Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.
Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.
Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.
Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.
Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.
Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.
Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.
Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn. Xử lý chanh héo: Nếu trái chanh để lâu ngày mới dùng đến, chắc hẳn chúng sẽ cứng và khó vắt nước. Đừng lo: hãy ngâm chanh vào nước ấm khoảng 5-10 phút, khi bổ ra vắt nước sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hành: Nếu bạn không muốn... khóc khi giã hành củ, hãy bổ đôi củ hành, ngâm vào nước chừng 15 phút trước khi giã. Để bảo quản hành được lâu, ta nên bọc từng nắm nhỏ trong giấy báo, cất ở nơi nhiệt độ mát hoặc trong ngăn giữ lạnh của tủ lạnh, hành sẽ tươi được rất lâu mà không bị héo hoặc bị nhũn.
Khoai tây: Để luộc, nướng hoặc ninh khoai tây nhanh chín, nên ướp muối trước khoảng 15 phút. Dùng vỏ khoai tây đã luộc chín để chà kính, sẽ trả lại cho bề mặt kính độ sáng bóng. Không để khoai tây gần hành. Khoai tây sẽ rất nhanh hỏng nếu để gần hành.
Cà chua: Ngâm cà chua trong nước ấm 5-10 phút sẽ giúp ta bóc vỏ dễ dàng. Những trái cà chua quá chín, nếu cho vào nước lạnh có pha một nhúm muối, qua một đêm chúng sẽ cứng lại và trông có vẻ tươi mới. Để trái cây chín nhanh: Hãy gói trái cây vào giấy báo, đặt nơi khô ráo.
Theo Sưu tầm
Bí quyết nho nhỏ
Có những việc xem ra thì rất nhỏ nhặt nhưng đôi lúc rất cần thiết. Những bí quyết sau đây giúp bạn tự tin hơn trong công việc nội trợ hằng ngày.
Cách lấy bánh bông lan ở khuôn ra:
Muốn dễ lấy bánh bông lan ra khỏi khuôn, nhớ trét beurre hay dầu và rắc vào khuôn một ít bột mì trước khi đổ hỗn hợp bột, trứng, đường vàọ Bánh chín, dùng dao nhọn luồn vào khuôn bánh xoáy nhẹ, bánh sẽ tróc dễ dàng.
Giữ khoai tây trắng sau khi gọt vỏTránh bị thâm đen khi luộc cả củ:
Muốn giữ khoai tây được trắng, sau khi gọt vỏ phải ngâm khoai vào nước có pha chút muối, không cần phải vắt chanh khoai vẫn trắng.
Rửa sạch khoai trước khi luộc với nhiều nước, khoai không bị thâm đen khi luộc.
Tẩy mùi hôi của vịt trước khi nấu:
Dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh vịt sẽ hết mùi hôi.
Cách làm cá trê sao cho được sạch hết nhớt và lấy máu tanh:
Nên dùng tro đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại bằng nước lạnh có pha chút ít rượu hay gừng. Dùng một con dao nhỏ, nhọn mũi moi hết máu tanh nằm trong lưng cá trê, cá sẽ hết mùi tanh và rất sạch (nên nhớ đừng rửa bằng muối vì như thế sẽ ra nhiều nhớt hơn).
Làm sao để trộn gỏi không bị chảy nước và giòn lâu:
Muốn gỏi sau khi trộn được giòn lâu và không ra nước, chỉ cần bóp gỏi với đường (không dùng giấm, muối hay chanh). Nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (nấu nước mắm+ đường với tỉ lệ 1 nước mắm +2 đường). Khi trộn mới cho chanh.
Chữa mặn trong thức ăn nấu chín:
Nếu bạn lỡ tay nêm gia vị hơi mặn trong nồi canh hay nồi hầm, đừng quá vội lo lắng, hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh. Trường hợp không có khoai sẵn ở nhà, bạn lấy một nhúm gạo, vo sạch, bọc vào một túi vải sạch rồi thả vào nồị Gạo nở dần lên cũng sẽ hút bớt chất mặn trong canh.
Muối cà trắng và giòn:
Bạn muốn làm cho cà trắng và giòn, chỉ cần muối cà cho thêm riềng + tỏi Nước cốt riềng sẽ làm quả cà rất trắng và giòn tự nhiên.
Làm sao cho cá kho được chắc thịt:
Phải ướp cá với các gia vị khoảng 2 giờ. Sau đó đặt lên bếp kho lớn lửa cho cá thật sôi, kho đến khi cạn nước. Cá sẽ rất chắc và thơm.
Tẩy mùi tanh của chảo bằng sắt:
Chảo bằng sắt xào thức ăn rất ngon, lại nóng đềụ Nhưng nếu mua về, không làm hết mùi tanh thì rất khó dùng khi nấụ Đơn giản thôi, bạn mua một bó he.. Rửa sơ, để nguyên hay xắt khúc cũng được. Đặt chảo lên bếp, mở lửa thật lớn, bao giờ thấy chảo nóng bốc khói, lòng chảo chuyển sang màu xám xanh thì cho hẹ vào, cứ rang hẹ đều quanh lòng chảo cho đến khi hẹ cháy dòn là được.
Giữ táo còn trắng sau khi gọt:
Pha vào nước sạch một chút chanh và một chút muối (pha loãng). Gọt xong miếng nào thả ngay vào tô nước đến đấy, ngâm khoảng 5 phút, vớt ra, để thật khô, xếp lên dĩa rồi dùng giấy nylon bọc kín lại. Táo sẽ trắng mãi và giữ được độ giòn.
Muốn pha một ấm trà thật ngon:
Trà nên pha bằng nước lọc mua ở tiệm để tránh mùi của nước khử trùng. Tráng bình đựng trà bằng nước sôi cho nóng đều, bỏ trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ ngay nước này đi, sau đó mới rót nước sôi khác vào từ từ, mỗi lần một ít cho trà thấm đủ và ra nước ngon.
Theo Sưu tầm
No comments:
Post a Comment