[Người cao tuổi, 15/9/2011] - Tôi bị bệnh tiểu đường đã 5 năm. Hằng tháng đi xét nghiệm máu tại Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, bác sĩ cho biết lượng đường trong máu tương đối cao, nên cho thuốc Tây uống thường xuyên nhưng vẫn không giảm.
Hỏi thăm bạn bè cùng bệnh tiểu đường, đều nói, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị nào chữa trị tận gốc, mà cứ dùng thuốc Tây bác sĩ cho để uống cầm cự và học cách "chung sống" suốt đời với bệnh này. Cần luyện tập và tích cực kiêng kem ăn uống giảm chất ngọt, mỡ động vật thì có thể hạn chế phát triển của bệnh, nếu không bệnh sẽ biến chứng, gây hậu quả nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Tháng 1 - 2011, tôi đi xét nghiệm máu, lượng đường trong máu tăng lên 11,5 mmoI/1, phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày, lượng đường trong máu giảm xuống 6,7 mmoI/1. Tôi rất mừng. Nhưng đến tháng 5 năm 2011, thấy hiện tượng đi tiểu nhiều lần và uống nhiều nước vẫn khát. Đi xét nghiệm lại nước tiểu, lượng đường trong mỡ lên 8,5 mmoI/1. Tôi lo lắng quá. May thay đọc báo Hồn Việt số 46, tháng 5-2011, có bài của ông Nguyễn Gia Nùng, ở khu C31, chung cư Vĩnh Phúc - Nha Trang bị bệnh tiểu đường đã 10 năm, lượng đường trong máu lên đến 16,36 mmoI/1. ông Nùng tìm hiểu biết, Đông y có nhiều loại thuốc trị bệnh này, nhất là dùng lá Nha Đam (ở Quảng Bình ta còn gọi là lá Long Tu hoặc lá Lô Hội), đã uống và có hiệu quả rất tốt. Tôi dùng đúng như cách hướng dẫn của ông Nùng, mua lá Nha Đam về, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần ruột cho vào máy ép hoa quả, nghiền ra thành nước, uống mỗi ngày hai cốc loại trung bình (cốc uống bia) vào hai buổi sáng và tối.
Sau 15 ngày, tôi đi xét nghiệm, lượng đường trong máu giảm xuống còn 5,5 mmoI/1. Các bác sĩ đều phấn khởi, như vậy là lượng đường trong máu của tôi đã trở lại bình thường dưới 6,0 mmoI/1. Tôi tiếp tục mua lá Nha Đam về uống thêm 2 tháng nữa, đến ngày 26-8-2011 đi xét nghiệm lại lượng đường trong máu xuống còn 5,1 mmoI/1. Thế là quá tốt.
Theo lời khuyên của Đông Y, tôi vẫn tiếp uống thêm một tháng nữa để có thể chữa bệnh tiểu đường tận gốc. Nếu dừng lại nửa chừng khi tái phát, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn...
Về cây Nha Đam (Long Tu) ở Quảng Bình, tôi có trồng, nhưng lượng cây không nhiều và lá nhỏ, dùng không đủ trong 3 tháng (vì mỗi ngày cần một kg lá xanh). Tôi phải nhờ mua ở Nha Trang 10.000 đồng hoặc ở Đà Nẵng 12.000 đồng một kg về uống liên tục mới có tác dụng.
Vậy xin mách với các bạn "đồng bệnh tương liên" có thể dùng cây Nha Đam để chữa bệnh tiểu đường, vừa đơn giản, vừa có hiệu quả cao.
Lại Văn Ly, 83 tuổi
(TK6, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình)
No comments:
Post a Comment