Ăn những loại rau quả là tốt, nhưng không nên cực đoan rơi vào chế độ ăn kiêng hà khắc. Điều quan trọng là biết kết hợp với một chế độ ăn uống cân đối để giải độc đều đặn cho cơ thể.
1. Quả mơ
Một quả mơ 60g cung cấp ít hơn 30kcal và số lượng chất xơ 2,1g/100g kích hoạt lại tính nhuận tràng trong trường hợp ăn nhiều thịt cá dễ gây táo bón.
Liều lượng tốt: mơ tươi (2 quả), mơ khô (3,4 quả) là lượng lý tưởng để phục hồi sau khi chơi thể thao. Quả mơ có kali tác động thần kinh cơ và điều chỉnh động thái của nước trong cơ thể.
2. Măng tây
Măng tây có tính lợi tiểu , thải nước cho thận và chống lưu nước.
Liều lượng tốt: 5-6 cây măng, 1-2 lần/tuần, măng tây xanh ngon và ròn, măng tây tím cho hương vị độc đáo, măng tây trắng mềm mịn hơn nhưng ăn kém ngon.
3. Quả chanh
Chanh lợi tiểu, kích hoạt thận, là vua giải độc tố. Hàm lượng vitamine C cao (51,7mg/100g). Các chất flavonoit trong chanh (chất chống oxy hóa) có thể chống các bệnh suy thoái não.
Liều lượng tốt: 1 quả/ngày. Có thể dùng quả chanh tươi hoặc nước cốt chanh đóng chai.
4. Dưa chuột
Dưa chuột có nhiều nước (96%), rất ít kalo (10kcal/100g), có tính lợi tiểu và phục hồi khoáng với rất nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng (kali, photpho, magie...).
Liều lượng tốt: 150g, 1-2 lần/tuần.
5. Củ nghệ
Củ nghệ giàu canxi và kali, làm dịu các cơn đau đường tiêu hóa, đau bụng khan đầy hơi chướng bụng. Trong ăn uống, pha trộn nghệ để làm tăng hương vị và tác dụng món rau trộn khi theo chế độ ăn giữ eo thon.
6. Thì là bẹ
Món rau thì là bẹ chần nước sôi gây no tốt trong chế độ ăn kiêng vì chỉ đem lại 100kcal và chất xơ làm tăng nhu động ruột.
Liều lượng tốt: 250 - 300g, 1-2 lần/tuần.
7. Đậu Hà Lan
Một khẩu phần 200g đậu Hà Lan cung cấp 60kcal và thỏa mãn 20% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, 23% về vitamine C và 27% về folat.
Liều lượng tốt: 2-3 khẩu phần/tuần. Chế biến theo kiểu hấp cách thủy hoặc luộc với ít nước để giữ được thêm nhiều vitamine và chất khoáng.
8. Quả dưa tây
Dưa tây là loại quả chống oxy hóa (thông qua caroten trong dưa) và giúp thải độc tố. Dưa tây ít chất xơ nhưng vẫn có lợi cho đường ruột, nên ăn ở mức độ vừa phải nếu đang cho con bú, để giới hạn tính nhuận tràng cao cho trẻ bú mẹ.
Liều lượng tốt: 1quả/tuần.
9. Quả ớt ngọt đỏ
Ớt ngọt đỏ cung cấp ít năng lượng (21 kcal/100g), nhưng giàu vitamine C (nấu chín 126mg/100g, lượng vitamine C gấp 2 lần quả cam), có ích trong loại trừ mệt mỏi gắn với chế độ ăn kiêng. Ớt ngọt đỏ mang lại 2235mg betacaroten.
Liều lượng tốt: 300g/tuần
Công thức bồi bổ sức khỏe: món ớt ngọt đỏ Địa Trung Hải (4 quả ớt ngọt đỏ và vàng, 2 nhánh tỏi, 4 thìa canh dầu oliu, một nhúm bột nghệ và hồ tiêu).
Cách chế biến: Bổ đôi quả ớt, bỏ hột. Nướng cháy mặt có vỏ trong 15 phút, để nguội vài phút trước khi bóc vỏ và cắt lát. Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Trộn ớt cùng tỏi băm, tưới dầu oliu. Rắc muối hoặc hồ tiêu.
10. Gà giò, gà sao
Gà giò, gà sao là loại thịt trắng nghèo năng lượng, cung cấp protein. Gà sao giàu sắt 3 lần so với cá. Gà giò giàu tryptophan (chất truyền thần kinh và tạo tính vui vẻ).
Liều lượng tốt: 200g, 2-3 lần/tuần.
11. Củ cải đỏ hoặc đen
Món ăn nhẹ (15kcal/100g), là nguồn cung cấp chất xơ.
Liều lượng tốt: ăn 4-5 củ tươi/ngày.
12. Rau xà lách
Rau xà lách cung cấp ít năng lượng, giữ vai trò chủ đạo gây no nhờ lượng chất xơ cao. Ăn xà lách ngay từ đầu bữa ăn thì giá trị năng lượng giảm.
Liều lượng tốt: 50g/ngày.
Theo KH&CN
No comments:
Post a Comment