May 25, 2011

Ăn bột sắn dây mùa hè (9 bài)

Bài 1. Trẻ bị sốt, làm sao đây ?



Sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như:tất cả các loại viêm do nhiễm khuẩn hay siêu vi khuẩn, bệnh lao, sốt xuất huyết, sởi. cảm cúm…Tây Y trị sốt bằng thuốc hạ nhiệt như Aspirine, Acetamol, Cetamol… có hóa chất độc hại

PP trị sốt an toàn , thần kì (sốt do bất kì nguyên nhân nào) là nhịn ăn và chỉ dùng bột sắn dây với 1 ít muối hay nước tương thiên nhiên (nấu sắn dây với nước, nêm muối hay nước tương thiên nhiên cho vừa ăn, không lỏng quá cũng không đặc quá,dùng tương lâu năm càng tốt).Thông thường trẻ ăn sắn dây nóng sẽ ra mồ hôi ngay và hạ sốt liền.

Khi trẻ bị sốt thì hệ tiêu hóa gần như không hoạt động, do đó không nên cho trẻ ăn và thường thì trẻ bỏ ăn. Đến lúc hết sốt, thì ta mới cho trẻ ăn lại thức ăn lỏng, dễ tiêu như :100% bột gạo lứt, hay sữa thảo mộc Kokoh, hay cháo gạo lứt …trong 1,2 ngày.Sau đó mới cho ăn cơm như bình thường.Ta không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn.Bất cứ bệnh gì thì ăn ít mau lành bệnh hơn ăn nhiều.

Triệu chứng sốt có khi tái đi tái lại nhiều lần thì bột sắn dây là giải pháp tối ưu. Trẻ chưa hết sốt mà cho trẻ ăn cơm hay bánh tráng lứt thì trẻ sẽ đau bụng lăn lộn và bệnh sẽ kéo dài.

Nếu bị sốt cao ta phải lau mình trẻ liên tục bằng khăn nhúng nước vắt ráo .

Nếu trẻ bị bệnh nặng thì sau khi hết sốt, ta nên cho trẻ ăn GLMM số 7 cho tới khi hết bệnh hoàn toàn.

12/11/2010 NVT

Bài 2. Sắn dây có tốt cho trẻ nhỏ?



Tôi có một cháu nhỏ. Hiện được 21 tháng. Mùa hè nóng,cháu hay bị nhiệt miệng, nên thỉnh thoảng tôi nấu sắn dây cho cháu ăn. Nhưngmột số người nói rằng sắn dây không tốt cho trẻ nhỏ, nên không nên dùng. Nhưvậy có đúng không? Nếu đúng thì tại sao sắn dây lại không tốt cho trẻ em?

Trả lời:

Bột sắn dây là 1 thức ăn mát, dùng trong mùa hè rấttốt, có tác dụng thanh nhiệt, chống táo bón, chống nhiệt miệng, vì vậy tốt chocả trẻ em và người lớn. Quan niệm cho rằng sắn dây không tốt cho trẻ nhỏ làsai.
Theo tôi chị vẫn nên nấu bột sắn dây cho cháu ăn. Khi nấu thành bột có thểtrộn thêm sữa để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Theo afamily.vn

Bài 3. Bột sắn dây có thể chữa được bệnh táo bón



Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong.

Lúc trước bé nhà mình được 14 tháng tuổi và bị táo bón, đi tiểu nước màu vàng. Bé không chịu bú bình nên việc cho uống nước với bé rất khó khăn bằng muỗng. Trong giai đoạn đó bé lại rất lười ăn, mình gần như bị stress với bé suốt một thời gian dài. Mình đã tham khảo mọi sách vở, kinh nghiệm từ ông bà cô chú để chế biến món ăn nhằm giúp bé hết táo bón và ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện mấy với bé mà còn tệ hơn.

Mỗi lần bé đi vệ sinh là mình muốn rơi nước mắt theo vì nhìn con khó đi mà xót ruột. Không biết mấy mẹ đã từng làm mẹ có cảm giác giống như mình không nữa? Thật may là hạnh phúc vẫn còn mỉm cười, có bác họ ngoài Bắc vào thăm và biếu 1 kg bột sắn dây. Mình nghĩ cách chế biến cho bé dùng thử và kết quả thật tốt.

Nay bé mình gần 2 tuổi da vẻ hồng hào và không còn táo bón nữa. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm như sau: Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong. Sau đó để dung dịch bột sắn nguội còn khoảng 60 độ, pha với sữa bột (tăng thêm lượng sữa so với chuẩn là nước cho vừa miệng) hoặc ăn kèm với cháo xay nhuyễn.

Các mẹ nên chú ý khuấy kỹ cho sữa hoặc cháo đều vào nhau. Bột sắn rất thơm và có vị beo béo lạ miệng nên bé nhà mình rất thích.

Mình áp dụng cho bé ngày uống sữa như vậy 2 lần. Chỉ sau 3 ngày là bé đi vệ sinh bình thường, hai tuần sau mọi người đều trông thấy bé da vẻ hồng hào hẳn lên. Sau đó mình giảm bớt cho bé uống 3 ngày trong tuần và duy trì đến hôm nay. Cách này mình cũng chỉ cho cô bạn đồng nghiệp và rất đạt hiệu quả.

Lần đầu làm mẹ nên mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé vì không có kinh nghiệm nên mong kinh nghiệm này giúp ích được cho mẹ nào đó nhé!

Sau thời gian đó mình chăm sóc con kỹ hơn về vấn đề sức khoẻ nên đã đọc và tham khảo rất nhiều người, lẫn các nguồn sách vở báo chí thì biết được bệnh táo bón rất nguy hiểm. Bệnh này không khó trị nên các mẹ hãy học hỏi và tham khảo cho con mình một chế độ dinh dưỡng tốt nha.

Chúc cho các bà mẹ luôn hạnh phúc và vui vẻ bên những thiên thần yêu dấu của mình.

Cao Thụy Mai Trâm
56/1 Gò Ô Môi, phường Phú Thuận, quận 7, TP HCM

Bài 4. Bốt sắn dây pha sữa



Bột sắn dây có tính mát, giúp cơ thể giải nhiệt. Chỉ cần đầu tư một chút thời gian và công sức là bạn đã có ly sắn dây mang hương vị mới lạ.

Nguyên liêu:

8 thìa bột sắn dây nguyên chất
8 thìa sữa đặc có đường
2 thìa đường kính.

Thực hiện

1. Cho 2 thìa đường kính vào nấu lên thành nước hàng.

2. Sữa đặc có đường hòa với 100ml nước ấm, để nguội, rồi cho bột sắn dây vào hòa tan.

3. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi đun. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy theo một chiều cho đến khi bột đặc lại.

4. Cho bột ra ly, rưới nước hàng lên bề mặt, có thể cho đá viên và trộn đều lên trước khi thưởng thức.

Bài 5. Bột sắn dây + mật ong = chất độc gây chết người



Có vụ chết rồi đó, hôm trước mẹ em gọi điện dặn không được ăn bột sắn với mật ong vì gần nhà có vụ con dâu nấu bột sắn với mật ong cho mẹ chồng ăn, mẹ chết mọi người nghi cô con dâu đầu độc. Cô con dâu thì bảo chỉ cho mẹ ăn mỗi món đó, và để chứng minh cô ấy cũng ăn rồi cô ấy cũng chịu chung số phận với mẹ đấy ạ.

Nguồn trên diễn đàn Webtretho:
http://www.webtretho.com/forum/f214/bot-san-day-mat-ong-chat-doc-gay-chet-nguoi-264111/

Bài 6. Chè bột sắn dây



Bột sắn hòa vào nước cho tan. Bắc 1 nồi nước sôi lên, nước sôi cho nước bột sắn vào từ từ, khuấy đều tay, vặn nhỏ lửa cho khỏi vón cục.
Đậu xanh lấy hết vỏ, hấp chín. Cho đường vào nồi bột sắn, khuấy tan cho đậu xanh hấp vào, tắt bếp. Cho sẳn ra chén, nếu thích ăn nóng thì ăn luôn, còn không cho vào tủ lạnh để ăn mát lạnh.

