Vi bé, tắm luôn là một điều cực kỳ tuyệt vời. àn tay mẹ mơn man trên người bé, giọng nói nhẹ nhàng du dương của mẹ sẽ làm bé an tâm, vui vẻ.
Còn bạn, nếu biết cách kiểm soát được tình hình, không ngừng trò chuyện với bé, giao tiếp bằng mắt với bé, chắc chắn bạn cũng sẽ mong ngóng đến giờ tắm cho con yêu.
Lưu ý chung
Trong tuần đầu tiên và sau này, bạn có thể dùng phương pháp lau người đơn giản bằng cách dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau sạch từng phần của cơ thể bé.
Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm bồn. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước. Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng tắm và chậu nước tắm luôn ấm.
Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn nhất thiết. Cho đến khi bé biết trườn bò... thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 - 2 lần/tuần. Vì thế chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.
Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái.
Việc lạm dụng các chất làm sạch đều có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng “tiết kiệm” trong những tuần đầu bé vừa chào đời.
Tắm như thế nào
1. Rửa sạch tay của người tắm. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc tắm bé và cần có ít nhất 1 chiếc khăn lớn sạch để làm khô người bé sau khi nhấc từ chậu nước ra, tã lót và quần áo sạch.
2. Đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức hợp lý và nước đủ ấm, không quá nóng – khoảng 38oC là vừa. Không dùng nước lạnh tắm bé mà nước phải âm ấm dù là mùa hè.
3. Đối với bé mới sinh, mực nước trong chậu chỉ là khoảng 13cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào.
4. Mang bé vào phòng tắm và cởi bỏ tã lót, quần áo thật nhẹ nhàng.
5. Đầu tiên, hãy thật từ từ để chân bé tiếp xúc với nước, dùng một tay giữ giữa cổ và đầu bé. Tuy nhiên, nếu bạn hay mọi người trong gia đình thích cách tắm bé truyền thống của gia đình (1 người giữ đầu và mông bé, 1 người tắm) thì cũng cần lưu ý là đầu bé phải luôn thoải mái và bé phải cảm thấy vững chãi, tin tưởng.
6. Lấy 1 chút xíu dung dịch xà phòng ra tay bạn rồi xoa lên người bé hoặc dùng khăn tắm hay bọt biển để kỳ cọ khắp thể bé, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Gội đầu cho bé bằng khăn mềm, ướt có chút nước tắm gội. Dùng các miếng bông gòn tròn để làm sạch tai và mắt bé. Lưu ý là mỗi miếng bông gòn chỉ được dùng để làm sạch 1 bên mắt nhằm tránh lây bệnh cho mắt kia.
7. Dùng khăn sạch lau lại người bé. Tuyệt đối không dội nước trực tiếp lên người trẻ vì có thể khiến trẻ cảm thấy bất an.
8. Nâng bé ra khỏi bồn tắm với 1 tay giữ giữa đầu và cổ, tay còn lại đặt ở mông, ngón trỏ và ngón cái vươn ra phía đùi (bởi các bé rất trơn khi ướt).
9. Đặt bé vào khăn tắm và lau khô người. Nếu da bé khô, hay bé thường xuyên đóng bỉm thì bạn có thể dùng dưỡng thể thoa cho bé sau tắm. Tuy nhiên, nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kem dưỡng nào.
Nếu bạn dùng phấn rôm thì da bé phải hoàn toàn khô ráo trước khi sử dụng. Thoa nhẹ phần cổ và bẹn. Chú ý không để phấn rôm bay vào mũi hay miệng bé.
10. Cuối cùng, mặt quần áo và ôm bé vào lòng, cho bé bú tí mẹ trước khi bé chìm vào giấc ngủ ngon lành.
(Theo Dân trí)
Tắm nhiều cho trẻ sơ sinh không tốt!
(Dân trí, 13/6/2007) - Tắm cho trẻ quá thường xuyên có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da như eczema và chứng phát ban, các chuyên gia cảnh báo.
Tỉ lệ trẻ sơ sinh ngày nay gặp phải các vấn đề về da đang gia tăng gấp đôi so với thời của cha mẹ chúng (37% các bé trai và 33% các bé gái gặp phải các vấn đề về da) và một cuộc khảo sát của EU với 2.000 bậc phụ huynh tham gia cho thấy những trẻ học bơi ngay từ khi sinh trong các bể bơi cũng có nguy cơ bị hen và viêm phế quản cao hơn.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết các bậc cha mẹ đang cố tình lờ đi lời khuyên hạn chế tắm cho trẻ (1 tuần chỉ tắm 2 – 3 lần) do lo lắng về việc làm sao để trẻ luôn sạch sẽ và không bị vi khuẩn xâm nhập.
Khảo sát của tạp chí Mẹ và bé (Anh) chỉ ra rằng cứ 6/10 đứa trẻ được tắm mỗi ngày, chỉ có 20% là cách 1 ngày tắm 1 lần và chỉ có 19% số trẻ tắm 3 lần/tuần. Thời gian tắm trung bình của trẻ là 15 phút. Thêm vào đó, 60% các bà mẹ dùng khăn khử trùng để lau mặt và tay cho bé nhiều hơn 5 lần/ngày.
Tổng biên tập tờ báo này cho biết da trẻ hiện nay đang ngày càng mỏng hơn so với cha mẹ chúng trước đây và vì thế việc chăm sóc cũng đòi hỏi phải nhẹ nhàng hơn. “Hoàn toàn không tốt khi ngày nào cũng tắm cho trẻ. Chỉ 2 – 3 lần/tuần là đủ”, bà tổng biên tập cho biết
BS da liễu Anne O'Neill, bệnh viện Nhi Westmead khẳng định là thân thể trẻ rất sạch cho đến khi bé bắt đầu biết bò. Vậy nên không nhất thiết phải làm vệ sinh cho trẻ kỹ càng trừ khi trẻ có vấn đề về hệ miễn dịch”.
Còn một nghiên cứu của EU đăng tải trên tờ Nhi khoa đầu tháng này cho thấy các chất hóa học trong bể bơi có thể sẽ được phổi của bé hấp thụ và gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp khi bé lớn hơn.
50% trong tổng số 341 trẻ trong độ tuổi 10 - 13 được học bơi ngay từ khi mới đẻ đã gặp phải các chứng bệnh như co thắt ngực và thở gấp. Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Alfred Bernard, Quỹ Nghiên cứu khoa học Belgium cho biết: “Thủ phạm chính là chất trichloramine, một dẫn xuất của clo dùng để làm sạch các bể bơi công cộng”.
Nhân Hà
Theo Sun-Herald
Nên tắm cho bé mấy lần vào mùa đông
Theo các chuyên gia, việc tắm cho bé sơ sinh chỉ để sạch sẽ, tăng khả năng bảo vệ các tế bào thượng bì… chứ không có chuyện tắm để chóng lớn. Với mùa đông giá rét, nên tắm 2 ngày một lần ở nhiệt độ tương đương với bào thai khi trong tử cung mẹ.
Quan niệm không khoa học
Rất nhiều người mẹ (người bà) cho rằng, bé mới sinh ra nên thường xuyên tắm gội, giúp bé nhanh lớn. Kết quả, dễ dẫn đến hiện tượng viêm đường hô hấp, viêm phổi...
Theo PGS.TS Trần Thị Thanh Hương (nguyên Trưởng khoa Sinh, trường ĐH Y Hà Nội), suy nghĩ tắm cho bé sơ sinh để chóng lớn chỉ là quan niệm mà chưa có một cơ sở khoa học hay một tài liệu nào chứng minh được.
Tắm giúp tẩy vi khuẩn gây bệnh
Sơ sinh là giai đoạn tính từ khi em bé chào đời cho tới hết tuần thứ 4. Đây là thời kỳ chuyển tiếp cuộc sống trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ sang cuộc sống tự lập bên ngoài.
Theo Ths. Cù Minh Hiền (Phó trưởng phòng Khám, Bệnh viện Nhi TƯ), khi mới sinh, bé sẽ có nhiều "gây" - chất nhầy từ trong tử cung của mẹ bám vào. Hơn nữa, hằng ngày bé có hàng triệu tế bào trên da chết đi, được kết lại. Da của bé còn mỏng, sức đề kháng kém nên nếu bị dính phân, mồ hôi, nước tiểu, sữa... dễ bị hăm, đỏ, mẩn ngứa. Tắm sẽ tẩy rửa được vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt da bé, tăng khả năng tự bảo vệ, tạo thuận lợi cho việc bài tiết tuyến mỡ và tuyến mồ hôi dưới da. Hơn nữa, khi tiếp xúc với nước, bé sẽ cảm thấy dễ chịu như được sống trong tử cung của mẹ.
Tắm cho con trong mùa đông
ThS. Hiền khuyên, đối với những ngày hè, trời nóng việc tắm cho bé đơn giản hơn, người mẹ nên tắm thường xuyên. Còn khi mùa đông (trời rét, nhiệt độ xuống thấp), nên cách một ngày tắm cho con một lần.
"Một số nước phương Tây thường tắm cho bé sơ sinh bằng vòi hoa sen; giội nước từ đầu xuống chân hoặc vào các bồn chứa đầy nước... nhưng trong nhà thường có lò sưởi nên giữ được nhiệt độ. Còn ở Việt Nam thì nên căn vào thời tiết để tắm cho con" - ThS. Cù Minh Hiền ( Phó trưởng khoa Khám, Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết.
- Phải duy trì nhiệt độ nước gần như nhiệt độ trong buồng tử cung (từ 32-34ºC), còn nhiệt độ môi trường khoảng 28-29ºC. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm (nước sạch không làm bẩn rốn bé).
- Một số người mẹ thấy thời tiết lạnh thường tắm "từng bộ phận", nhưng như vậy càng làm bé sợ nước và rét hơn. Bạn nên để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy con, chú ý tránh mất nhiệt khi kỳ rửa cho bé.
- Thời gian tắm gội vào khoảng 5-10 phút. Sau đó, dùng khăn mềm quấn chặt, lau khô bé. Đối với rốn, phải dùng gạc vô trùng lau khô, tránh nhiễm khuẩn.
Nguồn: suckhoedoisong
Trẻ sơ sinh: Không phải cứ tắm nhiều là tốt!
(Dân trí) - Các bà mẹ thường có quan điểm rằng trẻ mới sinh cần phải được tắm rửa hàng ngày mới nhanh lớn. Theo các chuyên gia, tắm nhiều cho trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng tốt, đôi khi nó gây ra điều ngược lại.
Tắm bao nhiêu lần là đủ?
Tắm cho trẻ thực sự là một khoảng thời gian vô cùng quý giá giúp mẹ và bé được nô đùa và đặc biệt là bé được thư giãn. Tuy nhiên, các bà mẹ nên nhớ làn da của trẻ rất dễ bị tổn thương. Khi trời rét, việc dùng lò sưởi để tắm cho bé cùng với việc sử dụng các sản phẩm tắm gội cho bé không phù hợp rất dễ gây nên hiện tượng khô da và chảy máu ở trẻ. Theo các chuyên gia, những trẻ mới sinh cho đến lúc được 3 tháng chỉ cần tắm 3-4 lần/tuần
Nên chọn sản phẩm tăm gội nào cho bé?
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho trẻ. Tuy nhiên, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chứa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này rất dễ gây kích ứng và làm mất cân bằng độ pH của da trẻ sơ sinh.
Cũng theo bác sỹ Brigitte Virey de Dijon, việc dùng các loại dầu tắm cho trẻ cũng không tốt, nó có thể làm da trẻ bị nhờn.
Tốt nhất các bà mẹ nên sử dụng sữa tắm chuyên dùng và đảm bảo để tắm cho bé.
Dung Nhi
Theo Santé
No comments:
Post a Comment