Sep 28, 2011

Nấm linh chi và cách sử dụng hiệu quả, thiết thực

Đôi điều về nấm linh chi

Linh chi là những loại nấm (Ganoderma sp) có nhiều tác dụng tốt nhưng sử dụng linh chi như thế nào, cách dùng có đúng hay không mới khẳng định được thế nào là thuốc hay, thuốc tốt, có hiệu quả?

Trên thị trường thuốc Việt Nam, phổ biến thường gặp linh chi Hàn Quốc, đó là nấm linh chi được chế biến thành thương phẩm, đóng gói bằng những túi nilon dày, gắn kín, bên trong đựng khoảng 20 cái nấm to dày, khối lượng trung bình 200-300 gam đã sấy khô, mặt trên có màu vàng xậm láng bóng, mặt dưới xốp màu trắng phớt, in chữ Made in Korea. Sản phẩm nhập vào Việt Nam là trào lưu mậu dịch giữa Việt Nam - Hàn Quốc thông qua Công ty Dược liệu Trung ương I ở Giáp Bát, Hà Nội. Cũng có một số giống linh chi khác có khối nấm mỏng hơn, màu đen hoặc đỏ. Có thứ mọc dại trên thân cây lim khô, cuống nấm dài chừng 6-8 cm, mọc lệch một bên tạo nên tán nấm hình thận dày 5-8 mm, mặt trên có màu vàng sậm, láng bóng, có nhiều vành thẫm như màu sô-cô-la, chạy gần như song song, gặp nhau ở cuống, mặt dưới xốp màu vàng nhẹ. Toàn thân cây nấm cứng như gỗ, thứ nấm này mọc lẻ tẻ, đơn độc trên thân những cây lim đã bị đốn tại những khu rừng lim, ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Linh chi cũng đã được trồng với quy mô sản xuất nhỏ tại Viện Công nghệ sinh học Việt Nam.

Theo phân loại của Lý Thời Trân trong sách Bản thảo Cương mục có 6 loại linh chi: Hoàng chi, Hồng chi, Thanh chi, Bạch chi, Tử chi và Hắc chi. Đó là các loại linh chi màu vàng, đỏ, xanh, trắng, tím và đen. Mỗi loại được sử dụng với mục tiêu làm thuốc khác nhau. Ở đây, chỉ đặt vấn đề sử dụng loại linh chi thường gặp là Hoàng linh chi (Ganoderma luxidum).

Hoạt chất trong nấm linh chi

Hoạt chất là chất hoạt động, những chất này khi có mặt trong cơ thể người sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm những phản xạ sinh học của tổ chức, dẫn đến thúc đẩy hay kìm hãm những hoạt động sinh lí toàn thân. Hoạt chất của linh chi là tổ hợp những saponin triterpenic và những polisacharis hoạt hóa, có mặt một chất quan trọng là germany, thứ đến là tổ hợp các nhân tố vi lượng: acid ganoderic, đồng, vanadium, kẽm...

Gọi là tổ hợp vì hoạt chất trong linh chi có cơ cấu khéo léo dưới dạng hữu cơ, dễ thấm sâu vào hệ thống tế bào của tổ chức cơ thể người theo nguyên tắc đồng điệu sinh học. Khi đó những nhân tố hữu cơ có hoạt tính sinh học từ thực vật bậc thấp, biến thành những nhân tố hữu cơ sinh học có hoạt tính trong cơ thể người và hình thành những kho tổng hợp các dưỡng chất vi lượng tinh túy, được lưu giữ tại một số mô của cơ thể và tùy theo nhu cầu, những dưỡng chất vi lượng này sẽ được cơ thể người đưa vào sử dụng. Đã có sự hình thành các kho dự trữ, thì nguyên liệu trong các kho này cần thiết phải luôn luôn được thay đổi, theo sự luân chuyển không ngừng của hệ tuần hoàn máu và bạch huyết phù hợp với nhịp sinh học, khiến cơ thể luôn luôn được mới hóa mọi khâu, đáp ứng tốt trước mọi sự biến đổi phức tạp của môi trường sống, vốn rất đa dạng và phong phú.

Dược tính của nấm linh chi

Cơ thể người tùy cơ vận dụng từng chùm các yếu tố vi lượng, như germani, kẽm, các saponin... tham gia vào những quá trình diễn biến hóa sinh trong nội mô các tổ chức cơ quan, bù đắp những yếu tố cơ thể còn thiếu, không tự tổng hợp được; thải loại các nhân tố gây độc, thanh lọc dịch thể, làm cho máu và bạch huyết điều hòa lưu thông, trao đổi hấp thụ được đầy đủ oxy, mang được hồng cầu tươi mới, nuôi dưỡng và bảo vệ tốt mạng lưới gen và tế bào trong toàn thân.

Từ cổ chí kim, linh chi được coi là thuốc có tác dụng hòa hoãn. Với người huyết áp thấp nó giúp lên ngưỡng bình thường, huyết áp cao nó giúp hạ xuống; người bị tiểu đường nó giúp hạ mức đường huyết xuống. Linh chi không có vai trò cung cấp đạm mà cung cấp những nhân tố hữu cơ, vi lượng cho cơ thể, bổ sung những nhân tố quan trọng, chống lại hoặc loại trừ các nhân tố xấu gây tăng trưởng các mầm bệnh.

Linh chi là loại thuốc đứng đầu trong các loại thuốc quý, trên cả nhân sâm, do hàm lượng hoạt chất kích thích, khôi phục, giữ thăng bằng hệ thống miễn dịch cho cơ thể nhiều hơn nhân sâm từ 6 đến 8 lần; trước tiên là điều hòa toàn diện các hormon, đồng nghĩa với việc giữ cho con người khỏe mạnh, tạo ra sự trẻ trung, tránh được hầu hết những loại bệnh xơ mỡ động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao, xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn thần kinh, tinh thần, liệt dương, lão hóa sớm, alzheimer (suy giảm trí nhớ, luộm thuộm, hay nhầm, hay quên), đột qụy; u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, đại tràng, trực tràng...

Năm 2011, dược điển các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ cũng vẫn xác định linh chi hoàn toàn không có tác dụng phụ và chống chỉ định.

Với những lợi ích như đã nói ở trên, người ta coi linh chi như một vị thuốc cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể con người trẻ mãi không già. Nếu tuổi trẻ đã sử dụng thuốc này thường xuyên và đúng cách, cộng với một chế độ dinh dưỡng đúng mực, con người ta luôn ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu chẳng may gặp phải những tai nạn khách quan thì khả năng lành bệnh sau phẫu thuật cũng nhanh hơn, tốt hơn, tuổi thọ có thể trên dưới 100 là bình thường.

Linh chi tốt như vậy nhưng ngày nay hầu như người ta sử dụng không đúng cách, có thể nói là rất nhiều người không biết dùng. Người thì lạm dụng quá mức, người thì suốt đời lại không có một lần nào được biết đến linh chi. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng. Sẽ là rất lãng phí nếu ta chỉ sắc lên, uống thoải mái như uống nước chè, nước vối, không tính đến liều lượng. Biết rằng, với hoạt động sinh lí bình thường, cơ thể ta hấp thu bất kì thứ gì dù cao lương mĩ vị đến đâu thì nó cũng chỉ lưu giữ lại trong người có thời hạn, rồi phải đào thải hết. Còn nếu chỉ nếm một lần một lượng nhỏ rồi thôi thì cũng chẳng giải quyết được gì vì bất kì loại thuốc nào cũng đòi hỏi phải sử dụng tới một liều nào đó đủ ngưỡng thì hoạt lực tác dụng mới được thể hiện. Chúng ta biết chắc một điều là linh chi không thể coi là thứ dùng tẩm bổ như thịt bò, thịt gà, cao ngựa, cao trăn... ăn vào bổ dưỡng lên cân. Mà hoàn toàn nó phải được coi là một thứ gần như vacxin, một thứ men nguồn gốc thiên nhiên thực vật, được sử dụng bằng đường uống, thường xuyên hấp thu vào cơ thể, nó có giá trị kích thích làm thăng bằng, khôi phục các quá trình hoạt động sinh học bình thường của các tổ chức và cơ quan, tạo ra hình ảnh những con người, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, có cơ thể quanh năm luôn ăn khỏe, ngủ khỏe, làm việc khỏe... Muốn thế hãy lựa chọn, tạo ra cho mình những sản phẩm có linh chi, uống hàng ngày theo một liều độ thấp. Một trong những thí dụ đó là thứ thuốc ngọt có tên Mật ong linh chi.

Chế tạo cao lỏng từ nấm linh chi

Nguyên liệu: 3 lạng linh chi, 2 lạng tam thất, 1 lạng nhân sâm và nửa lạng đương quy. Tất cả đều thái mỏng.

Bước thứ nhất: Dùng một cái nồi nhôm loại 5 lít, xếp linh chi, tam thất vào và cho nước ngập nguyên liệu chừng 2 cm, đun sôi trong 20 phút. Chắt kiệt và lọc bằng vải màn lấy nước ra một nồi riêng, cô đặc dần lại. Phần bã được cho thêm nước và sắc cho sôi tiếp 10 phút nữa. Chắt kiệt và lọc lần thứ hai. Dồn nước chiết lần hai này vào nồi đang cô, cô nhỏ lửa dần dần cho đến khi còn lại chừng hai lít.

Bước thứ hai: Dùng một nồi dung tích hai lít, sắc nhân sâm và đương quy lần lượt hai nước như khi sắc linh chi và tam thất. Cuối cùng khi nào nước linh chi và tam thất đã cạn đến mức một lít thì dồn cả hai loại nước sắc này làm một rồi cô lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn lại chừng 0,5 lít. Ta đã được cao lỏng linh chi, trong đó có mặt linh chi, tam thất, nhân sâm và đương quy. (Còn nữa)

NGND-PGS.TS PHAN VĂN CÁC
Theo Báo Người cao tuổi

No comments: