Feb 23, 2011

Tảo Spirulina (5 bài)

Bài 1. Tảo Spirulina, thức ăn kỳ diệu



* Dinh dưỡng "chuẩn", khả năng chống ung thư, chống HIV/AIDS, chống lão hóa, tăng "sức mạnh" đàn ông và sắc đẹp phụ nữ


Chủ tịch Hội Cá cảnh TP.HCM, "người nuôi chó số 1 Sài Gòn" Nguyễn Văn Lãng năm nay 62 tuổi mà cơ thể cường tráng và "thâm hậu" ít có thanh niên nào bì kịp. Tôi hỏi bí quyết nào, ông nói ngay: "Tảo Spirulina!". Ông Lãng "mê tín" món ăn này không khác gì thần dược.
Để chứng minh, ông giới thiệu tôi gặp người chủ trì một đề tài khoa học về Spirulina. Đó là thạc sĩ - dược sĩ Lê Văn Lăng, giảng viên Trường Đại học Y-Dược TP.HCM. Ông Lăng đã có một cuộc trao đổi thú vị với tôi xung quanh những điều kỳ diệu của thứ thức ăn mà ông gọi là "dưỡng dược" này.

Dinh dưỡng chuẩn, khả năng chống ung thư, chống HIV/AIDS

Dược sĩ Lăng nói:

- Về tự nhiên, đó là loại gen của sinh vật cổ xưa hiếm hoi còn sót lại từ khoảng 3 triệu năm trước. Giống tảo này được coi là của trời phú cho hai bộ tộc - Aztec, Mexico (châu Mỹ) và Kanembu, Tchad (châu Phi). Năm 1960, một số nhà khoa học Pháp khi sang châu Phi tìm dầu hỏa, đã bất ngờ phát hiện ra bộ tộc Kanembu, rất nghèo, nhưng ở đây già trẻ lớn bé ai cũng khỏe mạnh cường tráng. Người ta tìm hiểu, thì thấy người dân ở đây thường vớt một thứ tảo trong một cái hồ đem về trộn với bột làm bánh ăn, đó là món bánh Techuilatl (sau này được truyền bá sang châu Âu). Các nhà hóa dầu đã thuật lại câu chuyện đó cho các nhà y dược. Sau khi đem về nghiên cứu, các nhà y dược đã khẳng định ngay giá trị của nó. Công trình được công bố đầu tiên là của một người Bỉ, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học. Đến năm 1963, giáo sư Clement, người Pháp, đã nghiên cứu thành công việc nuôi tảo Spirulina quy mô công nghiệp. Đến năm 1973, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (FAO) đã chính thức công nhận Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý, đặc biệt trong chống suy dinh dưỡng và chống lão hóa.

* Như thế nào là nguồn dinh dưỡng quý, thưa ông ?

- Spirulina được coi là nguồn dinh dưỡng số 1 của tự nhiên. Nó có đủ cơ cấu thiết yếu: protein - lipid - glucid cùng khoảng 30 vi lượng và hầu hết các vitamine cần thiết cho cơ thể. Nó đáp ứng khá hoàn hảo công thức chuẩn về chế phẩm dinh dưỡng protein - vi lượng khoáng - vitamine do FAO/WHO công bố. Bởi vậy nó là sản phẩm chống suy dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng...

*Có nghĩa là, trong trường hợp nào đó người ta chỉ ăn thứ tảo này là... đủ sống ?

- Đúng vậy. 1 người dùng 1 ngày 5g tảo là đủ các chất thiết yếu. Cơ thể có thể hấp thụ mỗi ngày 30-45g. Dùng thừa cũng vô hại. Người bị bệnh nặng không ăn được có thể bơm tảo thẳng vào dạ dày là đủ các chất dinh dưỡng.

* Còn tác dụng dược liệu của nó, thực chất nó là thực phẩm hay là thuốc ?

- Những nghiên cứu khoa học cho thấy tảo Spirulina là một dưỡng dược (Nutraceutical), nghĩa là giao thoa giữa thực phẩm và dược phẩm. Giá trị dược liệu của nó chủ yếu là do các hoạt tính sinh học có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật, đặc biệt là Phycocyanin, hoạt chất Sulfolipid, Spirulan (Ca-Sp, do người Nhật phát hiện). Ngoài ra còn có Betacaroten, các khoáng vi lượng (coban, kẽm, sắt...) và các vitamine cần thiết cho cơ thể. Kết quả lâm sàng cho thấy, có thể dùng tảo Spirulina hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm gan, suy gan, bệnh nhân bị cholesterol máu cao và viêm da lan tỏa, bệnh tiểu đường, loét dạ dày tá tràng và suy yếu hoặc viêm tụy, bệnh đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực, bệnh rụng tóc... Đặc biệt, những nghiên cứu mới nhất cho thấy tảo Spirulina có tác dụng rất tốt trong bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, trong phòng chống một số bệnh ung thư, những triển vọng dùng nó trong thuốc phòng chống HIV/AIDS...

