Con tôi 3 tuổi, vì mùa hè nóng nên tôi muốn cho cháu mặc quần áo ngắn cho mát nhưng cháu hay bị côn trùng đốt, nốt đốt ngứa có khi dát đỏ làm mủ và da thâm rất lâu. Mong bác sĩ hướng dẫn cách phòng, chữa côn trùng đốt. Nguyễn Thị Nguyệt(Hà Nam)
Côn trùng đốt thường gây các tổn thương trên da gồm:
- Sẩn phù: lúc mới bị đốt là sẩn vài millimet đường kính, giữa sẩn có điểm châm rớm dịch hay rớm máu, ngứa nhiều.
- Sẩn chợt: vì ngứa nên trẻ phải gãi, sau vài ngày các sẩn chợt ra màu đỏ, trên có vẩy tiết màu nâu, có khi nhiễm khuẩn có mủ.
- Sẩn cục: hầu hết sẩn chợt khỏi, chỉ một số lâu ngày thành sẩn cục dày vài millimet, đường kính 1-2cm, cộm cứng, màu thâm đen, rất ngứa, tồn tại lâu dài, khó điều trị.
Điều trị:
- Sẩn tịt ban đầu nặn nhẹ máu ra, chấm cồn iốt 1%.
- Sẩn chợt nhiễm khuẩn bôi thuốc xanh metilen 1%, dung dịch tím metin 1%; khi khô bôi mỡ kháng sinh phối hợp corticoid như thuốc cynalar-neomyin; flucinar.
- Sẩn cục: bôi acid trichloracetic 33%, đốt điện, mỡ salicylic 5-10% mỡ corticoid.
- Chống ngứa, dùng kháng histamin tổng hợp như chlophenirramin, cezin… Dùng thêm vitamin C, A, B1, B6, B12; thuốc an thần.
Phòng bệnh bằng các biện pháp: mặc quần áo dài, đi tất chân, đi giày cho trẻ. Thoa kem chống côn trùng. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để hạn chế nơi trú ẩn của côn trùng. Thả cá bảy màu vào các nơi chứa nước để diệt lăng quăng. Dùng vợt điện để diệt muỗi trong nhà… Bạn nên đưa cháu đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng.
BS.Nguyễn Bùi Kiều Linh
Theo http://suckhoedoisong.vn/
No comments:
Post a Comment