.

13-15/1 Hội Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hội Xuân
này gắn liền với sự tích Dương Không Lộ - một nhà sư được phong làm quốc
sư do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông. Ông có công dựng chùa Keo,
đã từng trụ trì tại đây và đựoc tôn làm vị tổ thứ nhất của chùa. Ngoài lễ
Phật, còn có các trò chơi như thi đọc chúc văn, thi thổi kèn, đánh trống,
bơi trải... Cho dù cha đánh, mẹ treo. Em không bỏ Hội Chùa Keo hôm rằm.

14-23/1 Hội Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Tưởng niệm
Hổ Lâm Hầu, người có công chống giặc Minh. Hội có thi lợn, dưa hấu, trò
vui diễn xướng dân gian.

15/1 Hội Hích (xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Vui Xuân của
các dân tộc Nùng và Sán Dìu. Có diễn xướng dân ca.

15/1 Tết Nguyên Tiêu, cũng gọi là Tết Rằm Tháng Giêng, là cái tết cũng rất
quan trọng trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán.

15/1 Hội Đền Và (huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Thờ thần núi
Tản Viên, Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh. Hội có rước thần, tế thần. Có trò
vui đánh cá, hát đúm, cờ người...

15/1 Hội Đền Bà Chúa Kho (huyện Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

15/1 Hội Đền Cửa Suốt (thị trấn Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh). Tưởng
niệm Trần Quốc Toản (Hưng Nhiệm Vương) có công đánh đuổi giặc Nguyên.
Khách hành hương trẩy hội, có dịp du lịch, vãn cảch vịnh Hạ Long, một kỳ
quan, di sản thiên nhiên của thế giới.

15/1 Hội Đền Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) tưởng niệm Hai Bà Trưng, có tục bánh
trôi, diễn tập trận, đánh cờ, đánh đu, đánh đáo đĩa.

15-16/1 Hội Văn Chàng (xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

15-18/1 Hội Vía Linh Sơn Thánh Mẫu (hội Xuân núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh).
Thu hút khách thập phương suốt cả mùa Xuân. Đây là ngọn núi cao nhất miền
Đông Nam Bộ. Lưng chừng núi có đền Linh Sơn Thánh Mẫu. Gần đỉnh núi có
miếu Sơn Thần. Khách tới Hội chơi Xuân, du lịch, lễ bái cầu mong một năm
thịnh vượng. Núi này còn gọi là Vân Sơn hay Linh Sơn. Tại đây có một quần
thể các chùa, tháp, điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Lễ hội Vía Bà có tắm
tượng, dâng hương, cầu kinh, múa hát...

15-23/1 Hội Côn Sơn mùa Xuân (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương). Côn Sơn là khu di tích danh thắng nổi tiếng, có nhiều chùa, tháp,
một trong những dòng Thiền phái Trúc Lâm gắn với tên tuổi của "Trúc Lâm
tam tổ" (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Côn Sơn là nơi Nguyễn
Trãi, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã từng sinh sống
ở đó. Hội Côn Sơn mùa Xuân còn kỷ niệm ngày mất của pháp sư Huyền Quang.

17/1 Hội Chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh).
Phần lễ có tắm tượng Phật Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp
Điện), phần hội có thi làm bánh dầy... Đây là lễ hội tiêu biểu cho sự
hòa nhập của Phật giáo vào tín ngưỡng nông nghiệp và phong tục của làng
xã người Việt. Dù ai đi đâu về đâu. Hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề. Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

17/1 Hội Chùa Từ Pháp (huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên).

20-22/1 Hội Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Ninh). Có rước
xách, tế lễ, kể hạnh, trò chơi chọi gà, đấu vật, hát quan họ.

20-30/1 Hội Hoa Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Vị Khê là làng có từ thời Lý, nổi tiếng về nghệ thuật uốn, tỉa cây thế
và trồng cây cảnh. Hội Hoa chủ yếu giới thiệu các loài hoa, cây cảnh và
có các trò vui như vật, võ, chạy thi, biểu diễn văn nghệ. Hoa thơm ai nỡ
bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai.

22-27/1 Hội Chợ Kỳ Lừa (phường Đông Kinh, thị xã Lạng Sơn). Hội bắt đầu
bằng lễ rước thần sông Kỳ Cùng. Tham gia lễ rước là những đội múa sư tử
cuả các làng, phố trong khu vực. Lễ hội có nhiều trò vui như hoá trang,
đấu võ, hát sli, hát lượn giữa các tốp và các đôi trai gái. Trong thời
gian lễ hội, taị chợ Kỳ Lừa có bán nhiều đặc sản trong vùng và hàng hoá,
như mật ong rừng, rượu chít, rượu tắc kè, mật gấu rừng, cao hổ cốt, nấm
linh chi,... là những dược liệu rất quý hiếm rất tác dụng đến việc bồi
dưỡng sức khoẻ, cải thiện sinh lực, nâng cao sức mạnh cho cho những ai đã
cảm thấy mình không còn như thời trai trẻ nữa. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận
kẻo mua phải hàng giả nhé! Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có
chuà Tam Thanh. Ai lên xứ Lạng cùng anh. Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

1/2 Hội Làng Cát Hi (xã Long Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Còn gọi là lễ Kỷ Yên. Có tục rước thần, bát thờ và trầu bóng.

1-7/2 Hội Điện Hòn Chén (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế), lễ
Xuân Tế. Điện Hòn Chén toạ lạc trên núi Ngọc Trản, sát bên bờ sông Hương.
Điện thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, theo truyền thuyết là người đã sáng tạo
ra đất đai, cây cối, dạy dân trồng trọt, và thờ một số vị thần linh khác.
Vào dịp tế Xuân, ban đêm trên sông Hương diễn ra lễ rước Thánh Mẫu và các
vị thần từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát hội tế. tại đây diễn ra các
cuộc hát thờ và lễ tế chính. Sau đó là cuộc rước các vị thần trở lại điện.

1-29/2 Hội Hoa Ban, còn gọi là hội chơi núi hái hoa (huyện Sơn La, tỉnh
Lai Châu), lễ hội của người Thái, được tổ chức đúng vào mùa hoa ban nở
trắng núi rừng Tây bắc để ghi nhớ và tưởng niệm mối tình trong trắng của
một đôi trai gái (chàng tên là Khum, nàng tên là Ban). Đó cũng là truyền
thuyết về sự xuất hiện của cây hoa ban. Lễ hội mang tính chất cầu mùa, cầu
phúc.

1-30/2 Hội Đền Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), được tổ chức vào
mùa Xuân tại núi Yên Tử cao 1068 mét, trước kia còn gọi là núi Voi, do
dạng giống hình con voi quay đầu ra phía biển. Núi còn có tên là Bạch Vân
Sơn (núi mây trắng) bởi quanh năm đỉnh núi chìm trong mây trắng. Năm 1299,
Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên tu ở Yên Tử, trở thành người đứng đầu
Thiền phái Trúc Lâm. Di tích Yên Tử là một quần thể gồm 11 chùa và nhiều
tháp. Khách thập phương tham dự lễ hội để lễ Phật và tưởng nhớ đến chiến
công hiển hách của cha ông dưới thời nhà Trần. Nhớ ai quyết chí tu hành.
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

2/2 Hội Chùa Trầm (làng Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà
Tây). Chùa Trầm còn có tên chữ là Long Tiên Tự, được xây dựng vào năm Cảnh
Trị thứ 7 (1669), tại núi Tử Trầm. Ngoài lễ Phật và lễ hội truyền thống,
du khách còn đến đây để chiêm ngưỡng quần thể các di tích văn hoá, lịch sử
trong khu vực núi Tử Trầm và núi Trạo như: chùa Long Tiên, chùa Quan Âm,
chùa Vô Vi, chùa Ba Lang, đến Mẫu, đền Cao Sơn.

2/2 Hội Miếu Ông Địa (quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) - Lễ Vía Phúc Đức
Chánh Thần. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung.

3-30/2 Hội Đền Cửa Ông, còn gọi là Hội Đền Cửa Suốt (thị xã Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh). Đền này là một trong những di tích nổi tiếng ở vúng Đông Bắc.
Đền thờ các tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông
Bắc.

3-6/2 Hội Đền Hai Bà Trưng (làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội). Có rước kiệu Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị và múa đèn.

8/2 Hội Đền Yết Kiêu (xã Hạ Bì, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương). Tưởng niệm
gia tướng của Hưng Đạo Đại Vương, có nhiều công trạng thời chống
Nguyên-Mông. Hội có tế lễ, các trò vui chi, đánh vật.

8/2 Hội Đền Quát (xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Đền này thờ
Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên-Mông cuối thế kỷ XIII. Sau phần tế lễ, rước tượng ra bờ
sông, đặt trên bệ đá để "Ngài" chứng kiến cháu con rèn luyện thuỷ chiến và
tái hiện chiến công xưa của "Ngài" qua trò bơi trải. Hội còn có đánh cờ,
đánh đáo đĩa.

10-12/2 Hội Đền Hóa Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), tưởng nhớ
đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân. Đức Thánh Chử Đồng Tử là một
trong "Tứ bất tử" của người Việt, có công trong việc chữa bệnh cứu người,
mở mang nghề nông, phát triển buôn bán. Trong hội có nghi lễ rước nước,
múa sinh tiền (múa cánh tiên), đám rước phát du (rước Thánh đi du ngoạn),
và nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, bắt vịt, múa gậy, múa sư tử.

14-15/2 Hội Bánh chưng làng Nghìn (làng Đồng Linh, xã An Bài, huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình), tưởng nhớ "Bát thị tiên tổ" (tám vị tổ của tám dòng
họ có công lập làng) và bẩy vị thần họ Phạm có công phò tá Lê Lợi đánh
đuổi giặc Minh. Nét độc đáo của hội là lễ rước bánh chưng của cả làng và
các giáp (nay gọi là các xóm), các bánh chưng đều có trọng lượng lớn
từ 50-100 kg dâng lên các vị thần. Tế lễ xong, cắt bánh chia cho toàn thể
những người dự hội.

15/2 Hội Chử Đồng Tử (xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay là
Hà Nội). Tưởng niệm Chử Đồng Tử-Tiên Dung-bãi cát nơi Tiên Dung quây màn tắm
và gặp Chử Đồng Tử. Hội có múa rồng, múa sinh tiền và các trò vui dân gian.

15/2 Hội Hội Đình làng Võ Giàng (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam). Tưởng niệm Vũ Cố, một tướng tài của Lê Lợi. Hội có lễ Thánh, đua
thuyền trên sông đáy, phóng lao, hát đối nam nữ trên thuyền trong đêm
trăng.

15/2 Hội Đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), tưởng
nhớ vua Thục An Dương Vương đã có công lập nên nước Âu Lạc.

19-20/2 Hội Đình làng Lý Hải (xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi). Hội chính vào ngày 20/2 âm lịch. Sau lễ tế tiền hiền, có tổ chức
lễ khao quân, cầu mong sự bình yên cho những người con của làng đi làm
nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tưởng nhớ các thế hệ những
người con của làng đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

24/2 Hội Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), tưởng
nhớ công ơn Bà Triệu (tên thật là Triệu Thị Trinh), đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ III.

1-10/3 Hội Phủ Giầy (xã Văn Cát và Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Tưởng niệm Bà chúa Liễu Hạnh, còn gọi là Thánh Mẫu Vân Hương. Nổi tiếng
nhất là đám rước kiệu Thánh Mẫu, trò chơi kéo chữ "Mẫu nghi thiên hạ",
"Thiên hạ thái bình" và "Quốc thái dân an"... Hội có nhiều trò vui như
hát chèo, hát tuồng, hát trống quân, hát xẩm, hát chầu văn và thi đấu vật,
kéo co, chọi gà, đánh cờ... Hội Phủ Giầy còn là nơi trưng bày, trao đổi
nhiều sản vật của địa phương như giường, tủ, đồ khảm, hoành phi, câu đối;
các loại cây cảnh và có bán món đặc sản thui chấm với tương gừng.

1-15/3 Hội Đền Sủi (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đền Sủi
thờ Phi Y Lan - vợ vua Lý Thánh Tông. Bà là người đứng ra xây dựng chùa
Sủi. Trong hội, ngoài tế lễ, rước, còn có tục Bông Sòng gải Oan cho Nguyễn
Bông - nhân vật lịch sử thời Lý Thánh Tông. Ngoài ra, hội còn có lễ thức
thi đọc bản Mục lục, do Tiến sỹ Nguyễn Huy Cận (1729-1789) - người làng,
sáng tác theo thể phú (bằng chữ Hán) và thể thơ lục bát (bằng chữ Nôm), ca
ngợi truyền thống văn hiến của làng, khuyên mọi người sống có nhân nghĩa,
kỷ cương.

1-30/3 Hội Đền Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), được tổ chức vào
mùa Xuân tại núi Yên Tử cao 1068 mét, trước kia còn gọi là núi Voi, do
dạng giống hình con voi quay đầu ra phía biển. Núi còn có tên là Bạch Vân
Sơn (núi mây trắng) bởi quanh năm đỉnh núi chìm trong mây trắng. Năm 1299,
Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên tu ở Yên Tử, trở thành người đứng đầu
Thiền phái Trúc Lâm. Di tích Yên Tử là một quần thể gồm 11 chùa và nhiều
tháp. Khách thập phương tham dự lễ hội để lễ Phật và tưởng nhớ đến chiến
công hiển hách của cha ông dưới thời nhà Trần. Nhớ ai quyết chí tu hành.
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

3/3 Tết Hàn Thực (có nguồn gốc từ Trung Quốc và từ lâu đã phổ biến ở Việt
Nam). Vào ngày này người ta thường ăn món ăn nguội, tượng trưng bằng bánh
trôi, bánh chay. Do vậy, người Việt còn gọi là Tết bánh trôi, bánh chay.

6/3 Hội Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội).
Một công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng thời Hậu Lê, nhất là các pho
tượng Phật. Khách thập phương đến đây lễ Phật, cầu phúc, vừa tham quan vãn
cảnh chùa, thưởng thức điệu hát xứ Đoài và tham gia các trò vui như: múa
rối, kéo co, chọi gà, đấu vật, đánh cờ người.

6/3 Hội Đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ, nay là
Hà Nội), tưởng nhớ ngày Hai Bà Trưng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược nhà Hán (mùa Xuân năm 43 (Quý Mão). Vào ngày này dân làng cúng
Hai Bà bánh trôi (còn gọi là bánh tù tì), món mà Hai Bà Trưng đã dùng
trước khi hy sinh.

6-9/3 Hội Đền Hét (thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh
Thái Bình) tưởng nhớ Phạm Ngũ Lão, một danh tướng nhà Trần có công đánh
giặc Nguyên - Mông cuối thế kỷ XIII.

7/3 Hội Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà
Nội). Hội tưởng niệm Từ Đạo Hạnh, nhà sư giỏi nghề y, được phong làm Quốc
sư, người sáng lập ra nghệ thuật múa rối nước. Hội có lễ tắm tượng, leo
núi và vãn cảnh. Chùa Thầy là ngôi chùa chính, tiêu biểu cho các di tích
kiến trúc Phật giáo và phong cảnh tự nhiên thuộc núi Sài Sơn. Hội này còn
có tục leo núi và vãn cảnh Sài Sơn.

9-11/3 Hội Trường Yên (xã Trường Yên, huyên Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình),
tưởng niệm công đức vua Đinh và vua Lê.. Mở đầu hội là lễ rước nước từ
bến sông Hoàng Long về tế ở đền vua Đinh. Phần hội có nhiều trò vui như
thi thổi cơm, đấu vật, leo núi, kéo chữ, bơi trải... Trò diễn truyền
thống và hấp dẫn nhất là trò "cờ lau tập trận" diễn lại sự tích người
anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh thuở bé tập trận cờ lau. Vì thế, hội trước
đây còn được gọi là Hội Cờ Lau.

9-13/3 Hội Đền Hùng (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (Phong Châu, tỉnh
Phú Thọ). Hội chính vào ngày 10/3 âm lịch. Đây là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương,
tưởng niệm 18 đời Vua Hùng. Khu di tích Đền Hùng với hàng trăm bậc đá
từ chân núi lên đỉnh gắn với nhiều huyền thoại. Tương truyền đền Hạ là
nơi Lạc Long Quân kết duyên cùng bà Âu Cơ, đền Trung là nơi các Vua Hùng
cùng các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước, đền Thượng là nơi các Vua Hùng
lập đàn tế Trời Đất và thần Lúa, mộ tổ là mộ Vua Hùng thứ Sáu,... Lễ giỗ
Tổ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, sau phần lễ có tổ chức các trò
chơi thi truyền thống như rước kiệu, hát xoan, đánh trống đồng... Hội có
rước bánh chưng, bánh dầy.

10/3 Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội Đền Hùng (huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).

10-20/3 Hội Đền Sượt (phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương), kỷ niệm ngày sinh Thành Hoàng làng là Vũ Hựu - người đã có công
dẹp loạn, diệt hổ ác, cứu dân vào thời Lê Chiêu Thống (1516-1522). Hội
có lệ làm cỗ Thượng tiến (cỗ bánh dầy và cỗ mặn), đặc biệt có trò "đánh
biệt", diễn lại sự tích Thành Hoàng đánh hổ.

10-26/3 Hội Giá (xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội),
thờ Lý Phục Man - người làng Yên Sở, tướng tài của Lý Bí, có nhiều công
lao đánh đuổi giặc Lương, lập ra nước Vạn Xuân (thế kỷ VI). Hội có đám
rước với quy mô hoành tráng và lễ "nghiềm quân" với hàng trăm người tham
dự, diễn lại những trận đánh của Lý Phục Man. Dồn xa vó ngựa xa non thẳm,
Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi. (Thơ của Ngân Giang).

13-18/3 Hội Đền Đô - đền Lý Bát Đế (xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh). Đền thờ tám vị vua nhà Lý, từ Lý Công Uẩn đến Lý Huệ Tông. Hội mở
vào ngày vua Lý Công Uẩn lên ngôi nên còn gọi là lễ Đăng quang. Mở đầu
hội là bầu "Cai đám" (chọn trong số 32 giáp trưởng), người tượng trưng
cho vua Lý Thái Tổ ra đền tạ ơn đức Thánh Mẫu, tổ tiên và thần linh. Vào
ngày chính hội, 16/3 âm lịch có cuộc rước kiệu long trọng từ đền Đô đến
chùa Dận, rồi trở về đền. Trong các ngày hội, ngày nào cũng có cỗ hiến sinh,
rước kiệu và thi đấu cờ người.

15/3 Hội Đình Bảng (huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Có rước xách, tế lễ,
nhiều trò vui như vật chọi, hát quan họ trên thuyền.

20-23/3 Hội Tháp Bà (phường Vĩnh Phước, thị trấn Nha Trang, tỉnh Khánh
Hoà) tại khu di tích tháp Pô Nagar. Lễ hội tưởng niệm Thiên Y A Na Thánh
Mẫu, theo truyền thuyết là vị nữ thần có công tạo lập xứ sở, tìm ra cây
lúa, dạy dân trồng trọt... Nghi lễ có hai phần chính: lễ tắm tượng, thay y
và lễ cầu cúng. Phần hội có múa bóng, múa dâng bông và hát bộ, diễn các
tích tuồng cổ trước ngôi đền chính.

21-30/3 Hội Làng Lộng Khê (làng Nhống, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình). Hội làng gắn với hai nhân vật lịch sử là Dương Không Lộ và
Lý Thường Kiệt. Phần lễ có tế thánh, rước và rước kinh, sau đó là điệu
múa bát dật độc đáo của làng, hát dúm (hát ống) giao duyên nam nữ và có
nhiều trò vui như: đánh đáo đĩa, đánh cờ người, thi bắt vịt, thi thả diều,
kéo chữ... Đặc biệt, trong hội còn có lệ rước đuốc và đốt cây đình liệu
vào đêm 24/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của vị thánh tổ của làng.

23/3 Hội Làng Lệ Mật (xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội),
tưởng nhớ Thành Hoàng làng là dũng sỹ họ Hoàng, theo tục truyền là người
đã đánh giao long để cướp xác công chúa, được vua Lý Thái Tông ban thưởng,
cho chiêu dân đi khai hoang lập thập tam trại ở phía tây thành Thăng Long.
Vào ngày hội, có lễ rước nước tế Thành Hoàng, đánh cá và dâng cá thờ, múa
rắn diễn lại tích xưa, đồng thời diễn lại nghề bắt và nuôi rắn truyền
thống.

1-10/4 Hội Phủ Giầy (xã Kim Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

8/4 Hội Chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh). Phần
lễ có tắm tượng Phâtk Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện),
phần hội có thi làm bánh dầy... Đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hoà nhập
của Phật giáo vào tín ngưỡng nông nghiệp và phong tục của làng xã người
Việt. Dù ai đi đâu về đâu, Hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về. Dù ai buôn
bán trăm nghề, Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

6/4 Hội Đua voi ở Buôn Đôn, Tây Nguyên.

9-12/4 Hội Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Tương truyền
là ngày Thánh Gióng đánh tan giặc Ân trở về. Hội bắt đầu bằng lễ rước
nước. Chính hội có tế thánh, có múa hát thờ thần, diễn trò bắt hổ. Sau đó
diễn trận, ôn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Các ngày còn lại có
các lễ cắm cờ, lễ mừng thắng trận, lễ cáo với trời đất. Trong hội còn có
nhiều trò vui khác. Thánh Gióng chí sôi trong mạch máu. Trái tim bùng cháy
lửa Bà Trưng. (Thơ của Sóng Hồng).

12-14/4 Hội Đình Bình Thuỷ - lễ Thượng Điền (phường Bình Thuỷ, thành
phố Cần Thơ). Đình Bình Thuỷ thờ Bản cảnh Thành Hoàng là thổ thần canh
giữ đất làng và thờ những người có công với nước như Đinh Công Chánh,
Nguyễn Trung Trực,.. Đây là lễ hội cầu an có cúng tế, rước thần trên
"xe rồng tán phượng", thỉnh sắc cầu thần trên bè ghép bởi ba chiếc thuyền
trang hoàng lộng lẫy. Ban đêm có tổ chức hát bộ. Ngoài ra, còn có tục thi
làm bánh mứt tế thần dành cho các cô gái.

14-16/4 Hội Làng Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Hội cầu mùa,
tưởng nhớ hai cha con người đánh cá đã phù hộ cho dân làng đi đánh bắt cá
được an toàn và bội thu, và thờ Cá Ông Voi.

15/4 Lễ Phật Đản.

23-27/4 Hội Bà Chúa Xứ (núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang) là
lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, được bắt đầu từ 12 giờ đêm với lễ Mộc
dục (tắm tượng Bà). Sau đó là các lễ: thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu
Bà, cúng túc yết, xây chầu, hát bộ. Lễ Chánh tế được tiến hành vào sáng
ngày tiếp theo. Sáng hôm sau lại rước sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng. Cùng với
lễ chính ở miếu Bà Chúa Xứ, còn có các hoạt động dân gian như múa lân, múa
mâm thau, múa đĩa chén... thu hút hiều du khách tham dự.

5/5 Tết Đoan Ngọ (tết giết sâu bọ) là ngày lễ giữa năm phòng bệnh, trừ tà
và cúng gia tiên. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị rượu nếp và
trái cây để "giết sâu bọ" (trừ giun sán, tẩy giun kim, vi khuẩn,...) vào
buổi sáng sơm. Việc đốn cây (thiến đào, đảo quất, nhấc dây khoai), để kích
thích cây sinh trưởng cũng tiến hành vào ngày này. ở các làng đồng chiêm,
lúa nước, nhân dân làm lễ "treo hái", kết thúc một vụ sản xuất.

5-6/5 Hội vía Linh Sơn Thánh Mẫu (hội Xuân núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh).
Thu hút khách thập phương cả 3 tháng Xuân. Đây là ngọn núi cao nhất miền
Đông Nam Bộ. Lưng chừng núi có đền Linh Sơn Thánh Mẫu, Gần đỉnh núi có
miếu Sơn Thần. Hội chơi Xuân, du lịch, lễ bái cầu mong một năm thịnh
vượng. Núi này còn gọi là Vân Sơn hay Linh Sơn. Tại đây có một quần thể
các chùa, tháp, điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Lễ hội vía Bà có tắm tượng,
dâng hương, cầu kinh, múa hát... Các du khách đến vãn cảnh, du lịch, cầu
mong một năm làm ăn thịnh vượng.

14-16/5 Hội Đền Chèm (xã Thuỵ Phương, huyện từ Liêm, Hà Nội), tưởng
nhớ ông Lý Trọng, tương truyền là người cao lớn, khoẻ mạnh, có nước da
đen, được vua Hùng trọng dụng, sau đó An Dương Vương cử ông đi sứ Trung
Quốc. Ông có công dẹp giặc Hung nô và đựoc vua Tần phong chức Tư Lệ Hiệu
uý. Khi tuổi già, ông xin về quê, lúc mất được dân làng Chèm lập đền thờ.
Hội lễ có rước nước bằng ba thuyền rồng trên sông Hồng, rước mã, mộc dục
(tắm tượng thánh), rước văn, đọc văn tế... Trong hội còn có các trò chơi:
đánh đu, bơi trải, kéo co, thả chim bồ câu...

29-30/5 Hội Trà Cổ (phường trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)
kỷ niệm sự kiện thành lập làng chài Trà Cổ. Trước hội 5 ngày, đoàn thuyền
từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn xin rước chân hương về để mở hội. Ngày 1/6 âm
lịch làm lễ rước Vua ra bể (hay còn nói là rước Vua ra miếu). Sau đó là cuộc
thi "Ông Voi" ("lợn thờ" của các cai đám). Ngày 7/6 âm lịch có lễ thức
"cất cây cai đám". Phần hội có thi kéo co, bơi trải, múa bông, nấu ăn...

1-7/6 Hội Trà Cổ (phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)
kỷ niệm sự kiện thành lập làng chài Trà Cổ. Trước hội 5 ngày, đoàn thuyền
từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn xin rước chân hương về để mở hội. Ngày 1/6 âm
lịch làm lễ rước Vua ra bể (hay còn nói là rước Vua ra miếu). Sau đó là cuộc
thi "Ông Voi" ("lợn thờ" của các cai đám). Ngày 7/6 âm lịch có lễ thức
"cất cây cai đám". Phần hội có thi kéo co, bơi trải, múa bông, nấu ăn...

10-20/6 Hội Đua bơi Quan Lạn (làng Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh). Đình, đền làng Quan Lạn thờ danh tướng Trần Khánh Dư và ba anh em
bộ tướng là Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng, có công
trong việc tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc Nguyên-Mông năm 1288. Hội
kỷ niệm chiến công của Trần Khánh Dư và cũng là hội cầu mùa của cư dân
vùng biển. Ngoài tế lễ, rước nghênh thần, vào ngày 18/6 âm lịch (chính hội)
còn có đua thuyền.

15-16/6 Hội Vàm Láng, hay hội nghênh rước cá voi (xã Kiểng Phước, huyện Gò
Công Đông, tình Tiền Giang), là một trong các hội thờ và rước cá voi của
ngư dân các làng ven biển miền Trung và miền Nam. Lễ cử hành đúng vào
đêm 15 rạng ngày 16/6 âm lịch tại nơi thờ cá voi.

1/7 Hội Làng Cát Hi (xã Long Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Còn gọi là lễ Kỷ Yên. Có tục rước thần, bát thờ và trầu bóng.

14-16/7 Hội Làng Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Hội tháng
Bẩy, tưởng nhớ hai cha con người đánh cá đã phù hộ cho dân làng đi đánh
bắt cá được an toàn và bội thu, và thờ Cá Ông Voi. Hội này diễn ra với
các nghi lễ rước "Cốt Ông (xương cá voi)", đua thuyền, biểu diễn hò
khoan, chèo can, múa bông, xếp hình rồng, hình cá...

15/7 Tết Trung Nguyên, có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn của Phật giáo. Theo
đạo Phật, đây là ngày "Xá tội Vong nhân", nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở
dưới âm phủ đến ngày này đều được tha tội và lên trần hưởng lộc. Mọi nhà
làm mâm cơm cúng tổ tiên, làm mâm cháo để cúng cho những vong hồn lang
thang cơ nhỡ, không người hương khói, gồm các món ăn như cháo hoa, khoai
sắn, bánh đa, hoa quả.