* Ông có thể nói rõ hơn tác dụng chống ung thư...

- Tác dụng chống ung thư là do các hoạt chất tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, chống đột biến gen có trong tảo Spirulina. Đáng lưu ý trước hết là công trình nghiên cứu phòng chống ung thư gây ra bởi tia phóng xạ hạt nhân cho các nạn nhân của sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Chernobul đã thu được kết quả rất tốt khi điều trị bằng Spirulina nguyên chất. Khi uống Spirulina, lượng chất phóng xạ đã được đào thải khỏi đường tiểu của người bị nhiễm xạ rất cao. Kết quả này đã được biểu dương tại hội nghị quốc tế về tảo năm 1998 ở Cộng hòa Czech. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu năm 1995 đã chứng tỏ với liều 1g Spirulina/ngày, có tác dụng trị ung thư ở những bệnh nhân ung thư do thói quen nhai trầu thuốc. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của Viện Dược liệu và Đại học Y Hà Nội, ở Viện Công nghệ sinh học và Viện Tai - Mũi - Họng (Hà Nội) cũng cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của Spirulina. Còn nhiều bí ẩn trong Spirulina cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong triển vọng chữa ung thư. Tuy nhiên, một chỉ định dùng chế phẩm chứa Spirulina nguyên chất cho nhóm bệnh ung thư là rất tốt về cả khía cạnh dinh dưỡng và hỗ trợ trị liệu.

* Còn việc chống HIV/AIDS...

- Hiện nay trong các đề tài nghiên cứu chống HIV/AIDS của Nhật Bản, có đề tài sử dụng tảo Spirulina. Năm 1996-1997, một nhóm khoa học gia người Nhật là Hayashi K., Hayashi T. và Kojma I. đã phân lập và xác định cấu trúc một hoạt chất mới trong Spirulina đặt tên là Spirulan (Ca-Sp). Các thử nghiệm đã chứng tỏ Ca-sp có tác dụng kháng virus HIV typ 1 và kháng virus Herpes simplex type 1. Tác dụng này được xác định ở liều khá thấp và theo các tác giả là có triển vọng nghiên cứu ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS. Trước đó cũng có một nhóm tác giả đã phát hiện ra tác dụng này...

(Còn tiếp)
Hoàng Hải Vân

Bài 2. Tảo - Liệu pháp chăm sóc sức khoẻ



Tảo không có hoa, thân, rễ, chúng chứa các mô thẩm thấu chứa trên 80% nước khoáng từ biển và giàu các vi lượng tố như iod, magiê, molinden, fluo, kali. Tảo liệu pháp với việc sử dụng các tính chất trị liệu của tảo biển là một phần quan trọng của phương pháp dùng nước biển để trị bệnh. Người ta đã đưa vào danh mục khoảng 25.000 chủng tảo được coi là đã có mặt đầu tiên trên trái đất. Chúng được chia làm nhiều loại: tảo xanh lục, tảo lam, tảo đỏ và tảo nâu.

TRONG ĐIỀU TRỊ

Các yếu tố cấu tạo nên tảo gồm 75% là chất hữu cơ (lipid, protid, glucid, vitamin) và 25% là khoáng chất (clo, nảti, magiê, kali...). Vì thế tảo chứa các chất căn bản trong việc trị liệu. Các đặc tính trị bệnh của tảo rất nhiều như tái bổ sung nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể. Trong tảo-liệu-pháp (Algothẻapie), các trung tâm y tế thường sử dụng tảo gạc hươu, tảo nâu trong chăm sóc da. Thời gian ngâm mình trong nước tảo thường kéo dài khoảng 20 phút.

Ngoài ra người ta còn dùng tảo dưới dạng cao dán nóng đắp lên toàn cơ thể hay trên những vùng đặc biệt trong 30 phút. Trong các trường hợp khác, người ta xoa bóp thân thể với dược liệu là tảo, có tác dụng làm dịu làn da hoặc dùng cả trong việc mát xa mặt.

Tảo đỏ diệt khuẩn

Tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu da đầu sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong ngành công nghệ mỹ phẩm và dược phẩm.
Kỹ sư nông nghiệp Pháp Jean Yvé Moigne đã phát hiện loại tảo này vào năm 1994. Khi nghiên cứu, ông đã phát hiện được các phân tử trong tảo có khả năng điều trị mụn và gàu. Ngoài ra ông còn ghi nhận được tảo đỏ còn có khả năng bảo quản có thể dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Nhiều công ty Pháp, châu Âu, Nhật, Mỹ đang chuẩn bị thương mại hóa tảo đỏ.

Tảo biển chống ung thư vú

Theo các nhà khoa học tại Đại học California, qua thử nghiệm trên chuột, tảo biển có thể làm giảm sự phát triển các tế bào ung thư vú nhờ làm giảm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Ngoài ra tảo biển còn có thể chữa trị hiệu quả các trường hợp rối loạn kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ nếu dùng khoảng 700mg tảo biển trong thực đơn hàng ngày (Healthday).

TRONG DINH DƯỠNG

Giá trị dinh dưỡng của tảo

Các loại tảo nhất là tảo nâu, chứa nhiều vitamin và vi nguyên tố. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 40 loại khoáng chất trong một vài loại tảo. Vì thế không ngạc nhiên khi các phi công vũ trụ của NASA vẫn dùng thực phẩm chứa tảo đều đặn trong những ngày làm việc trong không gian.

Bên cạnh đó, tảo còn chứa một số lớn vitamin như vitamin A, B, D và E. Tảo cũng là nguồn thực phẩm cung cấp ít calo, giàu chất sợi, các axit amin, diệp lục tố, chất nhày và glucid. Ngoài ra tảo biển còn được đánh giá cao về tác dụng sát khuẩn, chống đông máu và kháng viêm.

Tảo trong ẩm thực

Từ hàng nghìn năm trước, người phương Đông đã dùng tảo làm thực phẩm. Sau đó nhiều thế kỷ, người phương Tây mới biết sử dụng tảo. Từ đó tảo giữ một vai trò quan trọng trong các thực đơn tại các trung tâm chữa bệnh bằng nước biển. Xưa kia, chúng bị xem thường tảo vì chứa ít calo còn ngày nay chúng được ưa chuộng cũng chính vì đặc tính ấy. Mặt khác, chúng lại rất giàu protein và glucid hay đúng hơn là rất giàu chất nhầy mucilage mà nổi tiếng nhất là thạch trắng (agar-agar).

Tại phương Tây, tảo thường được dùng làm phụ gia từ cuối thế chiến thứ hai và việc dùng tảo làm thực phẩm ngày càng nhiều nhờ sự du nhập văn hóa ẩm thực từ Nhật Bản và Trung Hoa như món sushi-nori dùng tảo nori (tức tảo porphyra) để chế tạo món sushi của Nhật. Chất nhầy của tảo với đặc tính làm đặc được áp dụng trong việc chế biến nước cốt trái cây, xi rô, sôcôla, mù tạt... Người ta dùng tảo trong thực phẩm để thay thế cho mỡ, trong các loại mứt, mayonne, món khai vị, kem, nước xốt...

Ngoài tảo thiên nhiên còn có nhiều loại tảo được nuôi trồng như tảo spirulina. Đây là loại tảo đang được dùng nhiều nhất làm thực phẩm cho người và gia súc.

TRONG KỸ NGHỆ MỸ PHẨM, DƯỢC PHẨM

Tảo trong mỹ phẩm

Tảo phóng thích các hoạt chất tác động hiệu quả trong nước tắm, trong kem xoa mặt và toàn thân nhờ hàm lượng magne và kali cao, là thành trì giúp cơ thể chống lại các khối u xơ ở cơ bắp. Chất chiết từ tảo còn được dùng trong một số sản phẩm như thuốc đắp, thuốc làm mặt nạ, kem hoặc dùng để tắm trong liệu pháp biển.

Tảo trong y khoa

Chất chiết từ tảo được dùng làm chất tá dược bao viên thuốc, thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những loại thuốc không tan trong dạ dày, chỉ phóng thích hoạt chất ở ruột non. Các loại gel agar-agar (thạch trắng) được dùng rất nhiều trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi trùng. Ngoài ra tảo còn được nghiên cứu làm thuốc cầm máu và sát trùng. Một loại tảo được biến đổi gen có tên là Carragaheen được sử dụng trong kỹ nghệ dược phẩm.

Bài 3. Thế giới sử dụng Spirulina như thế nào



• Tổ chức Y tế thế giới WHO và Tổ chức lương thực và nông lâm của Liên Hợp Quốc FAO coi Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu đặc biệt quý giá.

• Cộng hòa Liên bang Nga, Trung quốc, Ấn độ, Cộng hoà Liên bang Đức khuyến cáo các nhà sản xuất đưa Spirulina vào trong thực phẩm của trẻ em .

• Trong thực phẩm của các vận động viên thể thao của Cuba, Trung Quốc, Nga … đều có một khẩu phần không nhỏ là Spirulina

• Nhật Bản là một trong những nước sử dụng nhiều Spirulina nhất thế giới. Có đến 70% số người trên 50 tuổi sử dụng Spirulina.

• Nước Mỹ coi Spirulina là thực phẩm dinh dưỡng cao cấp và thực phẩm giảm béo. Cơ quan nghiên cứu vũ trụ và hàng không Mỹ NASA coi Spirulina là thực phẩm lý tưởng và có kế hoạch trồng và sử dụng nó trên các trạm không gian.

• Nhu cầu của thế giới về Spirulina này ngày một tăng hơn đã có hơn 70 nước trên thế giới sử dụng loại thực phẩm này.

Với tiêu chí đảm bảo cho con người SỐNG KHOẺ, SỐNG LÂU , các nhà khoa học và các chuyên gia về sức khoẻ dinh dưỡng trên toàn thế giới đã nghiên cứu và đã sáng tạo thành công ra nhiều loại thực phẩm chức năng kỳ diệu trong đó thực phẩm chức năng SPIRULINA BLUBIO xứng đáng được xếp vào tốp đầu của loại thực phẩm chức năng quý giá nhất. Chỉ cần sử dụng một lượng nhất định Spirulina BluBio là đảm bảo cho chúng ta một cuộc sống KHOẺ MẠNH và có thể PHÒNG CHỐNG được những bệnh tật NAN Y mà chúng ta đang có nguy cơ mắc phải.

Bài 4. Spirulina có tác dụng đối với người cao tuổi như thế nào?



- Nó là một thực phẩm lý tưởng cho người cao tuổi vì :

1. Người cao tuổi thường ăn được rất ít, hay ăn uống kiêng khem, hệ tiêu hoá lại hấp thụ kém dẫn đến cơ thể người già bị thiếu chất trầm trọng, khả năng chống bệnh tật kém, Spirulina kích thích tạo nên các lợi khuẩn như lactobacilus hỗ trợ quá trình đồng hoá và dị hoá , giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm chứng táo bón. Hơn nữa nó lại chứa các yếu tố dinh dưỡng với hàm lượng rất cao nhưng lại rất dễ tiêu ( màng tế bào của Spirulina không bằng cellulo ),

2. Spirulina laị rất giàu vitamine, khoáng chất, beta-carotene, các hoạt chất sinh học, ngăn ngừa ung thư, chống lão hoá, giúp cải thiện các chứng bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gút, đục nhãn mắt, bệnh gan hay thận . Spirulina như đã nói ở các phần trên đều đáp ứng được yêu cầu về thực phẩm cho người già, nó giúp cho người già khoẻ mạnh hơn, sống lâu hơn. Ở Nhật Bản đến 70% người sử dụng Spirulina là những người trên 50 tuổi.

Bài 5. Tại sao lại nói Spirulina là một nguồn siêu thực phẩm



Cần khảng định là nó là một loại thực phẩm nhưng FAO gọi nó là siêu thực phẩm bởi vì nó chứa ĐẦY ĐỦ và CÂN ĐỐI mọi thành phần dinh dưỡng cần thiết cho con người. Với trên 60% protein thực vật dễ hấp thụ, tập trung hàm lương cao Beta- carotene, vitamine B12, sắt và các vi khoáng chất.

Hơn thế nữa, những thành phần HOẠT CHẤT SINH HỌC mới là cái tạo nên tên tuổi cho Spirulina chính là các chất ngăn ngừa ung thư, chống lão hoá như : Chlorophyll, Carotenoids, Phycocyamin… là những chất giúp cho tế bào chống lại sự tàn phá của các gốc oxy hoá tự do, duy trì sự trẻ trung cho cơ thể, phòng tránh các bệnh về rối loạn chuyển hoá, bệnh tim mạch, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và một số bệnh về u bưới.

Đặc biệt Spirulina còn chứa acid béo D- Glinolinic GLA, Sulfolipids, Glycolipids, Polysaccharides đặc biệt Spirulan , v.v.v. là các chất đặc biệt bổ trợ cho những bệnh nhân AIDS hay các bệnh nhân bị ung thư sau thời kỳ trị liệu bằng phóng xạ hoặc hoá trị liệu.

No comments: