Việc kéo dài quá lâu thời gian bú bình của trẻ có thể gây nên các bệnh về răng miệng, trục trặc trong phát âm, chưa kể đến việc sẽ bỏ bình khó khăn, các bác sĩ nha khoa cho biết.
Mặc dù việc cho trẻ bú mẹ đến 12 tháng tuổi là tiêu chuẩn vàng trong dinh dưỡng, song các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tập nhấm nháp dần bằng cốc nhỏ từ giữa 6-12 tháng và có thể chuyển tiếp sang uống bằng một cái cốc thông thường.
"Trẻ sẽ sử dụng những cơ khác nhau trong miệng khi sử dụng cốc, so với một cái bình", tiến sĩ Jennifer Kaplan, một bác sĩ nha khoa ở thủ đô Washington, Mỹ, nói. "Nó sẽ giúp phát triển khả năng phát âm".
Tuy nhiên, điều các bác sĩ lo ngại hơn nữa là việc dùng bình bú có thể thúc đẩy phát sinh các nhiễm khuẩn nguy hiểm trong miệng. Tiến sĩ Miriam Labbok, giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ở Đại học North Carolina, chỉ ra rằng khi dùng bình, trẻ thường ngậm đầu vú giả và giữ sữa ở trong miệng lâu hơn, khiến cho đường có đủ thời gian để làm hỏng răng và lợi. Việc mút vú giả, theo thời gian, sẽ khiến cho vị trí của răng bị chuyển dịch trong lợi.
"Các bình bú không phải là vô hại", Labbok nios. "Tôi không nghĩ sẽ là thói quen tốt cho sức khỏe nếu duy trì bú bình trong thời gian dài..., vì càng sớm trẻ sẽ có thể điều khiển cái cốc tốt hơn".
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên cho trẻ bỏ bú bình sớm, khoảng 1 tuổi, vì trẻ dễ gắn bó với nó. Một đứa trẻ càng gắn bó với cái bình lâu sẽ càng khó bỏ hơn.
T. An (theo ABC)
No comments:
Post a Comment