21/7 Ngày giỗ Bác Hồ theo Âm lịch kể từ năm Canh Tuất (1970), được các gia
đình tự tổ chức tại nhà riêng như những người ruột thịt, đặc biệt là ở quê
hương Bác Hồ (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Về phía nhà nước Việt Nam,
đã cho xây dựng một ngôi đền thờ Bác Hồ, Đền Thượng, Ba Vì, cách Hà Nội
chừng 70km về phía Tây Bắc, nơi mà trước lúc lâm nguy Bác đã làm việc những
ngày cuối đời... Từ khi có đền thờ Bác Hồ, hàng năm nhân dân khắp cả nước
về tận đây kính cẩn nghiêng mình cúng lễ Bác. Trên Đền có bản di chúc chính
thức của Bác, được khắc trên bia đá và giới thiệu các bản nháp khác của
Người. Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng là núi Tản Viên (còn
gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn hay Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m, gần đỉnh
thắt lại, đến đỉnh lại xoè ra như cái ô, nên còn gọi là núi Tản. Chân núi
có Đền Hạ, lưng chừng có có Đền Trung và đỉnh núi là Đền Thượng, nơi thờ
Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Ngoài Tản Viên, Ba Vì còn có các núi cao:
Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (tên của
nàng Công chúa con vua Hùng thứ 18 được gả cho Sơn Tinh) và núi Vua
cao 1296m (trên đỉnh là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trên dãy Ba
Vì còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động thực vật rất đa
dạng. Vườn quốc gia Ba Vì là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học đó. Ba Vì còn
là một khu du lịch nổi tiếng với các điểm quen biết như: Khoang Xanh,
Suối Tiên, Ao Vua, Đầm Long, Thác Đa, Hồ Tiên Sa, Suối Ngà, suối nước
khoáng tự nhiên, Suối Hai và nhiều đền thờ khác. Nhân dân Thủ đô và các
tỉnh hàng tuần thường đi picnic ở vùng này... Có cái tên Ba Vì là do có 3
ngọn núi cao: đỉnh Vua 1296m, giữa là đỉnh Tản 1281m, rồi đến đỉnh Ngọc
Hoa 1120m, so với mặt nước biển. Người xưa cho rằng: Núi Tản là núi chủ
của kinh thành Thăng Long. Kinh thành dựa vào núi Tản, mặt nhìn ra sông
Nhị Hà, đất rộng mà bằng phẳng như rồng cuốn, hổ ngồi... Từ đỉnh Vua phóng
tầm mắt chiêm ngưỡng sự bao la hùng vĩ của cả một vùng rộng lớn nhiều tỉnh,
thành phố và dòng sông Đà như một dải lụa mầu xanh..., đúng như Nhà thơ
Hồ Chí Minh đã viết: Núi cao lên đến tận cùng. Thu vào tầm mắt muôn trùng
nước non. Nhiều địa phương khác cũng xây dựng đền thờ Bác Hồ, như ở Trà
Vinh, Cà Mau, Đồng Tháp, Bạc Liêu, v.v...

1/8 Tết Kate của dân tộc Chàm (cộng đồng Chàm theo đạo Bà La Môn ở Ninh
Thuận và Bình Thuận). Đây là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các anh hùng
liệt sỹ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đa giúp mưa thuận gió hoà, mùa
màng bội thu. Đó là lúc mà cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp
Chàm - Phan Rang. Họ tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ, nơi thờ những
vị vua thần của họ: - Tháp thờ vua Pô Klông Garai (1151 - 1205), được gọi là
thần thuỷ lợi; - Tháp Pô Rômê thờ thần phát triển nông nghiệp, và - Tháp Pô
Nưgar nữ thần, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải, hay còn được gọi là Bà Mẹ
xứ sở. Mới đầu lễ diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và trên tháp Chăm ở thị xã
Phan Rang, sau đó mới khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp
Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận
Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ. Họ tổ chức thăm viếng nhau giữa các dân
tộc, bạn bè. Cac già làng của người Raglai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo
Polynêsiên) dẫn đầu đoàn người về tham dự. Tại Ninh Thuận, lễ rước y phục
của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai bảo quản,
để dâng lên vua thần. Vào buổi chiều dòng người nô nức đi rước y phục của
các vị vua từ Danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông
Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua
và các vị anh hùng khác. Rồi người chuyên dâng lễ vật (ông Muk Pajâu), với
mâm cúng gồm trứng gà, trầu cau, rượu, bánh, trái cây, thịt lợn, dê cá và gà.
Tiếp đến là ông lo việc quản lý báu vật của vua (Jongui) và người giữ gìn
đền tháp, đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục
kéo dài cho đến mãi khuya mới chấm dứt. Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến
hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Đi đầu
là các thầy lễ trong bộ áo choàng trắng, đầu chít khăn trắng. Theo sau là
các thân hào, nhân sỹ, các vị chức sắc trong làng, tháp, ấp. Các bộ lễ phục
được đặt lên kiệu, có lồng che hai bên và đoàn thiếu nữ trẻ xinh trong bộ
trang phục áo dài xanh, trong tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ, đi sau múa quạt.
Đoàn người Raglai múa đanh mã la, thổi kèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt.
Khi về đến các đền tháp thì các thầy lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp,
ông từ và vị sư cả phải làm lễ xin thần Siva - thần Hủy diệt và Tái tạo, cho
phép mở cửa, với lễ vật đã chuẩn bị sẵn, trong đó có cả nước trầm hương tắm
tượng. Đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh, nên trước một lễ hội lớn như
Kate, người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn. Trong khi
tắm tượng thì thầy Cò Ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc áo long bào cho vua
thần. Trên bàn thờ còn có các loại bánh như bánh tét (âm), bánh gân tay
(dương), bánh gừng,... Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập,
tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm xinh đẹp y phục rực
rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong tháp, thầy sư cả làm chủ
lễ, bà Bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát với các vị thần về dự
lễ. Vào khoảng 3-4 giơ chiều lễ mới kết thúc. Đồng bào trở về các thôn xóm,
gia đình dâng lễ vật cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức
khỏe. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như thi kết mâm trầu
cau đẹp để chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải,
thi đội chum nước trên đầu chạy về đích, thi dệt thổ cầm dài và đẹp nhất...

1-2/8 Hội Làng Lê Văn Duyệt (thành phố Hồ Chí Minh). Lê văn Duyệt sinh
năm 1763 tại tổng Long Hưng, tỉnh Định Tường, nay là huyện Cái Bè (Tiền
Giang). Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành huyền thoại pha trộn
giữa ảo và thực. Tả quân Lê Văn Duyệt theo phò Nguyễn ánh từ những năm
còn bôn ba chạy trốn quân Tây Sơn. Được phong nhiều chức tước, có quyền
sinh, quyền sát, trong tay. Từng hai lần làm Tổng trấn thành Gia
Định (1813-1816 và 1820-1832), và cũng là vị tổng trấn cuối cùng thành Gia
Định. Ông có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao, là một vị quan
thanh liêm, cương trực. Dưới thời ông, đất Gia Định thái bình, dân chúng
yên ổn làm ăn, kinh tế phát đạt. Đặc biệt ông có nhiều ưu đãi cho Hoa kiều
nhập cư, làm ăn buôn bán... Lê Văn Duyệt mất ngày 30/7 âm lịch, năm Nhâm
Thìn 1832, thọ 69 tuổi, mộ đặt tại làng Bình Hoà (Gia Định). Năm 1835,
do tư hiềm cũ và nhân cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi ông), vua Minh
Mạng đã ra chỉ dụ san bằng, cuốc phẳng ngôi mộ. Năm 1841, Thiệu Trị lên
ngôi vua, cho đắp lại mộ. Đến đời vua Tự Đức, mộ được xây lại, và miếu thờ
cũng được xây cất. Ngày nay, khu lăng mộ tọa lạc tại số 126 Đinh Tiên Hoàng,
quận Bình Thạnh (thành phố Hồ Chí Minh), trên một gò đất cao hình lưng rùa.
Khuôn viên lăng hiện nay c•n lại 18.500m2, được giới hạn bên ngoài bằng bức
tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường Trên cổng tam quan có hàng đại
tự bằng chữ Hán: "Thượng Công Linh Miếu". Cổng này có lúc đã được chọn làm
biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Lăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê
Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng tam quan vào, Nhà
bia - Lăng mộ - Linh miếu. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894.
Nội dung ca tụng công đức của ông đối với triều đình và nhân dân. Phần mộ
gồm hai ngôi giống nhau: Tả quân và phu nhân Đỗ Thị Phấn, có hình dạng như
hai nửa quả trứng ngỗng (xẻ theo chiều dọc), úp lên bệ hình chữ nhật. Hơn
một thế kỷ qua, lăng miếu đã được tu tạo hoàn thiện như ngày nay. Đây là
một công trình kiến trúc thể hiện tài năng và quá trình sáng tạo của nhân
dân lao động, thể hiện những ý niệm của Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo đã
được Việt hoá một cách chọn lọc. Do vậy, lăng Lê Văn Duyệt được Bộ Văn hoá
c“ng nhận l… Di tích kiến trúc nghệ thuật (ngày 16/11/1988). Từ khi mất,
trong dân gian đã xem ông như một vị thần, và được thờ cúng, tế lễ hàng năm.
Trong dịp lễ giỗ theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ, còn tổ chức xây chầu, hát
hội, diễn xướng với nhiều nhân vật, nhiều tích trò,... Ngoài ra lê hội còn
diễn ra hàng năm vào ngày 7/1 âm lịch. Đây chính là hội xuân có lễ dâng
hương cầu chúc năm mới. Nhân dân quanh vùng về đây rất đông để vui chơi,
cầu phúc và nhớ ơn công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt. (Theo Võ Thanh Phụng).

9-10/8 Hội Chọi Trâu Đồ Sơn (thị xã Đồ Sơn, ngoại thành Hải Phòng). Việc
chuẩn bị cho lễ hội đã bắt đầu từ trước đó dăm bẩy tháng, gồm các giai
đoạn: kén trâu, mua trâu, trình trâu với thần, chăm sóc, luyện tập trâu,
đấu các vòng loại chọi trâu vào hội. Vào ngày chính hội, sau các nghi lễ
truyền thống (lễ rước, tế...), các trận đấu vòng chung kết phân loại trâu
nhất, nhì ba diễn ra đến chiều tối mới kết thúc. Sau đó là lễ tạ thần. Hội
làng còn kéo dài đến rằm tháng Tám âm lịch. Dù ai buôn bán trăm nghề.
Nhớ ngày tháng Tám thì về chọi trâu.

15/8 Tết Trung Thu. Tết này nguyên là Hội nông nghiệp mùa Thu, sau thành
Tết trông trăng của trẻ em. Ban ngày, các gia đình làm cỗ cúng thần linh,
gia tiên. Buổi tối, bày cỗ trông trăng. Mâm cỗ có cốm và các loại trái
cây, bánh kẹo, đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi có ông tiến sỹ
giấy, con giống được nặn bằng đắt xét hoặc bột mầu. Người ta còn tổ chức
các trò vui cho trẻ em như múa sư tử, rước các loại đèn: đèn ông sao, đèn
kéo quân...

15/8 Hội Đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), tưởng
nhớ vua Thục An Dương Vương đã có công lập nên nước Âu Lạc.

15-20/8 Hội Đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Hội chính vào ngày 20/8 âm lịch, ngày giỗ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn, có công lớn lãnh đạo đạo quân dân Đại Việt trong cuộc
kháng chiến lần thứ nhất (1258) và là người chỉ huy tối cao cuộc kháng
chiến lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-1288) đánh bại quân
Nguyên-Mông. Ngày hội có tế Thần, rước kiệu và các trò chơi dân gian:
thi bơi trải truyền thống ôn lại chiến công xưa trên sông Bạch Đằng.
Ngoài ra, du khách đến trẩy hội còn thăm viếng cảnh đẹp ở Côn Sơn, Kiếp
Bạc.

16/8 Hội Nghênh Ông Cá Voi (Tiền Giang, Bến Tre).

16-20/8 Hội Côn Sơn mùa Thu (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Côn Sơn là khu di tích danh thắng nổi tiếng, có nhiều chùa, tháp, một
trong những dòng Thiền phái Trúc Lâm gắn với tên tuổi của "Trúc Lâm tam
tổ" (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Côn Sơn là nơi Nguyễn Trãi -
vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã từng ở. Hội Côn Sơn mùa
Thu lần này còn kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi. Khách thập phương đến
trẩy hội ngoài lễ chùa còn thăm cảnh đẹp Côn Sơn.

19-21/8 Lễ giỗ Trần Hưng Đạo (thành phố Hồ Chí Minh), tại đền thờ Trần Hưng
Đạo, đường Võ Thị Sáu. Lễ hội có các nghi thức theo tục lệ cổ truyền Bắc Bộ,
bao gồm nam tế và nữ tế, hát chầu văn cac ngợi công đức của vị anh hùng dân
tộc. Phần hội có trò chơi cờ người và các trò chơi dân gian khác.

26-28/8 Hội Đền Cuối (thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương),
kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Chế Nghĩa - người con quê hương và là vị tướng
có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông
thời Trần. Ngoài tế lễ, thi làm cỗ ngũ quả, cỗ đường (các loại bánh chay),
cỗ thầu (các món ăn bằng thịt). Hội còn có đấu vật, đánh thó (đánh gậy) và
trò đập niêu.

29-30/8 Lễ Đôn Ta (Pithi Sen Đônta), là lễ cúng tổ tiên, ông bà của người
Khơme Nam Bộ, với mục đích cầu siêu, cầu phước cho linh hồn tổ tiên, ông
bà. Đây là tộc lễ, không phải gia lễ. Ngày 29/8 âm lịch cúng tiếp đón.
Ngày 30/8 âm lịch cúng linh hồn tổ tiên ở chùa. Ngày 1/9 âm lịch cúng đưa
linh hồn tổ tiên về chốn cũ. Đây là lễ lớn thứ hai của người Khơme sau lễ
Chôi Chnam Thmây (lễ này vào giữa khoảng tháng Tư DL).

13-15/9 Hội Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hội Thu
này là hội lễ chính gắn liền với sự tích Dương Không Lộ - một nhà sư được
phong làm quốc sư do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông. Ông có công
dựng chùa Keo, đã từng trụ trì tại đây và đựoc tôn làm vị tổ thứ nhất của
chùa. Ngoài lễ Phật, còn có các trò chơi như thi đọc chúc văn, thi thổi
kèn, đánh trống, bơi trải. Cho dù cha đánh, mẹ treo, Em không bỏ Hội Chùa
Keo hôm rằm.

15/10 Hội Ok Om Bok (xã Cần Thơ, huyện Sóc trăng, tỉnh Kiên Giang), còn
gọi là hội đua Ghe Ngo, là lễ cúng trăng của người Khơ Me Nam Bộ, được tổ
chức để tạ ơn thần Mặt trăng đã giúp cho mùa màng tươi tốt, sông ngòi
nhiều tôm cá, con người no ấm. Khi trăng lên, các gia đình bày mâm cỗ gồm
cốm, chuối, dừa tươi, khoai mì,.., cúng trăng trước sân. Người ta thả đèn
giấy bay lên trời, thả những bè chuối có gắn đèn và bày lễ vật trôi trên
kênh, rạch. Trong dịp này, người Khơ Me còn tổ chức Hội đua thuyền trải Ghe
Ngo (thuyền độc mộc lớn, hình thon, dài).

15-18/10 Hội Vía Bà (xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh).
Miếu Thạch An thờ bà Thuỷ Long và Ngũ hành Nương Nương. Ngày 16/10 âm lịch,
đua thuyền cùng ban tế ra biển xa làm lễ Nghinh Bà, cúng hồn cho các ngư
dân bị chết ở biển. Cúng xong, lễ phẩm được ném xuóng biển. Sau đó, đoàn
lễ trở về miếu làm lễ an vị, dân làng múa hát diễn lại quá trình hình
thành vũ trụ theo quan điểm Phương Đông.

18-20/10 Hội Đền Nguyễn Trung Trực (xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang). Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực, người có công đánh giặc Pháp. Hội có
lễ tưởng niệm trọng thể và các trò vui.

9-10/11 Hội Đình Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyên Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lễ cầu
bông, cầu cho mùa màng tươi tốt. Đình Phú Lễ được xây dựng vào năm Minh
mạng thứ bảy (1826) gồm 6 gian liền mái và 3 gian phụ được kiến trúc theo
lối chữ Đinh. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thần Hoàng - người có công
giúp dân khai khẩn đất đai trồng trọt. Đêm có hát bộ và đờn ca tài tử, hát
cải lương, vọng cổ...

14-15/12 Hội Đình Bình Thuỷ - lễ Hạ Điền (phường Bình Thuỷ, thành phố
Cần Thơ). Đình Bình Thuỷ thờ Bản cảnh Thành Hoàng là thổ thần canh giữ
đất làng và thờ những người có công với nước như Đinh Công Chánh, Nguyễn
Trung Trực,.. Đây là lễ hội cầu an có cúng tế, rước thần trên "xe rồng
tán phượng", thỉnh sắc cầu thần trên bè ghép bởi ba chiếc thuyền trang
hoàng lộng lẫy. Ban đêm có tổ chức hát bộ. Ngoài ra, còn có tục thi làm
bánh mứt tế thần dành cho các cô gái.

23/12 Tết Tiễn Ông Công Ông Táo về Trời. Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ
chồng nghèo phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy chồng mới, còn người chồng cũ
vẫn nghèo khó. Trong một lần đi xin ăn, tình cờ anh ta gặp lại người vợ cũ
và được hậu đãi. Đúng lúc đó, người chồng mới đi làm về bắt gặp và sinh
lòng nghi kỵ. Người vợ uất ức đâm đầu vào đống lưả chết, người chồng cũ
cảm thương chết theo. Người chồng sau cũng nhảy vào lửa chết nốt. Ngọc
Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo Quân - Vua Bếp. Vào ngày này
hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép
cúng, với quan niệm rằng: Táo Quân cưỡi cá chép về chầu Trời, tâu với Ngọc
Hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn cho năm tới.

13. Niên biểu

1802 Gia Long
1820 Minh Mạng
1841 Thiệu Trị
1848 Tự Đức
1884 Kiến Phúc
1885 Hàm Nghi
1886 Đồng Khánh
1889 Thành Thái
1907 Duy Tân
1916 Khải Định
1926 Bảo Đại
1945 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1976 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phạm Đăng Long

1 comment:

Blog Review Deal Az said...

Bộ Tài chính chính thức ban hành Hệ thống chỉ tiêu về người nộp thuế là doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu về đánh giá doanh nghiệp được tổng hợp từ các dữ liệu hồ sơ kê khai thuế, không được yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào ngoài quy định.

151 chỉ số để đánh giá doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam