Jan 13, 2011

Thực đơn của bé 6 tháng tuổi (6 bài)

Thức ăn đặc đầu tiên của em bé phải thực sự lỏng


Đối với các bé từ 5 đến 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu quan sát các dấu hiệu cho thấy con bạn đã sẵn sàng phát triển chế độ ăn uống của bé. Bởi vì bây giờ, bé cứng cổ. Bé còn có thể bắt đầu cho bạn thấy rằng bé quan tâm đến thức ăn, nhìn vào các khẩu phần ăn của người khác và có khả năng với lấy đĩa thức ăn của bạn. 


Tất nhiên, điều này không có nghĩa là đã đến lúc để con bạn ngồi với một con dao và một chiếc nĩa. Thức ăn dặm của con bạn không hoàn toàn đặc; trên thực tế, bất kỳ thức ăn dặm đầu tiên nào cũng cần loãng. Thức ăn phổ biến nhất là bắt đầu từ ngũ cốc làm từ gạo có bổ xung sắt, loại thức ăn này giúp bé dễ dàng tiêu hoá và và ít gây ra phản ứng dị ứng.


Để bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn hãy hoà một muỗng cà phê bột ngũ cốc với 4 hoặc 5 thìa sữa mẹ, sữa pha theo công thức, hoặc nước ấm. Bạn có thể sử dụng một chiếc thìa cho em bé ăn, nhưng các chuyên gia khuyên bạn sử dụng ngón tay của bạn để cho em bé ăn. Bạn hãy nhúng đầu ngón tay của bạn vào bát bột và đưa cho con bạn mút. Bạn đừng mong đợi rằng bé ăn nhiều ngay một lúc - dạ dày nhỏ xíu của bé cần ít thực phẩm, và hầu hết các dinh dưỡng cung cấp cho bé đều lấy từ sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức cho những tháng sắp tới.


Loại thực phẩm khác mà bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm gồm có chuối, lê xay hoặc nước ép, và nước táo ép.


Nguồn: Baby Center
Biên dịch: Ngô Thu Hiền


Thực đơn của bé 7 đến 8 tháng tuổi


Thời gian dành cho thức ăn để nhón ăn


Khoảng 7 tháng tuổi, con bạn bắt đầu phát triển các kỹ năng cần thiết để tăng món ăn của mình. Bé đã bắt đầu thử cầm các đồ vật bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái, một kỹ năng được gọi là "kỹ năng càng cua" (mặc dù bé cần phải mất vài tháng để thực sự điều khiển kỹ năng này, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải giúp bé trong việc cho bé ăn các thực thẩm để nhón ăn đầu tiên.) Bé còn tiếp tục ngậm mọi thứ và bé có thể cầm được, một dấu hiệu khác cho thấy bé sẵn sàng mở rộng chế độ ăn uống.


Hầu hết trẻ bắt đầu nhón lấy thức ăn trên đĩa của người khác khi bé 8 tháng tuổi. Các em bé không phải là người khiếm nhã, mà chỉ vì bé đang cố gắng bắt chước cách bạn ăn uống. Do đó, bé có thể cầm thìa để bé có thể tự ăn được một chút thức ăn gì đó. Hãy thử để cho bé cầm một chiếc thìa trong khi bạn đang cho bé ăn bằng một chiếc thìa khác. Bé bắt đầu bắt chước bạn nhai, chuyển thức ăn từ hàm trái sang hàm phải và ngược lại. Khi bé chưa đủ răng để nhai thực sự, thì tốt nhất bạn hãy cho bé cầm những thức ăn ninh nhừ và mềm.


Những loại thức ăn mềm, nhừ mà bạn có thể cho bé ăn như cà rốt hầm nhừ, khoai tây hầm, bí, đào, lê và cơm.


Nguồn: Baby Center.
Biên dịch: Ngô Thu Hiền


Khoai lang, cà rốt và củ cải


Cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên


Các loại rau có củ thường là thức ăn lý tưởng cho trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm bởi vì chúng có vị ngọt tự nhiên và rất mịn khi tán nguyễn. Khoai lang có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại khoai tây thông thường, rất giàu betacarotene - là một loại thực vật có nhiều vitamin A.


Thành phần: (chuẩn bị cho 5 phần ăn)


- 175g / 6oz khoai lang đã gọt vỏ và xắt nhỏ


- 175g / 6oz cà rốt đã gọt vỏ và xắt nhỏ


- 100g / 4oz củ cải


Cách chế biến:


Cho khoai lang, cà rốt và củ cải đã gọt vỏ và xắt nhỏ vào nồi, thêm 300ml nước sôi. Đun ở nhiệt độ trung bình cho tới khi chín mềm (khoảng 20 phút). Dùng muỗng tán nhuyễn. Nếu muốn sánh hơn, bạn có thể chế thêm một chút sữa thường dùng cho bé.


Hoặc, bạn có thể luộc chín khoai lang, cà rốt và củ cải cho đến khi chín mềm, dùng muỗng tán nhuyễn cùng với nước đã đun sôi. Bạn cũng có thể chế thêm một chút sữa thường dùng của bé cho sánh.


Bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.


Nguồn: www.annabelkarmel.com
Biên dịch: Minh Nguyệt (Brightmoon)


Rau củ hầm nhừ, tán nhuyễn


Cho trẻ 4-6 tháng tuổi


Nguyên liệu: 350g / 12oz cà rốt đã gọt sạch vỏ và xắt miếng.


Cách chế biến: Bỏ cà rốt vào một nồi hầm đã có sẵn nước đun sôi và nấu trong vòng 15 đến 20 phút hay tới khi chín mềm (hoặc có thể bỏ cà rốt vào nồi và đổ ngập nước).


Đậy nắp vung và đun nhỏ lửa trong vòng 15 đến 20 phút hoặc đến khi chín mềm. Dùng một máy nghiền thức ăn để tán nhuyễn cùng với nước dùng hay nước ninh cà rốt. Lượng nước cần thiết hoàn toàn phụ thuộc vào con của bạn. Nếu bé khó nuốt, bạn cần cho thêm chút nước. Dùng muỗng múc vào bát con của bé và chờ cho ấm. Phần còn lại nên để nguội rồi mới trữ đông bằng khay đá hoặc bằng các khay nhỏ phù hợp.
Phương pháp làm món cà rốt này cũng có thể áp dụng được cho các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ cải. Thời gian nấu có thể khác nhau tuỳ thuộc từng loại rau củ bạn chọn.


Nguồn: Annabel Karmel
Biên dịch: Minh Nguyệt


Cho bé làm quen với thức ăn


Tập cho con làm quen với thức ăn đặc cũng đòi hỏi bạn tiến hành từng bước. Khi bé sẵn sàng, bé sẽ cho bạn biết. Nếu bạn bỏ lỡ một hoặc hai bữa ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn một chút hoa quả nghiền nát. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bạn biết nên cho bé ăn gì, ăn bao nhiêu thì đủ.


Thức ăn tốt nhất cho các bé từ 4 tới 7 tháng tuổi.


Thức ăn mới: Bạn nên cho bé làm quen với bột có bổ xung sắt và sữa mẹ hoặc sữa công thức.Dần dần, bạn bổ xung thực đơn mới cho bé bằng cách vài ngày lại cho bé thưởng thức món mới đó có thể là các loại hoa quả, các loại rau nghiền nát.


Số lần cho bé ăn trong ngày: 2 lần/ngày.


Đây là thời điểm bạn bắt đầu tặp cho con ăn dặm và làm quen với thức ăn mới. Vì vậy, bạn đừng mong đợi bé ăn được nhiều. Bạn hãy cho bé ăn theo nhu cầu.


