Feb 11, 2011

Vô sinh vì những căn bệnh khó tin

Mất "con giống" vì... sữa đậu nành

Hợp chất genistein trong đậu nành có tác dụng tiêu diệt “tinh binh” trước khi chúng kịp kết hợp với trứng. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đủ để tiêu diệt các “tinh binh”.

Tiêu “thằng nhỏ” vì uống quá độ

Sau hai ngày được điều trị tích cực tại Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh Nguyễn Thành N, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình mới thoát khỏi tình trạng “cương”. Theo lời kể với bác sĩ, ở nhà anh N có bình rượu ngâm thuốc không rõ loại, mỗi ngày anh uống một ly nhỏ với mục đích bồi dưỡng sức khỏe.

Nhưng đến tối 18/4 vừa qua, anh cùng nhóm bạn vừa ăn lẩu vừa uống hết khoảng 1 lít rượu thuốc. Hai ngày sau “của quí” của anh liên tục trong tình trạng “lốp căng”.

Sáng 20/4, anh đến một phòng khám tư nhân gần nhà để khám bệnh, thì được giới thiệu đến Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tuy nhiên, theo các bác sĩ tại Trung tâm thì trường hợp của anh phải được điều trị sớm trong vòng 24h thì ít có nguy cơ bị liệt dương. Tuy nhiên, do anh N đến quá trễ (hơn 40 giờ) nên khả năng bị “liệt” là rất cao.

Những thực phẩm giúp “con giống” khỏe mạnh

Những thực phẩm giàu kẽm chẳng hạn như con hàu, hạt hướng dương, hạt vừng, gừng. Các thực phẩm giàu sêlen cũng rất cần thiết.

Sêlen là một chất chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp bảo vệ DNA và hệ thần kinh. Nó giống như một chất bảo quản, giữ gìn cho các tế bào khỏi sự “xâm lược” của các yếu tố gây hại. 40% “tinh binh” thường xuyên gặp nguy hiểm khi va chạm với các mảnh vỡ phân tử các gốc tự do.

Khi cung cấp cho cơ thể các chất chống ôxy hóa tức là bạn đang “trang bị vũ khí” cho các “tinh binh”.

Các quý ông cũng nên bổ sung vitamin nhóm B. Những vitamin này rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường thể lực và cả cảm giác ham muốn. Chúng cũng rất cần thiết để có thể chuyển hóa cacbon hydrate và chất béo thành năng lượng.

Vitamin B6 có tác dụng điều chỉnh các hormone, trong đó có hormone giới tính, còn vitamin B2 hỗ trợ cho quá trình sản xuất các hormone.
BS. Phạm Thị Vui, chuyên gia tư vấn thuộc TT Sức khoẻ tình dục, Sức khoẻ sinh sản Hiếu Hạnh cho biết:

“Không chỉ rượu ảnh hưởng đến sức khoẻ của “cậu nhỏ”, mà một chế độ dinh dưỡng tốt cần bắt đầu từ việc giảm trà, cà phê và hút thuốc, bởi chúng sẽ lấy đi vitamin C của cơ thể, gây khó khăn cho quá trình khử độc của cơ thể. Hút thuốc, uống rượu, các thực phẩm chứa cafein và đã chế biến sẵn, đều ảnh hưởng tới tiền liệt tuyến và gây ra các vấn đề về sinh sản.

Đặc biệt là bia uống nhiều sẽ gây kích thích sản xuất hormon prolactin- nội tiết tố có liên quan tới sự phát triển của bệnh ung thư. Thuốc men cũng có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản và tình dục.

Thuốc chữa cao huyết áp, một số loại kháng sinh, thuốc dùng trong điều trị các bệnh thấp khớp, nhiễm nấm, viêm loét ruột kết, động kinh... đều ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng “tinh binh” và có khả năng gây vô sinh”.

Thừa 10kg giảm 10% “con giống”

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Nam học thì, đàn ông béo phì không có được khả năng “truyền giống” bằng những người mảnh mai. Vì cứ 10 kg cân thừa có thể làm giảm 10% khả năng sinh sản của họ.

Chỉ số khối cơ thể của người đàn ông (BMI, tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao) và khả năng thụ thai của ho thể hiện: Nếu BMI vượt quá 25 được coi là béo phì và sự vô sinh được xác định khi cặp đó không thể có thai sau 12 tháng quan hệ mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.

Những người đàn ông có BMI từ 26 trở lên sẽ có khả năng sinh sản thấp hơn và khả năng này càng giảm nếu BMI càng cao. Chỉ số này cứ tăng lên 3 đơn vị thì nguy cơ vô sinh tăng lên 12%.

Anh Trần Văn M đến Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng mệt mỏi và lo sợ mình sẽ không thể có con.

Anh M tâm sự: “Một năm tôi tăng 14kg và cảm thấy mình luôn trong tình trạng mệt mỏi. Rất yêu và muốn làm vợ hài lòng nhưng 3 tháng nay lại thấy mình không tha thiết gì đến “chuyện đó” nữa. Những khi cố gắng làm vợ vui lòng thì thường rơi vào cảnh “xuất binh” quá sớm hoặc “chợ tan trước giờ cao điểm”.

Tôi được các bác sĩ giải thích là trong quá trình giao hợp vợ chồng, hàng nghìn nơron thần kinh được tác động tối đa, máu lưu thông với vận tốc cao hơn bình thường làm tim phải co bóp liên tục, cơ thể cần vận động uyển chuyển. Nhưng trọng lượng cơ thể của tôi lại quá cỡ nên thường nặng nề, chậm chạp, khó làm cho người bạn đời của mình được thoả mãn đời sống chăn gối...”.

Anh Huỳnh Văn Ng, xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng tâm sự: “Bác sĩ nói, tôi chỉ hơi dư cân nhưng phần bụng lại to hơn những phần khác của cơ thể. Do béo bụng thường nằm trong hội chứng chuyển hoá nên tôi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, vì vậy sẽ khó khăn trong chuyện con cái và thường phải “phiền lòng” vì “chuyện đó”.

TS. Lê Vương Văn Vệ, GĐ Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Béo phì có thể làm giảm mật độ “tinh binh”, làm biến đổi hoóc-môn cân bằng và làm tăng nhiệt độ ở bìu, hay đơn giản là người đàn ông béo phì có ham muốn tình dục thấp hơn và cũng ít “yêu” hơn so với những người có cân nặng bình thường.

Đến thời điểm này, vẫn chưa xác định được liệu giảm cân có thể phục hồi khả năng sinh sản của nam giới hay không. Do đó, đối với những người mắc phải bệnh lý này cần theo chế độ ăn năng lượng (calo) thấp, cân đối, ít đói, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả.

Hạn chế uống bia rượu. Luyện tập ở môi trường thoáng. Xây dựng nếp sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực. Ngoài ra, vai trò của người vợ như cảm thông và động viên sẽ cải thiện đáng kể đến bệnh “phì” của chồng, cũng là công việc vun vén và bảo vệ hạnh phúc gia đình bền vững”.


Một chế độ ăn uống giúp tăng cường sản xuất tinh trùng phải có đầy đủ ngũ cốc ít chế biến như gạo lức, ngô, khoai, rau, trái cây có màu sắc tự nhiên, giàu chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E.

Các thức ăn động vật như cá, thủy hải sản và chất béo cần được cung cấp ở mức độ vừa phải, dưới 30% tổng số calo và phải có sự cân đối giữa các chất acid béo no và không no.

Đậu nành là một thực phẩm tuyệt hảo, nhưng với những người hiếm muộn lại không nên dùng.

Theo ông Nguyễn Viết Tiến, GĐ Bệnh viện Phụ sản TW khuyên thì phụ nữ chuẩn bị có thai không nên ăn nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành.
Hợp chất genistein trong đậu nành có tác dụng tiêu diệt “tinh binh” trước khi chúng kịp kết hợp với trứng. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đủ để tiêu diệt các “tinh binh”.

Cũng theo ông Nguyễn Viết Tiến, chế độ tiết thực giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E, có tác dụng tốt đến việc sinh sản “tinh binh”. Đã có thí nghiệm cho kết quả, động vật ăn khẩu phần không có vitamin E có tinh hoàn nhỏ lại, giảm hoạt động sinh dục. Vitamin E làm tăng khả năng tái sinh của ống sinh tinh, làm tăng số lượng “tinh binh”.

Với phụ nữ, vitamin E cũng có tác dụng tốt cho hoạt động buồng trứng và sự phát triển của “trái đào”. Vitamin C giúp cho tinh dịch không bị dính kết với nhau.

Các loại vitamin A, vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 cũng có tác dụng tốt đối với tế bào sinh dục. Các yếu tố vi lượng cũng cần thiết cho sự sinh tinh, trong đó phải kể đến kẽm và mangan. Nồng độ kẽm trong tinh dịch có liên quan trực tiếp đến độ di động của tinh trùng.
Chế độ ăn thiếu kẽm có thể làm giảm cả về số lượng “tinh binh”, thể tích tinh dịch. Trà, chè tươi hay cà phê làm tăng tỷ lệ “tinh binh” hoạt động và tăng tuổi thọ nhờ chất cafein. Chè cũng là thực phẩm có chứa nhiều mangan nên thói quen uống trà sẽ có lợi cho những người hiếm muộn.

Theo Kỳ Anh

No comments: