Dec 20, 2011

Đồng hồ sinh học (3 bài)

Bài 1. Đồng hồ sinh học



Tạo hóa đã lắp sẵn cho mỗi người chiếc đồng hồ sinh học hoạt động theo chu kỳ 24/24 giờ. Nó điều tiết hoạt động của não và các bộ phận trong cơ thể. Những phát hiện mới về đồng hồ sinh học giúp chúng ta xác định thời khắc nào làm việc gì thì mang lại hiệu quả tối ưu nhất và thời khắc nào uống thuốc chữa bệnh khỏi nhanh nhất.

Đồng hồ sinh học của cơ thể vận hành trong 24 giờ:

1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.

2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.

3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.

4 giờ sáng: Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Người bị bệnh tim mạch thường tử vong vào thời điểm này. Khi mở cửa nên tránh sang một bên kẻo bị gió lùa, gây đột tử. Bệnh thượng mã phong hay xảy ra giờ này, nam giới cần đề phòng.

Từ 1-4 giờ sáng: Trẻ em thường ra đời vào giờ này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp hoặc uống thuốc trước 1 giờ sẽ có hiệu quả hơn uống vào các giờ khác. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi và xảy ra tai nạn.

5 giờ sáng: Huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta. Bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.

7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.

8 giờ sáng: Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng. Hormon giới tính tràn đầy: giờ yêu đương.

9 giờ: Tim hoạt động mạnh nhất trong ngày. Tinh thần hưng phấn. Các cơn đau giảm bớt. Vệ sinh da, làm đẹp da mặt. Giờ khám bệnh, đo huyết áp, đếm mạch vì giờ này cơ thể nhạy cảm nhất với ống nghe của bác sĩ.

10 giờ: Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất.

11 giờ: Hoạt động cơ thể vẫn đều đặn, hài hòa và đầy hưng phấn.

12 giờ: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ trưa, thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm sinh. Không ăn trưa giờ này.

12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.

13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, trong máu có một ít glucogen. Cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không ngủ thì cũng nên nằm duỗi thoải mái.

14 giờ: Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại. Năng lượng cơ thể thấp nhất trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng).

15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.

16 giờ: Sau ăn trưa, đường trong máu tăng cao lên, là hiện tượng bình thường. Năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống. Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.

17 giờ: Các vận động viên luyện tập giờ này thì năng lượng tiêu tốn gấp đôi. Người lao động vẫn giữ được năng suất lao động cao.

18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.

19 giờ: Huyết áp tăng. Giờ đo huyết áp. Cần day ấn huyệt nhân trung, dái tai trái, vuốt mạnh đôi dây thần kinh số X và động mạch cảnh hai bên cổ để đề phòng choáng, chóng mặt, tai biến não.

Thường có những cơn đau đầu khó chịu nhất. Hay bị dị ứng. Hay mất bình tĩnh, cãi nhau. Các giác quan: tai, mũi, lưỡi nhạy cảm nhất, nếu bị viêm sưng loét nên điều trị bằng xoa bóp, day bấm huyệt, dán cao thuốc sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác.

20 giờ: Các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe an toàn không xảy ra tai nạn, người lái thấy sảng khoái. Giờ xoa bóp làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.

21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.

22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3. Mức trung bình là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm.

Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.

23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời khôi phục lại các tế bào đã chết.

24 giờ: Có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết. Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất.

Uống thuốc vào giờ nào thì hiệu quả?

Từ nhịp sinh học hoạt động theo chu kỳ 24 giờ, các nhà y khoa đã rút kinh nghiệm trong điều trị, khi cho uống thuốc đúng giờ đã đạt kết quả cao. Ví dụ:

Uống aspirin: Uống buổi tối sau bữa ăn 30-45 phút tốt hơn là uống vào nửa đêm. Sáng hôm sau thuốc phát huy tác dụng. Aspirin kích thích dạ dày nên uống buổi sáng có hại gấp 2-3 lần.

Chất corticoid: Dùng vào 8 giờ sáng và đầu giờ trưa sẽ loại trừ lên cơn hen suyễn về đêm, làm tăng hiệu quả phóng thích hơi trong phổi và làm giảm sự khó thở.

Trái lại loại theophylin làm giãn nở phế quản, phòng ngừa và làm giảm cơn hen ban đêm thì phải dùng trước khi đi ngủ tối.

Thuốc chống viêm khớp, thấp khớp: Đau thấp khớp xuất hiện thời vào một điểm nhất định trong ngày và có thể biến chứng sang bệnh khác. Thuốc chống viêm tác động mạnh nhất từ sau 18 giờ.

Các loại thuốc bổ: Uống vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc chữa bệnh về tiêu hóa: Uống trước bữa ăn 10 phút để tăng cường tiết dịch tiêu hóa làm tiêu hóa tốt thức ăn.

Các loại vitamin: Uống vào giữa 2 bữa ăn. Nếu dùng vitamin K để cầm máu thì phải uống ngay.

Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường thải ra ngoài nhanh nên cách 6 tiếng uống 1 lần.

Thuốc giảm huyết áp: Ngày uống 3 lần vào lúc 7 giờ sáng, 3 giờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và buổi tối ít hơn buổi chiều. Không được uống trước khi đi ngủ.

Thuốc chữa dị ứng ngoài da: Thuốc này hay gây buồn ngủ nên uống trước khi đi ngủ 30 phút.

Thuốc ngủ, thuốc tránh thai: Uống trước khi đi ngủ 30 phút.

Thuốc kích thích dạ dày: như aspirin, vitamin C nên uống sau khi ăn cơm 30 phút, không uống vào chiều, tối vì nó kích thích dạ dày làm khó ngủ.

Các loại kích thích tố: Uống 1 lần sau bữa ăn sáng.

Điều trị răng: Vào lúc 15 giờ có tác dụng gây tê tốt để nhổ răng. Dùng thuốc gây tê lúc 8 giờ hoặc 19 giờ kém hiệu quả gấp 3-4 lần lúc 15 giờ.

Dùng mỹ phẩm làm đẹp da: Xoa ngay trước giờ ngủ. Ban đêm dùng kem giàu vitamin E xoa để chống lão hóa da.

(Theo sức khỏe và đời sống)

Bài 2. Thời gian biểu lý tưởng cho sức khỏe



Theo nghiên cứu khoa học, những người cân hằng ngày vào lúc 7 giờ sáng, sau lúc ngủ dậy và đi vệ sinh cá nhân được xem là chính xác và có tác dụng cao nhất.

7 giờ sáng là lúc cân trọng lượng cơ thể chính xác nhất

Theo nghiên cứu khoa học, những người cân hằng ngày vào lúc 7 giờ sáng, sau lúc ngủ dậy và đi vệ sinh cá nhân được xem là chính xác và có tác dụng cao nhất. Nếu cân trọng lượng nhiều lúc trong ngày, trọng lượng cơ thể sẽ dao động trong phạm vi 5 pounds (2,2 kg).

9 giờ sáng – thời điểm đi khám bệnh tốt nhất

Theo nghiên cứu mang tên Ten Mistakes Every Patients makes (10 lỗi bệnh nhân dễ mắc), 9 giờ sáng là lúc đi khám bệnh, gặp bác sĩ tốt nhất. Đơn giản, đây là lúc các thông số của cơ thể ở mức tối ưu và cũng là thời điểm bác sĩ “dễ tính nhất”. Nếu buổi sáng không khám được thì vào đầu giờ chiều (13 giờ) cũng được xem là thuận lợi, riêng buổi sáng là lúc lấy máu xét nghiệm có độ chính xác cao.

Thời gian ngủ trưa tốt nhất

Thời gian ngủ trưa tốt nhất là từ 13 giờ đến 15 giờ, thời điểm giúp cơ thể phụ nữ phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần, nếu làm công việc bàn giấy hoặc lái xe sẽ đạt hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) và Đại học Y khoa Athens (Hy Lạp) thì giấc ngủ ban trưa có tác dụng giảm nguy cơ tử vong và bệnh tim tới 1/3, ở cả phụ nữ lẫn nam giới so với những người không ngủ trưa. Ngủ trưa còn làm cho hoóc môn melatonin tăng, giúp hồi phục thể chất và tinh thần nhanh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì nên ngủ khoảng 20 phút là hợp lý,nếu ngủ quá nhiều, não sẽ chuyển sang giai đoạn ngủ sâu, gây mệt mỏi và làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể.

Thời gian ăn bữa phụ

Thời gian ăn bữa phụ trong ngày tốt nhất là 15 giờ, đây cũng là thói quen ăn uống của người Âu – Mỹ. Tại Mỹ, người ta nghiên cứu và phát hiện thấy có tới 71% phụ nữ ăn bữa phụ vào lúc 15 giờ với thực đơn bánh ngọt với cà phê hoặc các loại trái cây, hoa quả. Một bữa ăn phụ kiểu này có chứa tới 100 – 250 calo tùy theo nhu cầu năng lượng của mỗi người.

Thời gian thư giãn cho chân tay và trí óc

Theo bách khoa thư Initial Lublic Offering, vào cuối buổi chiều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nên vào lúc 16 giờ,kết hợp công việc trí óc với chân tay sẽ mang lại lợi ích cao nhất. Ví dụ, phụ nữ có thể vào mạng chát, đọc báo, gửi email... sau đó chuyển sang làm công việc nội trợ, vệ sinh nhà cửa, sẽ làm cho tâm hồn sảng khoái, dễ chịu.

Thời gian tập thể thao

Theo nghiên cứu do các chuyên gia ở Cao đẳng y khoa William Mary College (Mỹ) thực hiện, 16 đến 18 giờ được xem là thời điểm tập thể thao tốt nhất đối với phụ nữ, tốt hơn cả buổi sáng. Đặc biệt là tác dụng giảm stress sau một ngày làm việc hoặc chăm sóc con cái mệt mỏi.

17 giờ 30 thời gian dành cho cocktail

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Plos Medicine số ra tháng 10/2011, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thấy từ 17 giờ 30 đến 18 giờ nếu uống cocktail sẽ phát huy tác dụng cao nhất cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là tác dụng khử độc cho cơ thể. Sử dụng một lượng cocktail có hàm lượng cồn thấp sẽ phát huy tác dụng đối với bệnh tim mạch, tiểu đường, giảm các loại bệnh mãn tính, tăng trí nhớ.

19 giờ là lúc nhận các tin “xấu”

Chẳng ai thích nghe những thông tin “trái chiếu”, tin xấu nhưng theo nghiên cứu thì mọi thông tin có liên quan đến điềm xấu có thể nói ra sau lúc 19 giờ, bởi đây là lúc huyết áp, nhịp tim ở mức thấp nhất. Không nên tiết lộ những thông tin này vào lúc 6 giờ sáng và lúc trưa – lúc huyết áp, nhịp tim ở mức cực đại. Qua thông số thống kê cho thấy có tới trên 40% số ca mắc bệnh đau tim xảy ra vào lúc 6 giờ sáng và buổi trưa.

20 giờ là lúc soạn bài, làm báo cáo tốt nhất

Đây là lúc thần kinh con người minh mẫn, đặc biệt là trí nhớ dài kì, não xử lí thông tin nhanh. Vì vậy, nếu làm công việc bàn giấy như soạn bài, viết báo cáo hay học hành... sẽ mang lại kết quả cao. Đây cũng là thời gian các bậc cha mẹ nhắc con cái tập trung vào bàn học và giúp đỡ chúng tập trung học tập.

22 giờ đêm là lúc đi ngủ và âu yếm

Cho dù công việc bận đến đâu thì cũng nên đi ngủ vào giờ này và dậy sớm theo cách làm của người Anh. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y học tình dục Journal of Sexual Medicine, thì sau 22 giờ là lúc hoạt động tình dục phù hợp nhất với đồng hồ sinh học trong cơ thể, với thời gian dài 10 đến 15 phút được xem là tối ưu nhất.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com

Bài 3. Sức khỏe: đồng hồ cơ thể



Cơ thể của bạn có một đồng hồ. Mỗi cơ quan trong cơ thể của bạn có một lịch trình sửa chữa / bảo trì trên cơ sở hàng ngày.

Nếu bạn cảm thấy không bình thường tại những thời điểm trong ngày (đau đầu, thiếu sinh khí), bạn cần biết cơ quan nào đang cố gắng sửa chữa những thiệt hại nãy sinh trong cơ quan đó, và các cảm giác bạn đang gặp phải là kết quả năng lượng cơ thể đang tập trung để thực hiện những sửa chữa này.

Bảng sửa chữa

Phổi: 3-5 giờ sáng
Ruột: (hoặc ruột kết) 5-7 giờ sáng
Dạ dày: 7 -9 giờ sáng
Lá lách: 9 -11 giờ sáng
Tim: 11 giờ sáng -1 giờ trưa
Ruột nhỏ: 1 -3 giờ trưa
Bàng quang: 3 -5 giờ trưa
Thận: 5 giờ trưa -7 giờ chiều
Tụy: 7 giờ chiều – 9 giờ tối
Mạch máu và động mạch: 9 giờ tối – 11 giờ tối
Túi mật: 11 giờ tối – 1 giờ sáng
Gan: 1 giờ sáng – 3 giờ sáng

Phổi: Phổi là cơ quan đầu tiên trong ngày được sửa chữa và bảo trì. Phổi bắt đầu nới lỏng các chất thải nhiễm độc từ 3 đến 5 giờ sáng, và khi bạn thức, điều này là lý do tại sao đôi khi bạn ho. Phổi của bạn đang cố gắng trục xuất các chất thải đã được nới lỏng. Nếu quý vị bị ho vào buổi sáng, điều này nêu lên rằng chế độ ăn uống và lối sống của bạn cần chỉnh đổi.

Ruột già hoặc ruột kết: 5 đến 7 giờ sáng là thời gian của cơ quan này. Một đại tràng lành mạnh cần nước để làm tốt công việc của mình, xả các chất thải có nước 24 giờ /7 ngày. Buổi sáng là thời gian quan trọng nhất để uống thật nhiều nước cho quá trình này, và thời gian tồi tệ nhất để nạp caffe. Caffe là một loại hóa học lợi tiểu và rút nước từ ruột già đến thận và bàng quang cho việc sơ tán của nó. Cơ thể bạn cần nước vào buổi sáng để sửa chữa và bảo dưỡng ruột già và ruột kết. Điều này giúp bạn duy trì được tiêu hóa, bình thường hóa trọng lượng, làm chậm quá trình lão hóa. Khi bạn tưới nước cho cơ thể của bạn mỗi buổi sáng với nước tinh khiết (lên đến 32 oz.), sức khỏe của bạn được cải thiện. Nếu bạn chờ cho đến khi đại tiện trước khi ăn vào buổi sáng, sẽ làm đại tràng lành mạnh hơn.

Bao tử: Giữa 7 và 9 giờ sáng, dạ dày đang sửa chữa và không muốn đối phó với một bữa ăn lớn. Trong khi ruột già và ruột kết cần chất lỏng để sửa chữa vào buổi sáng, dạ dày cần rất ít. Chất lỏng (nước tinh khiết hoặc nước trái cây) hoặc trái cây tươi giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, uống nước vào buổi sáng giúp cho sức khỏe tối ưu.

Lá lách: Từ 9 đến 11 am lá lách được làm sạch. Trong thời gian này / quy trình này hoặc khi lá lách là ở trong trạng thái suy yếu, bạn có thể bị dị ứng hoặc không thể chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Điều này là bởi vì lá lách làm việc với gan và hệ thống miễn dịch của bạn. Một lá lách khỏe mạnh sản xuất các kháng thể khi có nhiễm trùng và liên tục kiểm tra xem máu có quân xâm lược không.

Tim: Thời gian để sửa chữa tim là từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa. Cơ thể của bạn loại bỏ chất thải từ trái tim và đôi khi bạn có thể nhận thấy một nhịp tim đập nhanh, nhịp đôi, và / hoặc mất nhịp. Bảy mươi phần trăm của cơn đau tim xảy ra khi tim trong thời gian sửa chữa.

Ruột nhỏ: bạn có nhận thấy rằng từ 1 đến 3 giờ chiều, bạn dễ có chứng khó tiêu, đau và đầy hơi? Nếu điều này xảy ra, có hai điều có thể là sai: 1. Chế độ ăn uống của bạn không đúng và thực phẩm không tiêu hóa, 2. Chế độ ăn uống của bạn gây ra vấn đề đang làm bạn căng thẳng. Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ sửa đổi những vấn đề này.

Thận và bàng quang: Từ 3-7 giờ chiều, bạn có thể nhận thấy bạn đang mệt mỏi và muốn có một giấc ngủ ngắn. Khi thận khỏe mạnh và làm việc đúng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng tại thời điểm đó, không mệt mỏi.

Tụy: Từ 7 đến 9 giờ tối, bạn có cảm giác thèm ăn chất ngọt hoặc carbohydrate chế biến với đường mãnh liệt không? Thận điều chỉnh các tuyến tụy, và nếu bạn tiêu thụ đồ ngọt trong thời gian đó, bạn có thể nhận thấy đau lưng dưới, và đó là một triệu chứng của thận. Thận, bàng quang và tuyến tụy cùng làm việc toàn bộ. Nếu bạn cần một giấc ngủ sớm vào buổi tối đó là tuyến tụy của bạn, do thận hướng dẫn, làm bạn nghỉ để nó có thể làm công việc sửa chữa của nó.

Mạch máu và động mạch: Từ 9 đến 11 giờ tối, các mạch máu đi vào chế độ sửa chữa. Các tác động trên cơ thể là: đau đầu, yếu trong khi mạch máu đang được sửa chữa.

Gan và túi mật: Từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng. hai bộ phận này làm việc. Có bao giờ không thể ngủ vào thời gian này? Điều này có nghĩa là chất thải không được xử lý bởi gan của bạn và nó hoạt động như một chất kích thích cơ thể gây ra chứng mất ngủ của bạn và các dây thần kinh bị sờn. Bộ não của bạn không dừng lại được.

Phạm Anh Tuấn dịch từ bài sau tại địa chỉ http://www.healthreviser.com/content/body-clock-and-health :

Health Body Clock

Your body has a built-in clock! Every organ in your body has a repair/maintenance schedule to keep on a daily basis.

If you feel unusual at these times of day (headaches, inactive), you will know which organ is trying to repair the damage done to it, and these ‘feelings’ you are having are the result of the energy being expended to do these repairs.

Health Repair Table:

Lungs: 3am-5am Large intestine: (or colon) 5am-7am Stomach: 7am-9am Spleen: 9am-11am Heart: 11am-1pm Small Intestines: 1pm-3pm Bladder: 3pm-5pm Kidneys: 5pm-7pm Pancreas: 7pm-9pm Blood Vessels and Arteries: 9pm-11pm Gallbladder: 11pm -1am Liver: 1am-3am

Lungs: The lungs are the first organs of the day that are up for repair and maintenance. Lungs begins loosening the poisoning waste between 3 to 5 a.m., and when you awaken, this is why you cough sometimes. Your lungs are trying to expel the loosened waste. If you are coughing in the morning, this indicates that your diet and lifestyle needs tweaking.

Large Intestine or Colon: 5 to 7 a. m. is the time for this organ. A healthy colon needs water to do its job properly, which is flushing waste matter 24/7. The morning is the most important time to drink plenty of water for this process, and the worst time to have caffeine. Caffeine is a diuretic and takes water away from your colon to your kidneys and bladder for evacuation. Your body needs water in the morning to do its repair and maintenance of the large intestine and colon. This helps you maintain digestion, normalize weight, slow down the ageing process. When you irrigate your system every morning with pure water (up to 32 oz.) your health improves. If you wait until you have a bowel movement before you eat in the morning, this is also healthier for your colon.

Stomach: Between 7 and 9 a.m., the stomach is repairing and does not need a big meal to deal with. While the large intestine and colon needs fluid to repair properly in the morning, the stomach needs very little. Start with fluids (pure water or fresh juiced vegetables) or fresh fruit that is easily digested. However, if you can, drink only fluids in the morning for optimal health.

Spleen: From 9 to 11 a.m. the spleen gets cleaned. During this time/process or when the spleen is in a weakened state, you may suffer with allergies or not be able to shake a cold or flu. This is because the spleen works with the liver and your immune system. A healthy spleen produces antibodies when there is an infection and constantly watches the blood for invaders.

Heart: The time for heart repairs is between 11 a.m. to 1 p.m. Your body is removing waste from the heart and you may sometimes notice a rapid heartbeat, double beats and/or skipping beats. Seventy percent of heart attacks occur when the heart is in its repair period.

Small Intestines: Have you noticed that between 1 to 3 p.m. you are more apt to have indigestion, pain and bloating? If this happens, two things could be wrong: 1. Your diet is not what it should be and your food is not digesting; 2. Your diet is causing problems that are now causing you stress. A proper diet will help take care of these problems.

Kidneys and Bladder: From 3 to 7 p.m. you may notice you’re tired and want a nap. When the kidneys are healthy and working properly, you’ll feel energetic at that time, not tired.

Pancreas: Between 7 to 9 p.m. do you have intense cravings for sweets or processed carbohydrates that turn to sugar immediately in the system? The kidneys regulate the pancreas, and if you do consume sweets during that period, you may notice low back pain, which is a kidney symptom. The kidneys, bladder and pancreas are all parts of the same whole. If you need a nap early in the evening it is just your pancreas, as directed by your kidneys, putting you out so it can do its repairs.

Blood Vessels and Arteries: From 9 to 11 p.m. the blood vessels go into repair mode. The impact on the body is: headaches, weakness while vessels are in heavy repair.

Liver and Gallbladder: Between 11 p.m. to 3 a. m. these two guys go into action. Do you ever have nights when you can’t sleep at this time? This means that waste is not being processed by your liver and it acts as an irritant to your body causing insomnia and frayed nerves. Your brain just won’t stop.

No comments: