Bài 1. 8 thói quen ăn uống có thể giúp bạn sống lâu
1, Uống hai cốc nước trước khi ăn cơm. Như vậy, không những có thể khiến cơ thể luôn được giữ trạng thái "đủ nước", mà còn có thể khống chế lượng thức ăn. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy, uống hai cốc nước trước khi ăn cơm có thể giảm cảm giác đói và lượng hấp thu thức ăn, phát huy vai trò giảm béo.
2, Uống một cốc nước to sau khi ăn các thức ăn nhanh. Lượng ca-lo và muối trong thức ăn nhanh thường vượt tiêu chuẩn rất nhiều. Mặc dù chúng ta không thể giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể, nhưng một cốc nước to có thể giúp bạn pha nhạt nồng độ Na-tri trong cơ thể, giúp bạn tránh xa bệnh cao huyết áp.
3, Không bỏ lỡ cơ hội ăn hành tây. Khi ăn rau, rất nhiều người nhặt bỏ hết hành tây. Làm như vậy là sai lầm lớn. Hành tây chứa nhiều chất chống ô-xi hoá như vi-ta-min, khoáng chất, can-xi, phốt-pho, sắt v.v, giúp phòng chống bệnh tim mạch. Vì vậy, chúng ta nên tạo thói quen ăn hành tây. Đặc biệt là khi ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe như đồ nướng, hành tây khi đó sẽ là "rau cứu mạng" của bạn.
4, Dùng nước lạnh pha trà đen. Nghiên cứu mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, so với rau xanh và cà-rốt, trà đen cũng có rất nhiều chất chống ô-xi hoá, có thể giúp bạn chống lại sự xuất hiện của các nếp nhăn hay bệnh ung thư một cách hữu hiệu. Nước lạnh có thể khiến các chất có ích trong trà không bị phân hủy và tiết ra từ từ, việc mà bạn phải làm là đợi một lát.
5, Ăn thêm đúng giờ. Dậy muộn có thể là lý do để bạn không ăn sáng, nhưng bữa ăn thêm lúc 3 giờ chiều thì không có cớ gì để thoái thác. Bổ sung dinh dưỡng giữa bữa trưa và bữa tối, có thể giúp bạn vượt qua thời gian mệt mỏi nhất trong ngày. Sữa chua, hoa quả, bánh quy đều là sự lựa chọn khá tốt.
Bài 2. Kiên trì làm 10 việc có thể sống hơn 85 tuổi
Thói quen sinh hoạt hàng ngày có liên quan chặt chẽ tới tuổi thọ của chúng ta. Chuyên gia y học nêu rõ, làm được 10 bước như sau thì có thể sống hơn 85 tuổi.
Bước 1: Tránh xa các chất gây ung thư. Ít nhất phải làm được 2 điểm: một là cai thuốc, hai là bôi kem chống nắng. Mỗi ngày không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào người quá 15 phút, khi ra ngoài phải bôi kem chống nắng, đề phòng ung thư da.
Bước 2: Thay đổi cách ăn uống. Cách ăn uống tốt nhất là: uống nhiều nước; tránh ăn quá no, uống quá nhiều, tránh sử dụng ma tuý hay các loại dược phẩm gây nghiện, cồn, ca-phê-in v.v; hạn chế bổ sung quá nhiều ca-lo, cơm ăn no 7 phần, ăn nhiều cá biển nước sâu.
Bước 3: Ngồi xổm khi đại tiện. Ngồi xổm là tư thế đại tiện tự nhiên nhất, dễ tiếp sức cho phần bụng hơn so với tư thế ngồi, vì vậy sẽ giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư ruột và trĩ.
Bước 4: Ăn các chất chống ô-xi hoá. Cụ thể như sau: mỗi ngày uống 5 cốc trà xanh, ăn 1 miếng sô-cô-la đen, uống 1 ly rượu vang đỏ hay ăn nho đỏ cũng có tác dụng tương tự; đảm bảo mỗi ngày ăn 5 loại hoa quả và rau xanh.
Bước 5: Giảm sức ép. Nắm bắt 8 bí quyết giảm sức ép: có bạn bè thân hữu hoặc bạn trăm năm; hít một hơi sâu khi cảm thấy sức ép lớn; cố gắng xoá bỏ cảm giác sợ hãi; Giữ thái độ lạc quan với quan điểm "ít nhất tôi vẫn còn nửa cốc nước"; tích cực cố gắng làm việc, tham gia các hoạt động tình nguyện và công ích; thường xuyên tươi cười niềm nở có thể tăng tuổi thọ thêm 7 năm; cuộc sống có mục tiêu.
Bước 6: Lúc yên hàn lo đận nguy nan. Thứ nhất, phải đề phòng xảy ra sự cố bất ngờ. Trước khi qua đường, phải nhìn trước nhìn sau; Vào công trường đang thi công phải đội mũ bảo hiểm. Thứ hai, tránh xa tất cả hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm thương vong. Thứ ba, kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm, kịp thời chữa trị khi có bệnh.
Bước 7: Kiên trì tập luyện. Mỗi ngày tập luyện 30 phút, vận động đơn giản nhất là đi bộ, nếu mỗi ngày đi bộ khoảng 3 km, nguy cơ tử vong do bệnh tật sẽ giảm một nửa.
Bước 8: Sống đến già, học đến già. Giáo dục tốt có liên quan mật thiết với tuổi thọ. Muốn sống lâu, ngoài việc thường xuyên tập luyện, ăn uống điều độ và không hút thuốc ra, còn phải không ngừng đọc sách, tiếp thu những trí thức mới.
Bước 9: Ấn định thời gian ngủ. Nhất định không được thay đổi thời gian đi ngủ và thức giấc, duy trì thời gian giấc ngủ cũng quan trọng không kém. Thói quen ngủ vào thời gian cố định giúp cơ thể được thư giãn, bổ sung năng lượng.
Bước 10: Động não suy nghĩ. Thường xuyên động não suy nghĩ, không những có lợi cho việc đưa ra sự lựa chọn tốt hơn, mà còn giúp cho sống lâu. Thường xuyên động não suy nghĩ có lợi cho đề phòng chứng bệnh sa sút trí tuệ ở người già.
6, Ấn định lượng nước uống hàng ngày. Công việc bận rộn khiến bạn thấy miệng khô, đến lúc đó mới nhớ ra cả buổi sáng bạn chưa uống nước. Hãy đổ đầy một chai 1.5 lít nước để trên bàn làm việc, đặt ra quy định cho bản thân phải uống hết chai nước mới được rời khỏi cơ quan.
7, Ăn nhiều rau chấm nước tương. Không chỉ thịt nướng mới có lượng ca-lo cao, mà nước chấm cũng có một lượng ca-lo cần thiết vốn rất tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể múc nước chấm pha sẵn vào một bát nhỏ, sau đó chấm cùng rau tươi đã thái sẵn, cũng có thể ăn bằng cách trộn sa-lát rau.
8, Một số món rau phải nấu kèm "thịt". Ăn nhiều mỡ không tốt cho sức khoẻ, nhưng không ăn tí nào lại càng không tốt. Bí đỏ, cà-rốt có nhiều chất beta-carotene, vì vậy, không nên ăn quá thanh đạm, dùng mỡ xào hoặc làm món rau trộn đều được. Nếu ăn cháo bí đỏ, thì nên ăn các món rau khác có mỡ, như vậy các chất có thể gặp nhau ở ruột và dạ dày.
Bài 3. Bí quyết giữ sức khoẻ bằng 10 thói quen 3 phút
1. Tức giận không quá 3 phút
Nhà sinh lý học Mỹ sau khi nghiên cứu phát hiện, khi chúng ta tức giận 10 phút thì tinh lực tiêu hao bằng tham gia cuộc thi chạy 3000 mét. Điều nghiêm trọng hơn là, phản ứng sinh lý khi tức giận cực kỳ mạnh, nội tiết tố phức tạp hơn bất cứ trạng thái tâm lý nào, hơn nữa lại có độc tính. Vì vậy, những người hay tức giận rất khó sống lâu.
Khi tức giận, trong chốc lát huyết áp tăng cao, những người sức khoẻ yếu, nhất là người già, rất dễ bị xuất huyết não, bệnh tim và nhồi máu cơ tim. Cho nên, không nên tức giận quá 3 phút, cho dù có bực mình thì cũng nên nhanh chóng trút bỏ sự bực dọc trong lòng, cố gắng giữ sự ổn định của trạng thái tâm lý.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ khi tập luyện là 3 phút
Rất nhiều người từng hơn một lần thở hổn hển khi tập luyện, lúc đó nên nghỉ một lát. Thực ra, chỉ cần 3 phút ngắn ngủi, cơ bắp của chúng ta sẽ được bổ sung năng lượng một cách đầy đủ, để chuẩn bị cho việc tập luyện tiếp theo.
Nghiên cứu của Chuyên gia y học cho thấy, đối với những môn thể thao đòi hỏi vận động cường độ mạnh như bóng rổ, cầu lông v.v mà nói, chỉ cần nghỉ giữa giờ 3 phút ngắn ngủi cũng đủ rồi. Vì như vậy, không những không để cơ thể có thời gian hạ nhiệt độ, đề phòng xuất hiện các tổn thương khi vận động như chuột rút, bong gân, tổn thương cơ bắp v.v, mà còn có thể lợi dụng thời gian nghỉ bổ sung nước và năng lượng, giúp cơ bắp được nghỉ ngơi vừa đủ, có lợi cho tập luyện trong thời gian dài hơn.
3. Mỗi ngày thở bằng bụng 3 phút
Dung lượng phổi trung bình của con người lớn bằng hai quả bóng đá, nhưng rất nhiều người do hay thở gấp, khiến không khí không thể vào đến phần cuối của lá phổi, khiến lượng khí trao đổi ít, cho nên, đa số chúng ta chỉ sử dụng 1/3 lá phổi trong suốt một đời.
Huấn luyện viên bơi lội Học viện Thể dục thể thao Thủ Đô Vương Tranh đề nghị, ở ngoài trời không khí trong lành, mỗi ngày nên thở bằng bụng 3 phút. Phương pháp cụ thể là: hít từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, cho đến khi bụng phình lên, lại tiếp tục hít vào, khiến cả lá phổi đầy khí. Quá trình này thông thường phải mất 5 đến 10 giây, sau khi nín thở giữ hơi 2 đến 3 giây mới thở ra từ từ, sau đó lại tiếp tục lần thở tiếp theo.
4. Đánh răng trong 3 phút
Đánh răng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 phút và nên đánh răng khoảng 3 phút sau bữa ăn.
Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là phải đánh được hết mặt trong và mặt ngoài của răng. Có khoảng hơn 80 bề mặt răng cần phải chải sạch. Thế nhưng, một chiếc bàn chải trong cùng một lúc chỉ có thể đánh được 2-3 chiếc răng, vì vậy mỗi lần đánh răng khoảng 3 phút mới có thể đảm bảo chải sạch tất cả hàm răng.
Nếu bạn thấy trong 3 phút đánh răng quá nhàm chán, thì có thể nghe bản tin buổi sáng, buổi tối thì nghe nhạc, vừa nghe vừa đánh răng. Ngoài ra, thời điểm đánh răng tốt nhất là 3 phút sau bữa ăn, tránh để vi khuẩn ngấm sâu vào bề mặt răng, phòng ngừa sâu răng.
5. Nước sôi rồi đun thêm 3 phút
Thí nghiệm chứng thực, nước sôi rồi lại đun thêm 3 phút có thể sẽ khiến hàm lượng chất có hại giảm đến tiêu chuẩn nước uống an toàn nhất, là "nước sôi" thực sự.
Cho nên, Giáo sư Đại học Nông nghiệp Trung Quốc Khương Vi Ba đề nghị, khi nước lấy từ vòi ra nên để một lúc rồi mới đun, sau đó đợi khi nước sắp sôi thì mở nắp ấm ra, cuối cùng sau khi nước sôi, đun thêm 3 phút mới tắt lửa, như vậy có thể khiến những chất có hại trong nước tiêu tán hết.
6. Ăn nóng và uống lạnh phải cách nhau 3 phút
Mùa đông giá rét, cùng bạn bè thân hữu ngồi ăn lẩu và uống từng ngụm bia hay nước ngọt lạnh là điều hết sức thú vị. Tuy nhiên, như vậy sẽ không tốt cho ruột và dạ dày và khiến huyết áp tăng cao.
Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh Tôn Ninh Linh cho biết, sau khi ăn nóng, huyết quản sẽ giãn ra, nếu lại uống nhiều nước lạnh, huyết quản sẽ co mạnh, huyết áp tăng cao, xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, đầy bụng v.v. Cách ăn uống như vậy cực kỳ nguy hiểm đối với những người hơi cao huyết áp.
Cho nên, trong thời gian ngắn tốt nhất là không nên ăn thức ăn có nhiệt độ tương phản quá lớn. Khi ăn xong thức ăn nóng, muốn uống nước lạnh giải khát, thì nên đợi sau 3 phút, như vậy mới có thể giảm thiểu kích thích đối với dạ dày.
7. Hãm trà trong 3 phút
Mọi người đều biết uống trà, nhưng chưa chắc biết cách pha trà. Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu lá trà Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc Giang Dụng Văn đề nghị, tốt nhất là tráng trà qua nước sôi trước, sau đó hãm trà khoảng 3 phút, nhiệt độ nước tốt nhất là 70 đến 80 độ C, như vậy màu sắc và vị nước trà mới thơm ngon.
Nếu lá trà ngâm lâu trong nước nóng, sẽ khiến nước trà bị nồng và có vị chát.
Ngoài ra, như vậy không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của lá trà và hương thơm của nước trà, mà còn khiến chất có hại tăng lên. Hãm trà trong 3 phút, ca-phê-in trong lá trà gần như tiết ra hết, nước trà lúc đó có thể khiến đầu óc tỉnh táo nhất.
8. Xoa nhẹ khoé mắt 3 phút sau khi nhỏ thuốc mắt
Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện Hiệp Hoà Bắc Kinh Lý Oánh cho biết, nhỏ thuốc mắt đúng cách là: ngồi hay nằm ngửa, đầu hơi ngửa về phía sau, mắt nhìn lên, dùng ngón tay trái nhẹ nhàng kéo mí mắt dưới, tay phải cầm lọ thuốc mắt, nhỏ 1 đến 2 giọt vào mí mắt, nhỏ xong nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ xoa nhẹ khoé mắt 3 phút. Như vậy sẽ kéo dài thời gian thuốc nhỏ mắt lưu giữ trên bề mặt nhãn cầu, giúp thuốc phát huy đầy đủ hiệu quả.
9. Sau khi ngủ dậy nằm trên giường thêm 3 phút
Số liệu thống kê cho thấy, trong các trường hợp bị trúng gió và đột quỵ, thì gần 25% tỷ lệ phát bệnh là vào buổi sáng sớm, thời điểm này bị coi là "thời gian ma quỷ" trong ngày.
Chuyên gia y học đề nghị những người già và trung niên bị bệnh huyết áp cao và bệnh tim mạch, khi thức dậy không nên vội vàng đứng dậy ngay, nên nằm nhắm mắt dưỡng thần trên giường 3 phút rồi mới dậy. Có thể giữ nguyên tư thế nằm thẳng, cũng có thể tập vài động tác vận động 2 chân 2 tay và cổ, như vậy huyết áp sẽ không bị thay đổi lớn.
10. Đi vệ sinh không quá 3 phút
Rất nhiều người thích đọc sách khi đi vệ sinh, thậm chí có người khi trang trí nội thất, còn bố trí giá sách báo trong nhà vệ sinh.
Chuyên gia y học nhấn mạnh, khi đại tiện, đường ruột phải chịu sức ép lớn từ mười mấy đến hàng chục ki-lô-gam/cm2. Đọc sách hay hút thuốc, chắc chắn sẽ khéo dài thời gian đại tiện. Nếu thường xuyên như vậy, sẽ dẫn tới mắc các chứng bệnh như táo bón, trĩ v.v. Vì vậy, thời gian đi vệ sinh tốt nhất khống chế trong khoảng 3 phút.
Theo CRIonline, copy ngày 15/4/2011
Đọc sách trong toilet rất dễ mắc bệnh
“Con gái tôi có thói quen mỗi khi đi tiêu là đem theo sách vào nhà vệ sinh ngồi đọc. Xin hỏi thói quen này có ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ?”. (MỘT BẠN ĐỌC Ở TP.HCM)
ThS.BS Dương Phước Hưng, trưởng phân khoa hậu môn – trực tràng, bệnh viện đại học Y dược TP.HCM: Thói quen đọc sách trong khi đi cầu là thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khoẻ. Đầu tiên, do chăm chú đọc nên sẽ quên động tác đi cầu là rặn. Có khi vì cố gắng tiếp tục đọc những đoạn hấp dẫn nên sẽ ngồi rất lâu mà không đi cầu. Ngồi lâu như vậy trên bàn cầu (vốn không phải ghế ngồi) sẽ gây chèn ép vào thần kinh và mạch máu mặt sau đùi, dẫn đến tê cả chi dưới, thiếu máu chi dưới và hồi lưu máu tĩnh mạch kém đi. Thêm vào đó, bàn cầu không có chỗ tựa nên ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
Mải mê đọc sách trong nhà cầu còn dẫn đến tình trạng táo bón, sa trĩ do ngồi lâu và rặn nhiều. Trong một tổng kết về thói quen đọc sách, báo trong nhà cầu của người Anh, có kết luận đọc sách, báo là nguyên nhân của phát hiện muộn ung thư trực tràng vì khi đọc, bệnh nhân không chú ý đến sự thay đổi hình dạng, kích thước khối phân và dấu hiệu chảy máu khi đi cầu. Sau khi đi xong cũng thường bấm nút xả nên không phát hiện các thay đổi trên.
Theo SGTT.VN, 23/4/2011
No comments:
Post a Comment