Có ý kiến cho rằng, cụm từ "trước khi ngủ" và "nước nóng" trong câu "tắm nước nóng trước khi ngủ" là khái niệm sai lầm, đi ngược lại quy luật sinh lý của cơ thể. Bởi vì, khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, sẽ ức chế cũng như làm chậm quá trình bài tiết hoóc-môn mê-la-tô-nin của đại não. Tác dụng chủ yếu của hoóc-môn mê-la-tô-nin là đưa chúng ta vào giấc ngủ tự nhiên, khắc phục việc khó ngủ thông qua điều tiết giấc ngủ tự nhiên của con người.
Cứ đến tối là chúng ta buồn ngủ, chủ yếu là vì hoóc-môn mê-la-tô-nin chỉ bài tiết vào buổi tối. Từ 11 giờ đêm hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau là đỉnh điểm của quá trình bài tiết hoóc-môn này, sau đó lượng bài tiết sẽ giảm dần và ngừng hẳn vào khoảng 8 giờ sáng. Nếu tắm nước nóng xong đi ngủ ngay, sẽ làm chậm quá trình tiết hoóc-mon mê-la-tô-nin, khiến chúng ta khó ngủ. Có thể đã ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ không cao và sẽ thường xuyên nằm mơ.
Cách làm thông minh là sắp xếp thời gian tắm và ngủ một cách khoa học. Nên tắm ít nhất là một tiếng nữa trước khi đi ngủ, tắm xong có thể lên giường đọc tạp chí, uống một cốc sữa tươi, hoặc trò chuyện với người thân. Làm như vậy cho đến giờ đi ngủ, nhiệt độ cơ thể vừa vặn giảm đến nhiệt độ thích hợp cho giấc ngủ, giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng cao và thoải mái.
Ngoài ra, tắm trước khi ngủ cũng phải chú ý, nhiệt độ nước phải tiếp cận nhiệt độ cơ thể, tức là từ 35 đến 37 độ C, nước quá nóng dễ dẫn tới thiếu ô-xi, nước quá lạnh có thể khiến co mạch máu, ảnh hưởng tới quá trình phát tán nhiệt lượng. Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, tốt nhất là 15 phút/lần. Rửa mặt trước, sau đó tắm toàn thân, cuối cùng mới gội đầu.
Theo CRI, 6/4/2011
No comments:
Post a Comment