Nếu pha bột uống sống, em cho chanh đường vào nữa vừa không nghe mùi bột lại còn thơm ngon....

Theo mewinni trên diễn đàn Webtretho

Bài 7. Pha bột sắn dây



Bột sắn dây là thức uống rất tốt với nhiều công dụng. Mình sẽ chỉ cho bạn một số cách pha bột sắn dây, tùy mục đích sử dụng mà bạn chọn cách pha nhé!

1. Uống hàng ngày:

Bạn pha theo tỉ lệ sau: 1 thìa cafe bột sắn + đường( tùy khẩu vị của người uống nghen) + 10 ml nước sôi để nguội. Hòa tan bột sau đó đổ nước ấm hoặc nước nguội đều được.

Tuyệt đối không uống vào sáng sớm nếu pha nguội vì nó sẽ bám cặn ở dạ dày không tốt.

2. Chữa nhiệt miệng, nhuận tràng:

Bạn pha tỉ lệ như trên. Sau khi hòa tan thì đổ nước sôi 100 C vào và ăn nóng. ( Cái này giống món bột sắn sệt sữa ở ngoài tiệm cafe đó, muốn giống thì bạn cho thêm 2 thìa cafe bột sắn vào).

3. Giải rượu bia cho người say:

Pha như cách 1 nhưng vắt thêm quả quất vào( càng chua càng tốt). Cho uống sau khi say. nghỉ 15 phút đảm bảo khỏe ngay.

Theo Hakata doll trên http://vn.answers.yahoo.com

Bài 8.Tác dụng chữa bệnh của sắn dây



Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, có thể lấy dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6 g cùng với rượu, sữa sẽ về nhiều. Còn để chữa say rượu bất tỉnh, nên lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại.

Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như:

- Củ (cát căn): Vị ngọt cay, tính mát; có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ...

- Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.

- Hoa (cát hoa): Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết...

Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

- Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

- Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

- Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

- Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.

Sắn dây có thể sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác

- Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa.

- Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

- Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.

- Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.

- Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày.

- Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

- Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): Hoa sắn dây 30 g, hoàng liên 4 g, hoạt thạch 30 g (thủy phi), bột cam thảo 15 g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3 g, chiêu thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại.

Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống

Bài 9. Không nên cho trẻ uống bột sắn dây sống



Con gái tôi được 6 tháng tuổi và đã tập ăn dặm từ khi bé được 4,5 tháng. Thời gian này tôi đã cố gắng ăn nhiều rau xanh và hạn chế ăn đồ nóng. Chế độ ăn của bé cũng đã bổ sung khoai lang xay nhuyễn, rau khoai, rau mồng tơi nhưng bé vẫn thường xuyên bị táo bón, 2 ngày mới đi 1 lần nhưng rất khó khăn. Tôi cũng đã cho bé uống Lactomim pl­us nhưng mới được vào gói thì dừng lại vì sợ ảnh hưởng không tốt. Bác sỹ cho hỏi cháu nên bổ sung những thực phẩm gì vào thực đơn hàng ngày? Nếu cả tôi và cháu bé cùng bị nóng thì có được pha bột sắn dây sống để uống không? (Nguyễn Thị Minh)

Trả lời:

Nếu 2 ngày bé đi 1 lần mà phân vẫn mềm thì cũng không phải là táo bón. Chị đã áp dụng nhiều biện pháp về chế độ ăn uống, nhưng không biết cháu ăn sữa mẹ hay sữa ngoài, nếu là sữa ngoài chị cần đổi sữa khác cho cháu, cho ăn thêm sữa chua 2 cốc/ngày, ăn đu đủ hoặc chuối xay, uống nước bưởi ép hoặc nước cam nữa. Còn cháu bú mẹ chị cần ăn nhiêu rau quả như trên, uống nhiều nước, bột sắn dây thì nên nấu chín chứ không nên ăn sống. Còn lactomin plus chị có thể cho cháu uống 2 – 4 gói/ngày có thể uống kéo dài 2 – 3tuần cũng được, đây là men vi sinh chứ không phải men tiêu hóa enzim nên không lo ảnh hưởng gì cả.

Afamily

No comments: