Jun 17, 2011

Cách tính ngày đẻ

Khi phụ nữ mang bầu thường rất hồi hộp không biết chắc khi nào mình sinh con để mà chuẩn bị, khỏi phải bất ngờ. Bài này trình bày 4 phương pháp thường dùng để có thể tính được xấp xỉ ngày này.

Thời gian chửa của phụ nữ là 280 ngày, tức là 40 tuần hay 9 tháng 7 ngày. Các phương pháp sau có thể sinh trước hoặc sau 14 ngày vẫn là bình thường.

Phương pháp 1: tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối

Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng (ví dụ 2/2) trừ đi 3 tháng (là ngày 2/11), sau đó cộng thêm 7 ngày ra ngày đẻ (9/11).

Phương pháp 2: tính theo ngày đầu tiên thai cử động

Lấy ngày đầu tiên thai cử động xảy ra giữa thời kỳ mang thai (ví dụ 27/3) cộng với 4 tháng (là ngày 27/7), sau đó cộng thêm 15 ngày ra ngày đẻ (11/8). Phương pháp 2 kém chính xác hơn Phương pháp 1.

Phương pháp 3: tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối

Ngày đẻ = Ngày đầu của kỳ kinh lần cuối + 10 ngày
Tháng đẻ = Tháng có kinh lần cuối - 3

Phương pháp 4: tính theo tuổi thai

Dùng thước dây đo chiều cao của thai (đo sự lớn lên của đáy tử cung).

Cách đo: lấy các đầu ngón tay ấn vào bờ trên xương mu để xác định vị trí đo phía dưới. Xong dọc theo đường thẳng từ xương mu lên phía rốn dùng bàn tay xác định đáy tử cung vì đáy tử cung bị thai làm phình ra. Đo chiều dài từ bờ trên xương mu đến đáy tử cung. Sau khi đo và biết chiều cao đáy tử cung, đối chiếu bảng sau để ước lượng tuổi thai.

Chiều cao 2 -3 cm: thai khoảng 3 tháng, 4 - 8 cm: thai khoảng 4 tháng, 10 - 16 cm: thai khoảng 5 tháng, 18 - 24 cm: thai khoảng 6 tháng, 26 - 28 cm: thai khoảng 7 tháng, 30 - 32 cm: thai khoảng 8 tháng, hơn 32 cm: tháng cuối cùng.

Không biết được thai dưới 2 tháng vì khi đó đáy tử cung còn nằm trong khung hố chậu nhỏ, chưa ra khỏi bờ xương mu.

Một hai tuần trước khi chuyển dạ đẻ, đáy tử cung tụt xuống 3 - 4 cm (bằng chiều cao tháng 7 - 8), cho nên nếu hàng tháng đo chiều cao, đến tháng cuối khi thấy tử cung tụt xuống, đó là dấu hiệu khá rõ để chuẩn bị gần đến ngày đẻ.

Hương Cỏ May, 17/6/2011

Hướng dẫn cách đo chiều dài của thai nhi

Thông tin về thai nhi trong bụng mẹ luôn thu hút sự quan tâm của tất cả những ông bố, bà mẹ trẻ.

Khi mang thai, cổ tử cung của người mẹ mở rộng từng ngày theo sự phát triển của thai nhi. Việc đo chiều dài của thai nhi có liên quan đến tử cung và được tính từ xương mu đến đầu của tử cung. Mặc dù phương pháp này hơi lỗi thời so với khoa học kỹ thuật hiện nay (quan hệ thống siêu âm), tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo vì không phải lúc nào bạn cũng có thời gian và điều kiện đi đến các phòng khám thai.

Thực hiện phương pháp này bạn cần có một người hỗ trợ mình. Cách thực hiện như sau:

- Thai phụ nằm ngửa trên giường hoặc bàn và dang chân rộng ra.

- Đặt vị trí 0 của thước đo tại điểm đầu của xương mu ở phía dưới của cổ tử cung.

- Kéo dài dụng cụ đo qua cổ tử cung. Bạn phải nhớ là làm nhẹ nhàng để cho dụng cụ đo vào vùng bụng phía trên của cổ tử cung.

- Nhẹ nhàng đưa ngón tay vào để tìm đáy (đỉnh tử cung). Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được đáy tử cung.

- Độ dài này chính là chiều dài của thai nhi.

Lưu ý:

Chiều dài này chỉl à chiều dài thai nhi trong bụng mẹ, hoàn toàn không phải chiều dài thực của em bé vì khi nằm trong bụng bầu, thai nhi thường co chân nên rất khó để xác định được chiều dài thực của bé.

Khoa học hiện đại thường sử dụng phương pháp siêu âm để đo độ dài từ đầu đến mông thai nhi nếu em bé dưới 20 tuần tuổi. Từ tuần 20 trở đi bé mới được đo từ đầu đến ngón chân. Dưới đây là bảng đo chiều dài và cân nặng thai nhi ứng với mỗi tuần tuổi của bé, các mẹ bầu nên thảo khảo:

1. Đo từ đầu đến mông

2.Đo từ đầu đến gót chân:

Theo Eva

No comments: