Aug 30, 2011

Kinh nghiệm lát sàn gỗ

Ngày nay, xu hướng dùng sàn lát bằng gỗ công nghiệp trong trang trí nhà đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.

Mặc dù so với sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tư nhiên đắt hơn và có thể bị co ngót theo thời gian, nhưng cả hai loại sàn gỗ này đều có ưu điểm là điều hòa không khí, ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Sàn gỗ cũng có nhiều loại với giá thành khác nhau từ cao đến thấp nên người mua có thể lựa chọn cho phù hợp với ngôi nhà và kinh tế của mình.


Ưu điểm của sàn gỗ


Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về muà hè, ấm về mùa đông,... Hơn nữa, sàn nhà bằng gỗ sẽ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình.

Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường. Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trầy xước, thấm nước,... Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80%, có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên.

Các loại sàn gỗ

Sàn gỗ được chia thành hai loại mặt hàng với giá thành khác nhau tùy theo đối tượng tiêu dùng. Đó là sàn gỗ được lát bằng gỗ tự nhiên gọi là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ được lát bằng gỗ công nghiệp gọi là sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.

Sàn gỗ tự nhiên: Sàn gỗ tự nhiên được coi là loại hàng sang, đắt tiền và có giá thành cao. Ưu điểm của loại sàn gỗ này là có vân bóng đẹp, đi có độ ấm, cảm giác thật chân, có độ bền cao và mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên, so với sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống xước thấp hơn, dễ bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí. Các loại ván sàn gỗ tự nhiên vẫn được cho là có tuổi đời cao hơn, vân gỗ đa dạng và có màu sắc phù hợp với căn nhà sang trọng theo lối cổ điển. Một số loại gỗ tự nhiên được ưa dùng là các loại gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơmu... với giá từ 350.000 - 600.000 đồng/m2 hoàn thiện tùy loại. Tuy nhiên các nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Sàn gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF dùng làm sàn thay thế sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Gỗ công nghiệp còn có độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa. Sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu với nhiều nhà sản xuất khác nhau như Unifloors, Florton, Eurolines, Eurohome, Alpha, Knortex,Gercus, Quick House,... Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 220.000 - 500.000 đồng/m2 sàn tùy loại, tùy hãng và công nghệ sản xuất sàn.
Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp

Khi sử dụng loại vật liệu gỗ công nghiệp để lát sàn nhà, người tiêu dùng nên quan tâm tới một số thông số chính của loại sàn gỗ này như: cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập và các khóa nối.

Cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance): là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó được lát ở đâu, kí hiệu là AC. Thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt, có từ AC1 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại gia đình có mật độ đi lại vừa phải, với nhà riêng có thể dùng loại AC4.

Độ dày sản phẩm (thickness) : là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn. Sản phẩm thường có độ dày từ 0,6cm đến 1,2cm. Sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 0,8 và 0,83cm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình.

Khả năng chịu va đập (shock resistance): là thông số đảm bảo sàn không bị biến dạng khi có vật nặng rơi xuống sàn. Khả năng chịu va đập kí hiệu là IC, từ IC1 đến IC2, thường có tiêu chuẩn là IC2.

Độ vững chắc của khóa nối: Trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click, ngoài ra còn có công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều được sử dụng cho thế hệ sàn gỗ mới trên thị trường châu Âu và Mỹ.
Tham khảo nhãn hiệu sàn gỗ trên thị trường

Thị trường gỗ ván sàn ngày càng phát triển, hiện nay có tới hơn 30 hãng nổi tiếng giới thiệu và cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu và châu Á với khoảng trên 15 nhãn hiệu khác nhau.

Trước đây, gỗ Lim và Thông Lào là hai loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng trong các biệt thự, nhưng bây giờ gỗ Lim bị chê là "tối màu" và khan hiếm, còn Thông Lào bị chê là gỗ mềm. Do đó giá thành của hai loại gỗ này cũng không quá cao, chỉ khoảng 200 ngàn/m2 gỗ thô, tính cả công hoàn thiện sẽ là 350-380 ngàn/m2. Giáng hương và Pơmu là hai loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay bởi chúng có mùi thơm đặc biệt, lát sàn hàng năm vẫn thơm và có vân gỗ đẹp, bền màu. Giá gỗ sàn Giáng hương chưa hoàn thiện là 300- 350 ngàn/m2, tính cả công hoàn thiện phải lên tớ 500-600 ngàn/m2. Còn Pơmu có giá từ 380-480 ngàn đồng/m2 hoàn thiện. Đứng đầu về giá cả là gỗ Gõ đỏ với giá hoàn thiện lên tới 1 triệu đồng/m2 nhưng lại rất hiếm hàng và muốn mua số lượng lớn phải đặt trước.

Khách hàng đã quen thuộc với các loại ván sàn công nghiệp như Classen, Witex, Kronotex (CHLB Đức), Pergo (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lassi (Trung Quốc), GaGo (Hàn Quốc)... trong đó sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ CHLB Đức và Thụy Sĩ được ưa thích nhờ chất lượng cao và màu sắc, chủng loại phong phú. Giá cả giữa các nhà sản xuất này chênh lệch từ 175.000 - hơn 300.000 đồng/m2.

Đi kèm ván sàn là các loại phụ kiện như nẹp gỗ, phào ốp chân tường, ke kỹ thuật. Nẹp gỗ tự nhiên gá 15.000 đồng/m, phào ốp chân tường 30 - 50.000 đ/m, ke kỹ thuật 40 - 50.000 đồng/mét.



Phân loại sàn gỗ công nghiệp:

Gỗ Veneer
Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.


- Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
- Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
- Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán.

Gỗ PB - Particle board - Ván gỗ dăm
Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, thông…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…
Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từ 8 đến 32 mm.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bở.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất. Để có bề mặt đẹp thường được sơn phủ hoặc dán lớp Veneer.

Gỗ MFC - Melamine Faced Chipboard
Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

Gỗ MDF - Medium Density fiberboard - Gỗ ép
Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sản xuất bằng quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, dày từ 2,5-20cm. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ
ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

Gỗ HDF - High Density fiberboard:
Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn. Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này, còn nếu bác nào tham rẻ, mua sàn gỗ rẻ tiền thì đa phần lõi là mdf.
Gỗ HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú.
Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.

Gỗ PW – Plywood - Gỗ ván ép - Gố dán
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau.
Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ.
- Thường được sử dụng làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Và cần phải phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.
Ưu điểm chung:
Dễ thi công và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng với tuổi thọ của đồ ngắn. Tuổi thọ được khoảng 3 năm và nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến hơn 5 năm.
Hạn chế chung:
Hạn chế của gỗ ván nhân tạo là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước).

Lẫn lộn vàng thau

Tại thị trường Hà Nội, gỗ ván sàn được bán nhiều tại phố vật liệu xây dựng Cát Linh, Trường Chinh, Đê La Thành... Có hai loại gỗ lát sàn đang làm mưa gió trên thị trường là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Thị trường gỗ ván sàn công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều chủng loại, nhằm phục vụ cho những khách hàng không quá rủng rỉnh về tài chính để dấn thân vào dòng gỗ “tự nhiên”.
Ưu điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp là giá khá rẻ, một mét vuông sàn gỗ công nghiệp bao gồm cả công vận chuyển, lắp đặt và phụ kiện trị giá khoảng 200.000-300.000 đồng. Gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn có lợi thế độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để khách hàng chọn lựa.
Các ông chủ cửa hàng sàn gỗ ở phố Cát Linh đều có chung nhận định: Hiện nay, hàng gỗ công nghiệp bán khá chạy vì giá thành được coi là hợp lý cho đa số. Ngoài ra, gỗ ván sàn cũng tỏ ra rất thích hợp trong các công trình xây dựng, cải tạo văn phòng làm việc, xây chung cư cao cấp.
Sự nóng bỏng của “cầu” trên thị trường thôi thúc “cung” tăng vọt, nhiều công ty trong và ngoài nước đẩy mạnh nhập gỗ ván sàn công nghiệp. Một số công ty muốn đầu tư vào sản xuất gỗ ván sàn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhìn chung, các loại sàn gỗ công nghiệp đều được sản xuất bởi máy móc và công nghệ châu Âu, nhưng chất lượng và giá cả lại khác nhau. Mặt khác, một số công ty nhập sàn gỗ công nghiệp từ các nước trong khu vực thường quảng cáo mập mờ các thương hiệu nổi tiếng từ châu Âu trên sản phẩm của mình nhằm đánh lừa khách hàng.
Theo một chuyên gia trong ngành, sàn gỗ nhập từ châu Âu phải mua bằng euro, giá thành cao tương đương với giá gỗ tự nhiên (600.000 đồng/m2). Với giá thành như thế đương nhiên lãi lời sẽ ít đi nên nhiều công ty nhập hàng sản xuất từ nước thứ ba vào rồi chơi kiểu “tù mù” nhãn mác.
Có đơn vị còn nhập hàng đơn vị kém từ Trung Quốc hoặc Malaysia về bán lẫn hàng chất lượng tốt để thu lợi nhuận cao.

Phân biệt cách nào?
Khách hàng thường không có chuyên môn trong ngành xây dựng. Vì vậy, bài toán phân biệt hàng tốt, hàng xấu quả thực gây đau đầu đối với những ai mong muốn ngôi nhà của mình có được sàn gỗ hoàn hảo.
Các kỹ sư xây dựng khuyến cáo, khi mua, ngoài việc xem xét trực tiếp trên sản phẩm, khách hàng nên yêu cầu người bán xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, các thông số về cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập...
Các giấy tờ này mới khẳng định được phần nào chất lượng sản phẩm. Khách hàng cần phải kiểm tra thêm bằng nhãn quan của mình về mặt màu sắc, lõi và mộng kép của sàn gỗ.
Những sản phẩm tốt đều có thành phần các chất phụ gia với độ bền cao và không hại cho sức khỏe người dùng. Lõi gỗ phản ánh mức độ hiện đại của công nghệ. Nếu ép dưới áp suất đủ lớn, ván ép sẽ có độ cứng và độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm.
Các loại ván tốt thường được ép dưới áp lực từ 800 kg/cm2 trở lên và có trọng lượng riêng từ 850 kg/m3 trở lên. Khi cầm trên tay, khách hàng sẽ có cảm giác hơi nặng, chắc và thớ gỗ rất đanh.

Những lưu ý khi mua gỗ ván sàn công nghiệp:

Độ chịu mài mòn của sàn gỗ công nghiệp ký hiệu là IC, và thường có tiêu chuẩn là IC2. Độ cứng được ký hiệu là AC, thường từ AC3 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại hộ gia đình có mật độ đi lại vừa phải. AC4, AC5 có thể dùng cho các sàn tập. Với nhà riêng, bạn cũng có thể dùng loại AC4. Giá thành các loại gỗ ván sàn sẽ tăng theo các thông số kỹ thuật.
Ngoài ván sàn gỗ, bạn nên chú ý đến các phụ kiện sàn gỗ như nẹp kết thúc sàn, nẹp kết nối chênh cốt sàn, phào chân tường để chọn màu sắc sao cho phù hợp. Các loại phụ kiện này không thể không dùng nhưng lại rất hay bị khách hàng bỏ qua. Giá của chúng cũng rất đáng kể.
Ván sàn công nghiệp đã có nhiều cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80% có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên, nhưng cần chú ý không được để sàn bị ngâm nước, nên cách ly nước khỏi sàn gỗ để đảm bảo tuổi thọ cho sàn nhà được lâu bền. Những khu vực thường xuyên bị thấm nước không nên dùng sàn gỗ công nghiệp (các khu bếp của các căn hộ chung cư có thể dùng tốt vì tương đối khô ráo).
Nếu bạn đang xây nhà và có ý định dùng sàn gỗ thì sàn nhà chỉ cần láng xi măng cho phẳng mặt, sàn gỗ sẽ làm nốt nhiệm vụ hoàn thiện làm đẹp bề mặt. Không cần thiết phải lát gạch cho tốn kém. Sàn nhà càng phẳng thì khi lắp đặt sàn gỗ càng phẳng mặt và bền lâu.
Hướng Dẫn Sử Dụng:
1. Khi vệ sinh sàn phải dùng khăn ẩm hoặc máy hút bụi để làm sạch.
2. Khi đổ nước lênh láng xuống sàn nhà phải lau ngay không được để quá 1 giờ. Nếu để quá 1 giờ phải gọi ngay cho nhà cung cấp đến để sử lý kịp thời.
3. Không được kéo, rê các vật nặng có chân hình trụ lên bề mặt sàn.
4. Không được để vật nặn trên 8.000 kg lên trên 1m2 sàn .
5. Không để vật nặng quá  1 kg rơi từ độ cao 2m xuống sàn
6. Không được để ánh sáng mặt trời rọi vào sàn quá 6h/ngày.
7. Không được để một vật đang cháy trên 300 độ C rớt xuống sàn .
8. Chân đồ đạc có hình trụ , cạnh sắc phải được phủ bằng cao su hoặc vải dạ
9. Khi vệ sinh sàn không được lau sàn bằng khăn có sợi kim loại cũng như vật có bề mặt ráp.
10. Không được dùng hóa chất hay bất cứ một vật nào để đánh bóng.
 Theo Archi và sandep.com.vn
  Theo KTS. Nguyễn Văn Tâm

No comments: