"Cơm không rau như đau không thuốc", nhưng không phải cứ ốm thì dùng thuốc và uống lúc nào cũng được. Nếu bạn biết rõ thời điểm uống thuốc tốt nhất sẽ giúp tăng hiệu quả của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ của nó.
1. Uống thuốc vào buổi sáng khi bụng còn đói
Khi bụng đói, uống các loại thuốc bổ sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ nhanh và tăng hiệu quả của thuốc.
2. Uống thuốc giữa hai bữa ăn
Phù hợp với các loại thuốc trị bệnh viêm khuẩn, thường uống vào lúc bụng không đói cũng không no. Điều này sẽ có lợi cho việc thuốc nhanh chóng thâm nhập vào đường ruột và giữ được nồng độ của thuốc cao, phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả hơn, lại không gây bào ruột, ợ nôn khó chịu hoặc ngộ độc.
3. Uống thuốc trước bữa ăn 30-60 phút
Đây là cách uống phù hợp cho các loại thuốc đường ruột, thuốc chống nôn, thuốc chống viêm nhiễm đường ruột, thuốc giảm đau. Loại thuốc này uống trước khi ăn cơm có thể phát huy được hiệu quả cao nhất. Đối với các loại thuốc đông y cũng có thể uống trước bữa cơm để không bị thức ăn gây cản trở.
4. Uống ngay trước khi ăn cơm
Áp dụng cho các loại thuốc về đường tiêu hóa giúp phát huy được hiệu quả nhanh.
5. Uống thuốc sau bữa ăn 15-30 phút
Sau bữa ăn, trong dạ dày đã chứa thức ăn có thể giảm sự kích thích của thuốc. Đặc biệt đối với những loại thuốc kháng sinh có tính kích thích mạnh đường ruột, uống sau khi ăn cơm có tác dụng cao hơn.
6. Uống thuốc theo giờ quy định.
Phương thức uống này đối với các loại thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm, hấp thụ nhanh và bài tiết nhanh. Cách một khoảng thời gian nhất định cho một lần uống thuốc giữ nồng độ thuốc cao và đem lại hiệu quả nhất định cho cơ thể.
7. Uống thuốc trước khi đi ngủ 15-30 phút
Phù hợp với các loại thuốc ngủ, chỉ sau nửa giờ là có hiệu quả ngay. Đối với các loại thuốc chống tả thường có hiệu quả sau 8-10 giờ, tức có tác dụng vào sáng hôm sau, nếu bạn uống thuốc trước khi đi ngủ.
8. Uống thuốc khi cần thiết
Thường áp dụng cho các loại thuốc giảm đau và uống khi bạn cảm thấy đau.
No comments:
Post a Comment