Apr 11, 2011

Đồ uống: chè vằng, chè dung, lá sen

1. Chè vằng - món quà ý nghĩa nhất cho người mới sinh con


Ngoài chè xanh, chè vối truyền thống, , người dân miền trung, đặc biệt vùng Nghệ An, HàTĩnh còn hay uống chè Vằng.

Cây chè Vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè Vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh. và không chịu t ác động của con người như bón phân, phun thuốc.


Cây chè Vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè Vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè Vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè Vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái.

Cây chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè và giữ ấm cho mùa đông giá lạnh. Ngày nay, chè Vằng được chế biến thành những túi nhỏ và đóng gói, rất tiện lợi cho người sử dụng. Nhờ đó, chè Vằng được xem là một loại chè quý hiếm và rất lợi cho sức khoẻ con người.
* *
*

Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerveBlume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.

Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc.

Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.

Trích: http://www.lavavietnam.com/tin-chi-tiet/cay-che-vang/14.html

2. Chè Dung: Đặc sản xứ Quỳnh Lưu, Nghệ An


Nhớ đến Xứ Nghệ lâu nay người ta vẫn nghĩ về bát nước chè xanh - một thứ nước uống dân dã, bình dị nhưng hết sức quen thuộc. Giờ đây ở Nghệ An lại có một thứ nước uống bình dân khác, đó là Chè Dung - một đặc sản của vùng đất huyện Quỳnh Lưu.

Nếu chỉ nhìn mà không uống, người không biết khó mà phân biệt được đâu là nước chè xanh, đâu là nước chè Dung, bởi cả hai cùng có chung một màu óng vàng. Vậy nhưng khác với vị chát, vị đặm của chè xanh, chè dung chỉ mới uống vào một ngụm nhỏ đã thấy ngọt và mát nơi đầu lưỡi. Thứ nước này cũng không quá ngọt như nước nhân trần của phía Bắc hay nhân nhẩn đắng như chè vằng, chè vối. Chè Dung còn là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày, bệnh tá tràng. Chè Dung còn là liều thức ăn vì nó có thể làm dịu đi những cơn đói bụng.

Gọi chè Dung là đặc sản của đất Quỳnh, nhưng trên thực tế chè Dung chỉ có ở một số xã miền núi của huyện Quỳnh Lưu. Chè Dung không ai trồng, nó mọc tự nhiên trên rừng và phải đi vào khá sâu mới hái được. Chè Dung có thể uống khi đang còn tươi hoặc khi phơi khô, vì thế nhiều người ở xa ngang qua Quỳnh Lưu vẫn hay mua để làm nước uống dần.

Cái hay của chè Dung là có thể làm nước uống chung cho cả nhà vì vị của nó mát, ngọt và rất dễ uống, lúc đói có thể uống một lúc hai ba cốc vẫn bình thường.

Chủ nhà hàng Hoàng Nhân (nằm trên quốc lộ 1A) có cách “quảng cáo” rất sáng tạo, đấy là khách sau khi ăn cơm xong sẽ được mời một cốc chè Dung. Nếu khách thích thì nhà

hàng sẽ giới thiệu và mời mua. Chè Dung được đóng gói với lời giời thiệu khá hấp dẫn: Chè Dung ngon ngọt và thơm tới giọt cuối cùng”.

Nguồn: websie báo Nghệ An
* *
*

Giá Mua chè dung 2011, 2010

Nếu chỉ nhìn mà không uống, người không biết khó mà phân biệt được đâu là nước chè xanh, đâu là nước chè Dung, bởi cả hai cùng có chung một màu óng vàng. Vậy nhưng khác với vị chát, vị đặm của chè xanh, chè dung chỉ mới uống vào một ngụm nhỏ đã thấy ngọt và mát nơi đầu lưỡi. Thứ nước này cũng không quá ngọt như nước nhân trần của phía Bắc hay nhân nhẩn đắng như chè vằng, chè vối. Chè Dung còn là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày, bệnh tá tràng.Ngoài ra uống chè Dung có một số lợi ích sau:

-pha uống rất tiện lợi (pha như pha chè khô) đói hay no đều uống được hết và rất dễ uống

-rất là tiết kiệm vì 1 gói 5 lạng có thể uống trong 15-30 ngày

-dùng cho mọi người và tất cả mọi lứa tuổi

-và cái quan trọng nữa là giá cả thì cực rẻ chỉ (5.000vnd/1lạng) rẻ hơn gấp 4-5 lần chè khô mua 10kg trở lên có giá sỉ

Chúng tôi đang cần tìm đối tác làm đại lý cho miền bắc này(với giá cực kì ưu đãi)
Cơ sở chế biến đóng gói: Ngõ 79/29 Dương Quảng Hàm -Q.Cầu Giấy - TP.Hà Nội

http://24hmua.com/showthread.php?t=821432

3. Lá sen


Hiện nay, Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.

* Công dụng Lá sen khô:

- Chữa háo khát
- Giảm mỡ trong cơ thể( giảm béo)
- Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh
- Chữa mất ngủ
- Chữa sốt xuất huyết
- Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp
- Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu
- Chữa ho ra máu, nôn ra máu.

Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.

Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện (nước tiểu trẻ em) hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa mất ngủ : Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng viên nén gồm cao mềm lá sen 0,03g, bột mịn lá sen 0,09g, tá dược vừa đủ cho một viên. Ngày uống 3-6 viên trước khi đi ngủ 3 giờ. Hoặc sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4g, cồn 45o 20ml, sirô đơn vừa đủ cho 1.000ml. Người lớn uống 15ml, trẻ em tùy tuổi 5ml.

Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp : Lá sen 15,5g, cam thảo 15,5g, đỗ trọng 12,5g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu : Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa mỗi vị 30g; trắc bá, ngải cứu mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chữa mất ngủ: Dùng viên bao sen - vông gồm cao khô lá sen 0,05g tương đương với 1g lá sen khô, cao khô lá vông 0,06g, bằng 1g lá khô, l - tetrahydropalmatin (hoạt chất chiết từ củ bình vôi) 0,03g, tá dược vừa đủ cho 1 viên. Ngày uống 2-4 viên trước khi đi ngủ. Một đợt điều trị từ 10-15 ngày.

Khoa thần kinh - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã dùng viên bao sen - vông cho 100 bệnh nhân uống thấy tác dụng an thần tốt, gây ngủ nhanh, giấc ngủ kéo dài, êm dịu. Khi tỉnh giấc, không thấy mệt mỏi so với dùng meprobamat. Viên sen - vông đã được sản xuất rộng rãi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Chế phẩm Passerynum gồm lá sen, lạc tiên, vông nem, hạt tơ hồng, thảo quyết minh, lá dâu tằm, hạt keo giậu và sâm đại hành đã thể hiện tốt trên lâm sàng, làm người bệnh ngủ dễ dàng và ngon giấc, không gây trạng thái buồn ngủ và không làm thay đổi huyết áp.

Ngoài ra, lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp, đau mắt.

Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặc để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

Theo tài liệu nước ngoài, lá sen hãm uống được dùng phổ biến như một loại nước trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát. Các nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu thấy trong lá sen có hoạt chất làm dịu dục tính, chữa di tinh, mộng tinh.

Nguồn: http://chutin.vn/rao-vat/raovat-227207/Mua-tra-la-sen-o-dau-Mua-La-sen-kho-o-dau-Chua-benh-bang-tra-la-sen.aspx

No comments: