Theo các chuyên gia, thuốc nhuộm nhóm IZO có nguy cơ ung thư da rất cao. Người dân không thể phát hiện bằng mắt thường đối với các loại quần áo có nhuộm màu loại này, nhưng có thể loại bỏ nguy cơ bằng nhiều cách.
Mẩn ngứa, màu nhòe khắp người
Chị Trần Thị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) mua vải dạ đen ở chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh) về may đồ. Khi mặc chiếc áo mới này ra ngoài, màu nhuộm bị phai ra khiến chiếc áo trắng phía trong cũng bị đổi màu đen.
Nghiêm trọng hơn là phần tay do chị tiếp xúc trực tiếp với vải có hiện tượng mẩn ngứa, khó chịu. Khi giặt, chiếc áo phai màu đen, chị Hà giặt nhiều lần vẫn không hết phai.
Còn chị Vũ Thu Hằng (Thụy Khuê, Hà Nội) lại khó chịu vì chiếc áo sau khi cũ đi nhuộm lại màu cho mới phai màu khủng khiếp. "Khi chiếc áo ướt, chỉ cần để bên cạnh chiếc áo khác màu sẽ bị dây ra ngay, không thể giặt sạch được", chị Hằng chia sẻ.
Theo KS Trương Phi Nam, Trưởng phòng nghiên cứu (Viện dệt may Việt Nam), có nhiều nguyên nhân khiến da mẩn ngứa như do hóa chất còn tồn dư trong quá trình chống nhàu, chống co, chất formandehyd và thuốc nhuộm.
"Nhiều người chỉ chú trọng đến chất formon mà chưa chú ý đến thuốc nhuộm. Nhiều loại thuốc nhuộm gây nên các nguy cơ cao cho sức khoẻ người mặc đồ, trong đó có ung thư da", KS Nam chỉ rõ.
Có thể bị ung thư da
Theo ông Nguyễn Sĩ Phương, Phó viện trưởng Viện dệt may Việt Nam, hiện có hàng trăm loại thuốc nhuộm khác nhau, tùy vào từng loại vải mà người nhuộm dùng thuốc hợp lý.
Ví dụ vải cotton nhuộm thuốc hoàn nguyên, vải len nhuộm thuốc axit... Hiện nay, thế giới và Việt Nam có quy định cấm các loại thuốc thuộc nhóm IZO, tuy nhiên việc kiểm soát vẫn chưa có kết quả.
Theo nghiên cứu, gốc của thuốc này tạo ra các amin có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nguy cơ cao về ung thư da. Trước đây loại thuốc IZO thường được nhuộm nilon, len và vải bông.
KS Trương Phi Nam cho rằng, trên thực tế nhóm thuốc nhuộm IZO này đã bị cấm nhưng các nhà sản xuất không lành mạnh vẫn dùng vì giá rẻ.
"Các hàng vải được nhập không chính thức, cơ sở nhuộm không đảm bảo có thể dùng các chất nhuộm này nhằm hạ giá thành. Ngoài ra, họ còn bỏ một số công đoạn quan trọng sau khi nhuộm như giặt nóng, giặt lạnh, hấp là để làm sạch thuốc nhuộm. Điều này khiến vải còn bám dính các chất từ thuốc nhuộm tồn dư, chưa ăn sâu vào thớ vải. Người mặc sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và phai màu", KS Nam nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, bằng mắt thường không thể xác định được chất vải có nhuộm thuốc độc hay không mà phải đưa đi xét nghiệm... Bởi chất độc phát ra từ gốc của thuốc. Chỉ loại trừ được chất độc khi vải không còn màu nhuộm nữa.
Tuy nhiên, người dùng có thể phát hiện ra độ bền màu bằng cách nhúng tí nước vào vải và vò để xem có phai màu hay không. Ngoài ra, nên giặt nhiều lần với xà phòng để giảm nồng độ của chất độc. Hiện các mặt hàng nhập chính thống được kiểm tra chặt chẽ, vì thế người dân nên mua vải có nguồn gốc xuất xứ, tên hãng và cửa hàng uy tín.
Không nên nhuộm lại quần áo ở hàng thủ công
Cách nhuộm thủ công không có tác dụng cao, các phân tử màu nhuộm chưa thấm vào sợi vải. Vì thế, màu nhuộm có thể bị phai ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người mặc. Đấy là chưa nói đến bị dây màu ra đã là không đạt chuẩn trong dệt may. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến các loại vải trong quần áo hoặc các quần áo khác.
Mẩn ngứa, màu nhòe khắp người
Chị Trần Thị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) mua vải dạ đen ở chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh) về may đồ. Khi mặc chiếc áo mới này ra ngoài, màu nhuộm bị phai ra khiến chiếc áo trắng phía trong cũng bị đổi màu đen.
Nghiêm trọng hơn là phần tay do chị tiếp xúc trực tiếp với vải có hiện tượng mẩn ngứa, khó chịu. Khi giặt, chiếc áo phai màu đen, chị Hà giặt nhiều lần vẫn không hết phai.
Còn chị Vũ Thu Hằng (Thụy Khuê, Hà Nội) lại khó chịu vì chiếc áo sau khi cũ đi nhuộm lại màu cho mới phai màu khủng khiếp. "Khi chiếc áo ướt, chỉ cần để bên cạnh chiếc áo khác màu sẽ bị dây ra ngay, không thể giặt sạch được", chị Hằng chia sẻ.
Theo KS Trương Phi Nam, Trưởng phòng nghiên cứu (Viện dệt may Việt Nam), có nhiều nguyên nhân khiến da mẩn ngứa như do hóa chất còn tồn dư trong quá trình chống nhàu, chống co, chất formandehyd và thuốc nhuộm.
"Nhiều người chỉ chú trọng đến chất formon mà chưa chú ý đến thuốc nhuộm. Nhiều loại thuốc nhuộm gây nên các nguy cơ cao cho sức khoẻ người mặc đồ, trong đó có ung thư da", KS Nam chỉ rõ.
Có thể bị ung thư da
Theo ông Nguyễn Sĩ Phương, Phó viện trưởng Viện dệt may Việt Nam, hiện có hàng trăm loại thuốc nhuộm khác nhau, tùy vào từng loại vải mà người nhuộm dùng thuốc hợp lý.
Ví dụ vải cotton nhuộm thuốc hoàn nguyên, vải len nhuộm thuốc axit... Hiện nay, thế giới và Việt Nam có quy định cấm các loại thuốc thuộc nhóm IZO, tuy nhiên việc kiểm soát vẫn chưa có kết quả.
Theo nghiên cứu, gốc của thuốc này tạo ra các amin có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nguy cơ cao về ung thư da. Trước đây loại thuốc IZO thường được nhuộm nilon, len và vải bông.
KS Trương Phi Nam cho rằng, trên thực tế nhóm thuốc nhuộm IZO này đã bị cấm nhưng các nhà sản xuất không lành mạnh vẫn dùng vì giá rẻ.
"Các hàng vải được nhập không chính thức, cơ sở nhuộm không đảm bảo có thể dùng các chất nhuộm này nhằm hạ giá thành. Ngoài ra, họ còn bỏ một số công đoạn quan trọng sau khi nhuộm như giặt nóng, giặt lạnh, hấp là để làm sạch thuốc nhuộm. Điều này khiến vải còn bám dính các chất từ thuốc nhuộm tồn dư, chưa ăn sâu vào thớ vải. Người mặc sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và phai màu", KS Nam nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, bằng mắt thường không thể xác định được chất vải có nhuộm thuốc độc hay không mà phải đưa đi xét nghiệm... Bởi chất độc phát ra từ gốc của thuốc. Chỉ loại trừ được chất độc khi vải không còn màu nhuộm nữa.
Tuy nhiên, người dùng có thể phát hiện ra độ bền màu bằng cách nhúng tí nước vào vải và vò để xem có phai màu hay không. Ngoài ra, nên giặt nhiều lần với xà phòng để giảm nồng độ của chất độc. Hiện các mặt hàng nhập chính thống được kiểm tra chặt chẽ, vì thế người dân nên mua vải có nguồn gốc xuất xứ, tên hãng và cửa hàng uy tín.
Không nên nhuộm lại quần áo ở hàng thủ công
Cách nhuộm thủ công không có tác dụng cao, các phân tử màu nhuộm chưa thấm vào sợi vải. Vì thế, màu nhuộm có thể bị phai ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người mặc. Đấy là chưa nói đến bị dây màu ra đã là không đạt chuẩn trong dệt may. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến các loại vải trong quần áo hoặc các quần áo khác.
Theo Bee
No comments:
Post a Comment