May 24, 2011

Những bệnh vùng kín hay gặp ở bé gái

Thói quen hay ngồi xổm, thường xuyên thủ dâm hoặc có giun kim, bị kiết lỵ... có thể gây viêm nhiễm vùng kín ở bé gái mà ít bà mẹ biết.

Do buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. Cụ thể, vùng kín của bé dễ bị kích ứng môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng... Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

Vì những lý do trên, âm hộ và âm đạo của bé gái thường bị viêm do các vi trùng đường ruột, thậm chí vi trùng đường hô hấp và cả ký sinh trùng như giun kim. Ngoài ra cũng phải kể đến các dị vật do bé đút vào âm đạo, các loại hóa chất và các bệnh da liễu khác.

Để phòng tránh các bệnh này cho bé, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Các biểu hiện khi bé gái bị viêm nhiễm vùng kín

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm âm đạo là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có ​​thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn).

Viêm âm đạo và âm hộ không đặc hiệu: thường gặp ở những bé gái không được vệ sinh đúng cách. Dịch tiết thường thấy ở đáy quần đặc trưng bởi màu xanh lá cây hoặc màu nâu, đi kèm với một mùi khó chịu và dịch âm đạo có pH 4,7-6,5. Đây là loại viêm âm đạo chủ yếu do vi khuẩn đường ruột (phân). Quần áo, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng hoặc chất tẩy rửa dùng để tắm hoặc rửa cũng có thể gây kích ứng.

Viêm âm hộ và âm đạo không đặc hiệu trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính, tạo tâm lý lo lắng cho trẻ em và cả cha mẹ.

Các nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở trẻ:

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Bình thường, sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của trẻ tạo được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, một số trẻ nhận được lượng estrogen rất ít, khiến âm đạo khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.

Viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus

Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm trùng do một loại virus tên là Poxvirus, thường xảy ra ở trẻ em khoảng 5 tuổi, hoặc nhóm 15 đến 29 tuổi khi bị suy giảm miễn dịch. Âm đạo có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-7 tuần.

Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố

Là một bệnh mãn tính teo da, biểu hiện đặc trưng là có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín. Với hầu hết trẻ, bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi. Khi có kinh, bệnh có thể được cải thiện, mặc dù thường là quá trình bệnh vẫn tiếp tục. Trẻ mắc bệnh này có thể bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo. Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan với rối loạn tự miễn.

Điều trị bổ sung vitamin A kèm theo estrogen

Viêm âm hộ vùng da tiết bã

Căn bệnh này có liên quan với sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu. Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

Viêm âm hộ do viêm da dị ứng

Triệu chứng là ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng. Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc. Nó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến

Bệnh này thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể. Người ta có thể quan sát thấy tổn thương dày, dính, màu bạc xung quanh tam giác mu.

Viêm âm đạo do giun kim

Giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% ​​các em gái có có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.

Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và cũng có lúc gây ra máu ở đường âm đạo.

Dính môi nhỏ

Dính môi nhỏ gặp ở các bé gái từ khoảng dưới 6 tuổi, do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ và cần điều trị. Ở tuổi dậy thì, độ pH thay đổi, do đó làm mất xu hướng dính các môi nhỏ.

Các dị vật âm đạo

Dị vật âm đạo gây chảy máu âm đạo ở bé gái. Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của một dị vật. Việc chẩn đoán có thể cần đến X-quang hoặc siêu âm bụng. Các dị vật phổ biến nhất trong âm đạo là giấy vệ sinh.

Vương Linh

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/04/nhung-benh-vung-kin-hay-gap-o-be-gai/

No comments: