Gọi là hành ta để phân biệt với hành tây. Hành ta có lá dài, củ nhỏ, màu đỏ tía, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.
1. Giá trị dinh dưỡng của hành:
Trong tiếng Nhật, hành lá có tên là negi - một thành phần quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống Nhật Bản.
Hành là món gia vị ưa thích của nhiều người. Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cùng với một lượng đan g kể can xi, phốt pho và kali. Tuy vâỵ hành chứa rất ít calo (50calo/100gr hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể.
2. Tác dụng chữa bệnh kì diệu của hành ta:
Thành phần dinh dưỡng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến hành được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực; mà điều đặc biệt hơn đó là khả năng chữa bệnh của hành. Trong hành có rất hhiều thành phần hóa học như: acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu: chủ yếu có chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với một sô bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu.
Chất alicine trong hành ta có khả năng diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine trong hành.
Hành có chứa hàm lượng lớn chất có sulfur làm hành có vị cay đặc trưng. Nhưng chất này dễ bay hơi. Vì vậy khi bóc hành sống thường cay mắt.
Trong hành chứa nhiều thành phần chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ.Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn thường nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ là vì vậy.
Chất fitoncidi trong hành có tác dụng diệt khuẩn. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.
Ngoài ra hành còn có tác dụng tăng cường hoạt tính hòa tan fibrin và hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép từ thân hành rất tôt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong hành còn giúp cho việc ngăn chặn sự phát triển của các tê bào ung thư.
Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ nên không bệnh.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây hành ta:
Hành giã nát ngâm trong nước sôi xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi
Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ). Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.
Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thươn g xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.
Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.
Cac củ hành nhỏ màu đỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát các củ hành này rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nươc chảy ra. Nước ép này làm loãng đờm và ngăn chặn sư tai phát. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê của nước ép sẽ làm dịu đi chứng ho và đau họng. Việc ăn hành sống giúp giảm cholesterol vì chúng làm tăng cao mật độ lipoproptein. Do vậy các bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình nên ăn hành sống trong các món sa lát hằng ngày nếu bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Điều trị chứng nóng rát khi đi tiểu, đun 100gr hành với 600ml nước. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng một nửa thì có thể uống. Pha với đường sẽ giúp giảm chứng bí tiểu
No comments:
Post a Comment