Feb 8, 2011

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Thịt, cá, rau quả, trái cây có thể bảo quản trong thời gian ngắn trong hộc mát hoặc dài hạn trong ngăn đông, thế nhưng có những loại thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh như:

Giăm bông: Không nên bảo quản trong tủ lạnh vì hàm lượng nước trong giăm bông rất dễ bị đông lại, dẫn đến chất béo dễ bị phản ứng oxy hoá, chất lượng sẽ giảm.

Cà chua: Khi để trong tủ lạnh, toàn bộ quả cà chua hoặc một phần của nó sẽ bị ủng hoặc phần cuống sẽ bị nứt ra, dễ dàng phát sinh nấm mốc hoặc bị thối rữa. 

Dưa chuột: Nhiệt độ trong tủ lạnh 0oC sẽ làm cho bề mặt của dưa chuột giống như bị ngâm trong nước, vì vậy làm mất đi hương vị tự nhiên

Chuối tiêu: Nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 12oC chuối sẽ bị đen và thối rữa.

Vải tươi: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9oC trong một ngày thì sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, vải sẽ bị biến chất.

Cơm: Nếu để trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột bị khô cứng khiến cho cơm không còn mùi vị, ăn vào rất khó tiêu hoá được .

Khoai lang, cà, xoài, sữa non cũng không nên để trong tủ lạnh, vì nếu để trong tủ lạnh chúng sẽ bị đen và biến chất.

Mật ong khi để lạnh sẽ bị đặc lại và kết tủa đường.

Bánh mì và các loại bánh ngọt để lạnh sẽ bị khô, cứng. Vì vậy, bạn không nên cất những thức ăn này trong tủ lạnh, trừ các trường hợp đặc biệt có chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Theo An toàn thực phẩm

Mẹo bảo quản thức ăn đã nấu chín


Thức ăn đã nấu chín thường dễ bị ôi thiu, phải bảo quản chúng thế nào để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn, các bà nội trợ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây.

1. Phải để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

2. Thức ăn trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu chín lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

3. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất phải 5 - 6h. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

4. Không nên cất thức ăn là các loại rau vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

Chú ý đến thời gian đun nấu thức ăn

Các loại cá: Đun nấu lại trong thời gian 4 đến 5 phút. Các vi khuẩn không có lợi trong cá rất dễ phát triển, nếu để ở nhiệt độ 20ºC trong 8 phút sẽ tăng lên gấp đôi, một con vi khuẩn chỉ trong 5 đến 6 giờ sẽ sinh sản thành hàng trăm triệu con.

Các loại thịt: Khi đun lại bạn hãy cho thêm ít dấm hoặc muối. Vì các thực phẩm loại này đều có nhiều chất khoáng, các chất khoáng này khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ chảy ra theo nước. Khi đun cho thêm ít dấm, những chất này gặp dấm chua sẽ nâng cao độ dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hoá.

Các loại hải sản: Các loại hải sản khi đun nấu cho thêm chút gia vị, như rượu, hành, gừng có tác dụng sát khuẩn.

Các loại thức ăn có chứa tinh bột: Những thức ăn thừa có tinh bột nên sử dụng hết trong 4 giờ, vì nó rất dễ bị vi khuẩn coli sống ký sinh mà loại độc tố này không bị phân hủy khi đun nấu.

Theo Tri thức Trẻ

No comments: