Jan 30, 2011

10 bài thuốc trị tăng mỡ máu

Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận…

Tương đồng với y học hiện đại, những dấu hiệu trên cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, hội chứng rối loạn tiền đình...

Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc thật đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả điều trị tốt trong các trường hợp mỡ máu tăng cao.


Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày.

Tác dụng của ngưu tất làm giảm cholesterol và triglycerit đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và kết luận, đã được áp dụng vào điều trị ở Việt Nam trong vài chục năm nay.

Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng dưới dạng chè thuốc nên rất hay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài.

Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.

Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi.

Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ!

Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý!

Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng.

Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại.

Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn.

Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.

Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.

Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch.

Rất mong các bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằâng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Các doanh nhân, người làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu... cũng nên áp dụng ngay khi mỡ máu của mình chưa cao! Đó cũng là một nguyên tắc “Phòng còn hơn chống” trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe.


BS. Quách Tuấn Vinh
( Báo SK&ĐS)

Một số bài thuốc Đông y trị mỡ máu cao



Mỡ máu cao là tình trạng thành phần mỡ trong huyết tương (cholesterol, triglycerid, phospholipid) cao hơn bình thường, thường gặp ở người cao tuổi, liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch não, tiểu đường...

Đông y quy bệnh mỡ máu cao (tăng lipid huyết) vào phạm trù các chứng “đàm thấp”, “trọc trơ”. Tùy thể bệnh mà lương y cho dùng bài thuốc phù hợp:

Thể thấp nhiệt uất kết

Người nóng, khát nước, tiểu ít, người phù, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch hoạt sác, lipid huyết cao, người khỏe.

Bài thuốc: Bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, nhẫn đông đằng, ý dĩ đều 10-15 g. Hà diệp, cúc hoa, râu ngô đều 10-12 g; hoạt thạch 20-30 g sắc trước, cam thảo 4 g, thảo quyết minh tươi (hạt muồng tơi) 20 g, sắc uống.

Thể khí trệ huyết ứ

Người bệnh có lipid huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch huyền.

Bài thuốc: Sinh địa, đương quy, bạch thược đều 12-16 g. Đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ đều 10-12 g, đan sâm 12 g; hồ hoàng, sung úy tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung đều 8-10 g.

Thể tỳ hư đàm thấp

Lipid huyết cao, chân tay mệt mỏi, chán ăn, bụng đầy, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt.

Bài thuốc: Đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự đều 10-12 g. Trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (củ nghệ vàng) đều 6-10 g; bạch phàn 2 g (tán bột hòa rượu uống), trích thảo 3 g sắc uống.

Thể tỳ thận lưỡng hư

Thường gặp ở người cao tuổi lipid huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối nhức mỏi, ù tai hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch trầm tế vô lực.

Bài thuốc: Hà thủ ô đỏ 10-12 g, thỏ ty tử 12-15 g, nữ trinh tử 10-12 g, tiên linh tỳ 10 g, sinh địa 10-12 g, bạch truật 10 g sắc uống.

Ngoài ra, trong nhân dân còn có một số bài thuốc kinh nghiệm như:

- Cuống bí ngô 300 g, sơn tra 30 g sắc uống.

- Cà rốt 1 củ, lạc 30 g. Nấu ăn ngày 1-2 lần.

- Vỏ dưa hấu 60 g, lô căn (rễ sậy) 30 g. Sắc uống.

- Rau hẹ, sơn tra, đào nhân đều 15 g, sắc uống ngày 1-2 lần.

(Theo SK&ĐS)


Chữa bệnh mỡ máu bằng bột ngô, gạo tẻ



Đơn thuốc & cách dùng:

Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo. Cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi thành cháo, có thể ăn thường xuyên. Có tác dụng: điều trị hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tắc động mạch cơ tim và tắc tuần hoàn máu, người mắc bệnh mỡ trong máu cao.

Dược sỹ. chothuoc24h

Ăn hành tây đỏ giảm cholessterol



Các nhà nghiên cứu Hong Kong cho biết. Hành tây màu đỏ có kích thước rất khiêm tốn nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng bệnh tim.

Họ đã phát hiện ra rằng loại rau gia vị vốn phổ biến trong các món ăn của người Địa Trung Hải và Ấn Độ có thể giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, hành tây đỏ còn giúp giữ lại cholesterol tốt cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học Hong Kong đã cho những con chuột hamsters đang có chế độ ăn nhiều cholesterol ăn hành khô cắt nhỏ. Họ nhận thấy sau 8 tuần mức độ cholesterol hay còn gọi là LDL giảm trung bình là 20%. Cùng với đó, mức độ cholesterol tốt (HDL) tăng cao.

No comments: