Bệnh nan y này hết sức nguy hiểm ở nam giới trên 50 tuổi trở lên bởi người mắc bệnh ngày càng nhiều, khó phát hiện sớm, tỉ lệ tử vong cao: Xếp số một về các bệnh ung thư ở nam, và thứ hai về ung thư tiết niệu. Song, nếu đề cao nhận thức "tự làm bác sĩ" thì nguy cơ được giảm nhẹ...
Những triệu chứng dễ nhầm lẫn
Biểu hiện tại chỗ: Tiểu khó, lâu, tia yếu, giắt giọt, nhiều lần, đau, có thể hơi rát, nóng, buốt, vừa đi xong lại muốn đi nữa… Nếu thuộc bệnh lí u lành để kéo dài không chữa, đến ngày nào đó bị tắt tiểu phải cấp cứu, hoặc biến chứng nguy hại hơn là u phì đại lên bàng quang tạo thành "bờ cao" đọng nước, làm giãn nở cả đường tiểu, thận, bàng quang gây nhiễm trùng, suy thận, suy nhược sinh dục... Là u ác thì chuyển sang giai đoạn sau nặng hơn, bắt đầu di căn từ vùng xương chậu, lan lên các tạng phủ. U di căn cũng đau tầng sinh môn, trực tràng, đau cả khi xuất tinh, xuất tinh ra ít máu, đau vùng xương chậu hông, cột sống lưng, nổi hạch vùng bẹn, có thể phù chân, đại tiện khó và đau, toàn thân mỏi mệt, khó chịu...
"Tự làm bác sĩ" đoán bệnh đơn giản nhất là "Xúc chẩn". Móc ngón tay sạch vào hậu môn, đụng một cục cứng tròn phía trước. Đi siêu âm ổ bụng cho kết quả: 20 - 25 gam là bình thường - nhớ kích cỡ theo dõi, xử lí khi tuyến to lên. Tây y xác định u ác bằng sinh thiết, đo nồng độ PSA là kháng nguyên đặc hiệu của TTL (Prostate Specific Antigen) và dùng nó làm xét nghiệm sàng lọc (Sereening Test), định lượng PSA toàn phần, PSA tự do. Càng phát hiện ung thư TTL sớm, hi vọng chữa khỏi càng tăng cao.
Tìm thấy "vệ sĩ" chống ung thư
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học y khoa John Hopkins ở Baltimore do Bác sĩ William Nelson chỉ đạo, được Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ công bố kết quả, đã có một khám phá mới là trong cơ thể ta có thể sản sinh một enzym có tên Glutafiol Estrafesace. Enzym này bảo vệ hiệu quả các tác nhân gây u ác trong môi trường với cơ thể. Phát hiện này một lần nữa chứng tỏ chế độ ăn uống ít rau quả của người Âu Mỹ dễ bị ung thư nhiều hơn người châu Á. Thực nghiệm cho chứng minh, cũng là người Nhật, người Hoa ở trong nước vốn ít bị ung thư TTL, di cư sang Mỹ ăn uống như dân bản địa thì tỉ lệ bị u ác tăng nhanh và cao như dân Mỹ: Trong vòng 8 năm, từ 1999 có 241.000 ca, đến năm 2007 đã tăng lên 1,5 triệu ca, tức gấp hơn 6 lần.
Phòng chống bằng ăn uống + lối sống
Học viện Ung thư Mỹ (AICR) đầu năm 2010 đã công bố kết quả 20 năm nghiên cứu, khẳng định ít nhất sẽ giảm thiểu 50% nguy cơ ung thư nếu ăn uống giầu dưỡng chất theo khuyến cáo và sống vận động.
1. Súp lơ: Hai loại xanh và trắng, rất giầu hợp chất indole và glucozyralane, vào cơ thể chuyển hóa thành sulforolane có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh, phát triển tế bào ung thư. Các chuyên gia AICR khuyến cáo, hàng ngày dùng súp lơ xanh, trắng là giải pháp chủ yếu phòng ngừa ung thư TLL.
2. Cà chua: Có hợp chất lycopene chống oxy hóa cực mạnh. Nghiên cứu ở Anh: Những người ăn 10 quả cà chua/ tuần thì u ác TTL giảm 45%. Nghiên cứu vừa công bố của GS John Erdman ở Đại học Tổng Hợp Illinois Mỹ càng phấn khởi hơn: Chế biến món ăn lẫn cà chua với súp lơ thì công dụng chống ung thư TTL tăng gấp 19 lần hơn hai thứ nấu riêng rẽ.
3. Đậu phụ: Có hàm lượng cao hợp chất fitoestrogene làm giảm nồng độ PSA và ngăn chặn các hocmon làm gia tăng khả năng gây ung thư TLL.
4. Các loại rau: Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và chất xơ giúp ngăn ngừa phát sinh u các TTL như cải bắp, su hào, bina, tỏi...
5. Cá biển, sò biển: Học viện Karolinska Thụy Điển trên 30 năm nghiên cứu, thực nghiệm hơn 6 ngàn người, rút ra kết luận: Các quý ông thường xuyên ăn cá biển giàu chất béo Omega-3 là giải pháp đơn giản mà hiệu quả cao với nan y TTL.
6. Kẽm: Được nhiều trung tâm nghiên cứu đưa ra con số: ăn uống thiếu hụt kẽm 35% trong khẩu phần ăn hàng ngày thì gây u lành, thiếu 66% lượng kẽm thì dễ dẫn tới u ác TTL. Mỗi ngày quý ông cần 8mg, có nhiều trong sò và cá biển.
7. Chè xanh: Lá non và nụ chè chứa tới 7% hợp chất, trong đó nổi bật, chất EGCG (Gallocatechin Galte) khá đặc hiệu phòng trị ung thư TTL, ruột già và vú ở người Nhật, Hoa, Ấn Độ và Sri Lanka - so với lô đối chứng không dùng trà cao hơn 68% và gấp 9 lần tại các nước Âu, Mỹ.
Về Vi-ta-min C và E: GS dinh dưỡng Peter Gann thuộc Đại học Illinois công bố khảo cứu qua 35 ngàn quý ông cho thấy, hai loại vi-ta-min này không đóng vai trò gì trong khả năng giảm bớt nguy cơ ung thư TTL.
Trong lối sống tích cực, đã nhiều thông tin về rèn luyện thân thể, đáng chú ý như công bố về nghiên cứu của Đại học sức khỏe cộng đồng Havard Mỹ. Theo đó, dù tuổi cao - lượng sức, tập luyện với cường độ cao có thể giảm thiểu tới 70% nguy cơ ung thư đe dọa (đến tính mạng) ở thể đang tiến triển và cả ở thể đã đe dọa đến mạng sống.
Gắng tránh... dao kéo
Vài chục năm nay, người viết bài này từng là nạn nhân của rắc rối với TTL: Đỉnh cao 43 gam (1996), nay còn 19,5 gam - (6/2010), hoàn toàn "vô tư" nhờ quyết liệt "tự làm bác sĩ". Tôi lại chuyên viết báo nên "tư liệu sống". Có điều lạ, dường như tạo hóa "trêu ngươi": Nhiều vị quan trọng (VIP) được các "nhà dao kéo" số một của đất nước "quan tâm" lại hay bị tỉ lệ cực nhỏ không an toàn. Thường sau đó tịt luôn "đầu ra" phải chọc thủng bàng quang đưa ống mềm vào tự động rỉ nước ra cái bịch đeo bên thắt lưng. Cả đến vị Tổng thống một đại cường y học xuất ngoại cũng phải kè kè một bộ sậu chuyên cơ lo "đầu ra" cho ngài. Lại có vị lo "Chất lượng sống", không tiếc tiền thuê chuyên gia số một quốc tế mổ thì "dòng nước" lại chảy ngược v.v...
Thành thử, "Cẩn tắc vô ưu" phải là "tự làm bác sĩ cho mình" mới yên tâm, với điều kiện thật kiên trì, chịu khó, học cách chăm sóc sức khỏe cho mình.
Về thuốc Tây: Tiến sĩ Johaun de Bono, Giám đốc Viện nghiên cứu ung bướu Anh quốc thông báo tên loại thuốc ABIRATERON có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng hóc-môn kích thích tế bào ung thư, cùng lúc hạn chế kích thước khối u và tiêu diệt tế bào biến đổ gene. Thuốc sẽ được tung ra thị trường vào năm 2011.
Thuốc nội của ta khá nhiều, tùy cơ địa và cách dùng của mỗi người: người khỏi - đỡ, người không. Chữa khỏi bệnh là một nghệ thuật công phu - kinh nghiệm của chúng tôi là như vậy.
Trịnh Tố Long
Nguồn: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=4843
No comments:
Post a Comment