May 26, 2011

Bệnh tiểu đường

13 dấu hiệu chị em bị tăng lượng đường trong máu



Nếu lượng đường trong máu liên tục ở mức cao có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…

Đường huyết cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, điều gì gây ra như vậy? Chúng ta vẫn biết rằng, lượng đường trong máu cao là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường. Khi chúng ta ăn, đường từ thực phẩm được chuyển thành glucose và đường đơn thuần khác, và lưu lại trong máu. Các hormone insulin có vai trò chuyển các glucose này đến các cơ, chất béo và các tế bào gan.

Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy hoặc là không sản xuất đủ insulin, hoặc các cơ bắp, mỡ và các tế bào gan không đáp ứng với insulin, khiến cho lượng glucose lưu lại trong máu cao. Ở những bệnh nhân không bị tiểu đường, sử dụng các loại thuốc nhất định như căng thẳng sinh lý, và các bệnh nghiêm trọng như chấn thương, phẫu thuật… cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Nói chung ở mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao, nhưng chỉ khi chỉ số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới có những dấu hiệu đáng chú ý và xuất hiện các triệu chứng.

Nếu lượng đường trong máu liên tục ở mức cao đối với những người không bị tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch… Các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao ở phụ nữ và nam giới khá giống nhau.

Dấu hiệu của đường máu cao ở phụ nữ

Chúng ta cần lưu ý, lượng đường trong máu cao là dấu hiệu thường thấy ở những người bị mắc bệnh tiểu đường, nhưng cũng gặp ở cả những người không bị tiểu đường.

Vậy nên, nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây, chị em chớ coi thường mà nên đi khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Dưới đây là những triệu chứng khi chị em phụ nữ bị tăng đường huyết.

- Đói và khát hơn bao giờ hết
- Gia tăng số lần đi tiểu
- Mệt mỏi, giảm cân không bình thường
- Giảm khả năng miễn dịch, đặc biệt là khi bị thương thì các vết thương rất lâu lành
- Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng da
- Nhìn kém, suy giảm thị lực

Ngoài ra, nếu chẳng may bị đường trong máu cao, chị em có thể gặp một số triệu chứng khác sau:

- Khô miệng
- Thường xuyên đau đầu
- Khó thở
- Mất độ nhạy cảm do tổn thương thần kinh
- Dạ dày có vấn đề, chẳng hạn như táo bón mãn tính và tiêu chảy
- Mất ngủ
- Mất tập trung

Khi có dấu hiệu đường trong máu cao, việc cần thiết phải làm là nhanh chóng đưa nó xuống trở lại ở mức bình thường.

Kiểm soát lượng đường trong máu cao

Ở những phụ nữ và nam giới bị tiểu đường, khi lượng đường trong máu tăng cấp tính thì chỉ cần tiêm insulin để hạ xuống.

Có một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết bất ngờ. Trong đó, các thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát mức đường trong máu cao. Ta nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo và nhiều natri. Duy trì một trọng lượng lý tưởng cũng có ý nghĩa rất lớn, bởi nhiều người trọng lượng cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu.

Những “khắc tinh” của bệnh tiểu đường



Tạp chí sức khoẻ Men’s Health vừa công bố những thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh mắc tiểu đường.

Nhờ tác dụng gián tiếp của những loại thực phẩm này, bệnh tình có nguy cơ thuyên giảm và cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tiểu đường.

1. Táo

Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, tỷ lệ nam giới thường xuyên ăn táo và những thực phẩm chứa nhiều quercetin tử vong do mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo.
Quercetin chứa nhiều trong những thực phẩm: hành tây, cà chua, các loại rau xanh…

2. Nhục quế (vị thuốc Đông y)

Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng Mỹ phát hiện, ăn nhục quế thường xuyên và liên tục sẽ kích thích lượng đường trong máu nhanh chóng chuyển hoá thành năng lượng.

Họ đã tiến hành thực nghiệm trong suốt 40 ngày trên một nhóm tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhục quế hằng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tình trạng tim mạch cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Cam, quýt

Cơ thể những người mắc tiểu đường thường thiếu vitamin C do đó cần thường xuyên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dùng những viên nén vitamin C để bồi bổ cơ thể mà nên tận dụng nguồn vitamin C có trong những thực phẩm tự nhiên như cam, quýt…

4. Cá biển

Nguy cơ phát bệnh tim mạch ở những người mắc tiểu đường thường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp ngừa nguy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5. Thực phẩm nhiều chất xơ

Nghiên cứu của một trường đại học thuộc bang Texas, Mỹ, cho thấy, thường xuyên nạp khoảng 24-50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm rõ rệt.

Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau xanh, các loại họ đậu, gạo nếp, bánh mỳ, đại mạch… Đặc biệt là các loại họ đậu, chúng chứa hàm lượng chất béo thấp, ít calo, nhiều chất xơ và protein, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

6. Trà xanh

Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít rau xanh, lười vận động đều là những nguyên nhân cơ thể dễ mắc các chứng viêm mãn tính, tạo cơ hội cho bệnh tiểu đường và tim mạch gia tăng.
Trà xanh có chứa nhiều flavnoids có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim.

7. Thịt bò

Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.

Các nhà khoa học Anh đã tiến hành thực nghiệm về tác dụng của thịt bò với bệnh tiểu đường trên 180 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt bò hoặc những thực phẩm giàu CLA sau một năm cân nặng có thể giảm khoảng 9%, nguy cơ mắc tiểu đường cũng giảm 40%.

8. Socola đen

Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy, trong socola có chứa loại chất đặc biệt phần nào giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, sử dụng socola đen hợp lý cũng có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng của huyết quản.

Theo Dantri/People

Theo http://afamily.vn/suc-khoe

No comments: