Lịch vạn niên còn gọi là Hoàng lịch thông thư, Hiệp ký lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp v.v...
Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, lịch vạn niên dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung Hoàng đạo, Hắc đạo... để tính ngày giờ tốt xấu.
Cuốn lịch Vạn niên thông dụng ở nước ta dưới triều Nguyễn là cuốn “Ngọc hạp thông thư”. Sở dĩ gọi là thông dụng, vì rải rác qua các tủ sách của các nhà Nho còn sót lại, chúng tôi tìm được các bản viết tay, quyển thì rách đầu, quyển thì mất đuôi, quyển thì bị xé giữa, mặc dầu viết tay, mặc dầu sưu tầm ở các địa phương cách xa nhau (Bắc Thái, Hải Hưng, Hà Nội,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên..) nhưng nội dung vẫn thống nhất.
Có thể nói, Ngọc hạp thông thư là cuốn sách gối đầu giường của các cụ nhà Nho nước ta thời trước: Động đến việc gì lớn hay nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, săn bắn, trong lễ nghi tế tự, giao dịch, trong mọi mặt sinh hoạt gia đình, họ hàng, làng xóm, các cụ đều mở lịch ra chọn ngày lành,tránh ngày dữ.
Ngoài ra, trước năm 1945, ở nước ta cũng lưu hành một số sách khác như Vạn bảo toàn thư, Đổng công tuyển trạch nhật, Chư gia tuyển trach nhật in ẫn ở Trung Quốc đưa sang, hay cuốn Tăng bổ tuyển trach thông thư quảng ngọc hạp ký in ở Việt Nam dưới các triều đại nhà Nguyễn. Tất cả những cuốn trên đều dùng nội dung lịch vạn niên, nhưng pha trộn thêm nhiều tà thuyết, trong đó có những tà thuyết đã bị bác bỏ từ thời vua Khang Hy triều nhà Thanh.
Dưới triều Nguyễn (1802-1945) có Khâm định Vạn niên thư (triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức) và Đại Nam hiệp kỷ lịch ( Từ triều Thành Thái1900 trở về sau). Đó là những cuốn lịch có tính pháp định, do toà Khâm thiên giám soạn, đệ trình nhà Vua và do nhà vua ban cho thần dân hàng năm. Ngọc hạp thông thư tức cuốn lịch vạn niên chúng tôi đề cập ở đây cũng do Khâm Thiên giám ban hành, cũng có chung cơ sở lý luận thuộc thiên văn học cổ đại nhưng không phải là Khâm định Vạn niên thư.
Lịch Vạn niên dùng để chọn ngày tốt ngày xấu còn phải dựa vào một loạt “thần sát” của thuật chiêm tinh cổ đại.
Lịch vạn niên cũng khác với Lịch vạn sự của từng năm, nhất là các cuốn gọi là “Lịch vạn sự” lưu hành trên thương trường nước ta những năm gần đây.
Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, lịch vạn niên dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung Hoàng đạo, Hắc đạo... để tính ngày giờ tốt xấu.
Cuốn lịch Vạn niên thông dụng ở nước ta dưới triều Nguyễn là cuốn “Ngọc hạp thông thư”. Sở dĩ gọi là thông dụng, vì rải rác qua các tủ sách của các nhà Nho còn sót lại, chúng tôi tìm được các bản viết tay, quyển thì rách đầu, quyển thì mất đuôi, quyển thì bị xé giữa, mặc dầu viết tay, mặc dầu sưu tầm ở các địa phương cách xa nhau (Bắc Thái, Hải Hưng, Hà Nội,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên..) nhưng nội dung vẫn thống nhất.
Có thể nói, Ngọc hạp thông thư là cuốn sách gối đầu giường của các cụ nhà Nho nước ta thời trước: Động đến việc gì lớn hay nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, săn bắn, trong lễ nghi tế tự, giao dịch, trong mọi mặt sinh hoạt gia đình, họ hàng, làng xóm, các cụ đều mở lịch ra chọn ngày lành,tránh ngày dữ.
Ngoài ra, trước năm 1945, ở nước ta cũng lưu hành một số sách khác như Vạn bảo toàn thư, Đổng công tuyển trạch nhật, Chư gia tuyển trach nhật in ẫn ở Trung Quốc đưa sang, hay cuốn Tăng bổ tuyển trach thông thư quảng ngọc hạp ký in ở Việt Nam dưới các triều đại nhà Nguyễn. Tất cả những cuốn trên đều dùng nội dung lịch vạn niên, nhưng pha trộn thêm nhiều tà thuyết, trong đó có những tà thuyết đã bị bác bỏ từ thời vua Khang Hy triều nhà Thanh.
Dưới triều Nguyễn (1802-1945) có Khâm định Vạn niên thư (triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức) và Đại Nam hiệp kỷ lịch ( Từ triều Thành Thái1900 trở về sau). Đó là những cuốn lịch có tính pháp định, do toà Khâm thiên giám soạn, đệ trình nhà Vua và do nhà vua ban cho thần dân hàng năm. Ngọc hạp thông thư tức cuốn lịch vạn niên chúng tôi đề cập ở đây cũng do Khâm Thiên giám ban hành, cũng có chung cơ sở lý luận thuộc thiên văn học cổ đại nhưng không phải là Khâm định Vạn niên thư.
Lịch Vạn niên dùng để chọn ngày tốt ngày xấu còn phải dựa vào một loạt “thần sát” của thuật chiêm tinh cổ đại.
Lịch vạn niên cũng khác với Lịch vạn sự của từng năm, nhất là các cuốn gọi là “Lịch vạn sự” lưu hành trên thương trường nước ta những năm gần đây.
No comments:
Post a Comment