Tại sao gọi là Sữa Ong chúa ? (Mật Ong chúa, Sữa chúa)
Ong thợ, ngoài nhiệm vụ đi hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến, cô đặc thành một loại mật để làm thức ăn dự trữ cho cả đàn mà ta lấy mật đó dùng là loại Mật ong thường. để duy trì nòi giống, chúng xây thêm bên cạnh tầng mật thường một ổ riêng chứa một thứ mật đặc biệt để nuôi ấu trùng Ong chúa. Nhờ thứ mật đặc biệt này, ấu trùng Ong chúa lớn lên thành Ong chúa. Vì vậy thứ mật đặc biệt này, gọi là Mật Ong chúa, còn gọi là Sữa Ong chúa hay Sữa chúa. (Ong chúa là con cái duy nhất trong cả đàn. Ong này chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng, không làm ra mật, chỉ ăn mật do các con ong khác đem về. Ong chúa dài và to hơn các con Ong đực và Ong thợ, thân hình mảnh dẻ và cánh ngắn hơn. Ong chúa cũng do một cái trứng như các trứng ong khác, nhưng từ khi nở ra cho đến khi thành nhộng, ấu trùng Ong chúa được nuôi bằng thứ mật đặc biệt như đã nói trên)
Sữa Ong chúa (Mật Ong chúa, Sữa chúa) khác với Mật ong thường về thành phần. Trong Sữa Ong chúa, tỉ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm (dưới dạng Axit amin, trong đó rất nhiều xystin là một Axit amin có Sunfua) và Vitamin. Do được nuôi bằng Sữa Ong chúa, ấu trùng trở thành con Ong chúa sống 3-4 hoặc 5 năm, gấp 50 lần Ong thợ, trong khi đời sống Ong đực ngắn ngủi, chỉ 1-2 tháng và tuổi thọ trung bình của Ong thợ cũng chỉ tính bằng tháng. Những lứa sinh vào mùa Xuân và Hạ, thường chỉ sống vào khoảng 6 tuần lễ, những lứa sinh vào mùa Thu thì sống được 6 tháng !
Những người không nên dùng Sữa Ong chúa
Sữa Ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, nhưng không phải ai dùng Sữa Ong chúa cũng đều tốt. Những người sau đây không nên dùng Sữa Ong chúa :
Người bị huyết áp thấp: Trong Sữa Ong chúa có những chất làm cản trở hoạt động của buồng tim, làm nở động mạch huyết quản, làm hạ huyết áp. Vì vậy, người huyết áp thấp không nên dùng Sữa Ong chúa.
Người đường huyết thấp: Trong Sữa Ong chúa có chất Albumin lạ lấy từ phấn hoa mà ra và chất độc của Mật ong, đối với người quá mẫn cảm hoặc người có phản ứng với phấn hoa thì sẽ sinh phản ứng quá mẫn cảm.
Người đau bụng đi ngoài: Trong Sữa Ong chúa có chất độc của nọc ong, gây rối loạn công năng của đường ruột. Vì vậy, người đau bụng đi ngoài không nên dùng Sữa Ong chúa.
Người có bệnh truyền nhiễm, đang sốt: Theo Đông y, bệnh truyền nhiễm là do ngoại tà dẫn đến . Khi đang sốt, việc cần thiết là phải giải nhiệt, không nên dùng Sữa Ong chúa để tăng thêm chất bổ, đề phòng bệnh sẽ kéo dài.
Người đang mang thai: Vì trong Sữa Ong chúa có chất kích thích, có tác dụng kích thích tử cung co hẹp lại, gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyễn Chu Công
Theo nguoicaotuoi.org.vn
No comments:
Post a Comment