Thức ăn tốt nhất cho bé từ 7 tới 12 tháng


Thức ăn mới: Bạn nên cho bé ăn hoa quả và rau tươi nghiền nát thường xuyên hơn như chuối, trứng, thịt xay, cá, gia cầm.


Đây là thời điểm bạn nên kết hợp cho bé ăn thêm các thức ăn dùng tay để nhón. Thức ăn dùng tay để nhón cần phải mềm, bé dễ nhai để tránh trường hợp bé bị nghẹn.


Số lần ăn: Bạn có thể cho bé ăn 3 tới 4 bữa/ngày. Hai bữa ăn nhẹ như sữa chua, pho mát,...


Thức ăn tốt nhất cho bé trên 12 tháng tuổi


Thức ăn mới: Bạn nên bổ xung thêm sữa nguyên kem vào chế độ ăn uống của bé. Bé cần nhiều năng lượng và chất béo cho tới khi bé 2 tuổi; sau đó bạn có thể bỏ sữa hàm lượng chất béo thấp hoặc sữa đã tách bơ.


Số lần ăn: 3 hoặc 4 bữa/ngày, hai bữa phụ.


Nguồn Parenting.
Biên dịch: Ngô Thu Hiền


Các thực phẩm nên tránh trong năm đầu đời


Trong 6 tháng đầu đời, con bạn đã có thể bắt đầu biết ăn một số thức ăn của người lớn. Bạn có thể từ từ cho bé làm quen với hoa quả, sau, ngũ cốc và một số thức ăn khác. Dưới đây là một số thức ăn bạn nên tránh cho bé trong năm đầu tiên.


Sô cô la: Sô cô la có thể gây dị ứng, đặc biệt đối với những bé hay dị ứng thức ăn.


Đậu phộng (Lạc): Đậu phộng có nguy cơ khiến bé dưới 4 tuổi bị nghẹt thở. Một số em bé dị ứng, do đó, nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng với đậu phộng thì bạn nên loại bỏ tất cả những thức ăn liên quan như bơ đậu phộng.


Lòng trắng trứng: Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến một số em bé dị ứng. Em bé có thể ăn lòng đỏ trứng khi bạn nấu chín.


Mật ong: Mật ong có thể chứa nấm độc gây ngộ độc cho em bé. Các dấu hiệu ngộ độc mật ong bao gồm táo bón, bé trở nên yếu, cơ thể nhợt nhạt và nuốt khó.


Sữa bò (Cow's milk): Sữa bò chứa một loại protein (cazein) gây kích thích bộ máy tiêu hoá (nếu bé bị dị ứng) hoặc làm mất một lượng máu nhỏ trong ruột (khiến bé dễ bị thiếu sắt). Nếu con bạn không thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn nên cố gắng tìm loại sữa bò đã loại bỏ các protein. Các sản phẩm từ sữa khác, như sữa chua và pho mát, thường thường an toàn đối với trẻ sơ sinh, nhưng bạn cần cẩn thận tham khảo ý kiến chuyên gia nếu trong gia đình có người dị ứng với sữa.
Hoa quả thuộc họ cam quýt và nước trái cây: Cam, chanh có thể khiến em bé nôn trớ. Nếu bạn thấy rằng bé nhạy cảm với các loại hoa quả thuộc họ cam quýt, bạn không nên cho bé thử dùng lại ít nhất là trong vòng vài tuần. Bạn cũng nên tránh cho bé dùng quá nhiều các loại nước táo, lên nguyên chất; các loại nước này có thể khiến bé bị tiêu chảy. Nước nho trắng sẽ tốt cho dạ dày bé hơn.


Quá trình chế biến thực phẩm: Các loại mì, súp và rau quả đóng hộp chứa hàm lượng muối cao, không tốt cho hệ thống lọc của thận em bé.


Nguồn: Parenting
Biên dịch: Ngô Thu Hiền

No comments: