VỆ SINH MÁY GIẶT
- Khi vệ sinh máy: Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.
- Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩm bám đóng: Cần đóng vòi nước và bật công tắc nguồn, chọn cả nước nóng và lạnh rồi ấn nút START/PAUSE để rút hết nước trong vòi, sau đó tắt điện, rút phích cắm của máy và lấy phin lọc ra khỏi van. Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp phin lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.
- Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Công việc này cần được thực hiện thường xuyên. Tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ.
- Vệ sinh vỏ máy bơm (với các model có bơm xả nước): Cần tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.
- Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng: Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.
CHĂM SÓC MÁY ĐIỀU HÒA
1. Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí.
Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nươc rồi cắm vào mặt máy lắp lại.
2. Bảo vệ tốt phiến tỏa nhiệt của bộ ngưng tỏa lạnh và bộ tỏa nhiệt.
Các phiến tỏa nhiệt của bộ ngưng tỏa lạnh và bộ tỏa nhiệt. Các phiến tỏa nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm.
Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả tỏa nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.
3. Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lajnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dẫn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hòa không thể lạnh được.
4. Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy.
5. Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực ủa hệ thống chưa đạt yêu cầu.
Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhảy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hòa nhiệt độ.
6. Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC).
Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm.
Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH
Căn cứ vào các chỉ dẫn ghi bên ngoài tủ lạnh các bà nội trợ nên để thực phẩm vào đúng vị trí và ở nhiệt độ cần thiết.
Ký hiệu chỉ độ lạnh:
* = - 6 C
** = -12 C
*** = -18 C
Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ.
Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông (đông lạnh) nơi có nhiệt độ thấp hơn -6 C.
Phần lớn các loại rau quả như: cà chua, khoai, chanh, chuối, đu đủ... cần bảo quản dưới 6 C. Bảo quản trong túi nylon để chống bay hơi bề mặt, khô héo, làm giảm mùi vị cũng như chất lượng.
Ngăn dưới của tủ lạnh thường dùng để bảo quản các loại rau, hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1-2 ngày đặc biệt là thịt cá hoặc những thực phẩm chế biến từ thịt cá.
Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát, bơ, sữa, thịt, cá... cần được sử dụng trong túi nylon hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ.
Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong hộp có nắp đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh. Vì nếu không có nắp đậy, khi mất điện tuyết trong tủ sẽ rơi vào thức ăn, đồng thời nhiệt độ sẽ tăng dần lên khiến thức ăn sẽ bị thiu.
Hơn nữa, nếu là thức ăn mặn, hơi mặn sẽ bay lên gây hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.
MẸO LÀM SẠCH NHANH LÒ VI SÓNG
Bước 1: Tháo mặt xoay hoặc khay
Nếu lò vi sóng của bạn có một khay hay mặt xoay di động, hãy lấy nó ra rồi rửa bằng nước ấm và nước rửa bát.
Thức ăn vẫn bị dính ư? Bạn có thể chà rửa một cách an toàn với nước ấm và chút soda.
Hãy cẩn thận khi cầm khay hay mặt xoay bằng kính bởi chúng có thể trở nên trơn trượt trong nước xà phòng.
Bước 2: Tạo hỗn hợp làm sạch
Đổ 2 đến 3 chén nước vào một bát thủy tinh lớn. Thêm nửa thìa nước cốt chanh. Trong trương hợp không có nước cốt chanh, bạn phải làm thế nào? Nửa quả cam hoặc nửa ly dấm sẽ có tác dụng thay thế. Bất kỳ thành phần nào trong những nguyên liệu trên không những đều hiệu quả trong việc loại bỏ thức ăn bám chặt trong lò vi sóng mà chúng còn để lại mùi thơm tươi mát.
Bước 3: Đun sôi hỗn hợp làm sạch trong lò
Đặt bát chứa hỗn hợp làm sạch vào lò vi sóng, đóng cửa và cho hoạt động ở chế độ cao đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi.
Hãy đun sôi nó trong khoảng 1-2 phút, cho đến khi có hơi nước xuất hiện bên trong ô kính, sau đó tắt lò vi sóng.
Bạn nên để bát chứa hỗn hợp ấy bên trong lò vi sóng trong 15 phút trước khi lấy ra để hơi nước có thể làm sạch thức ăn bám và bụi bẩn còn sót lại.
Bước 4: Lau sạch bên trong lò vi sóng
Sử dụng một miếng vải hoặc bọt biển ẩm, lau sạch bên trong lò vi sóng cho đến khi sạch hẳn.
Nếu những vụn thức ăn cứng đầu vẫn còn bị dính lại, bạn có thể xịt một chút soda vào miếng bọt biển và chà rửa. Sau đó, bạn để lò vi sóng khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn sạch trước khi đặt mặt xoay hoặc khay trở lại bên trong lò.
Nguồn: http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn
No comments:
Post a Comment