Trả lời:
Loét dạ dày và hành tá tràng là hai bệnh mạn tính có chung một cơ chế do mất cân đối giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc và các yếu tố tấn công dạ dày. Nguyên nhân chung gây bệnh là do tiết quá nhiều axit HCl, do vi khuẩn H. Pylori và do dùng thuốc chống viêm. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh là cà phê, rượu, thuốc lá, stress, thời tiết (mùa lạnh mắc bệnh nhiều hơn).
Triệu chứng:
Loét dạ dày: Đau hoặc tức bụng, khó chịu vùng dưới mỏ ác. Đau tăng sau khi ăn, kèm buồn nôn hoặc nôn, giảm cân do chán ăn hoặc ăn vào thấy đau.
Loét hành tá tràng: Đau rất rát hoặc như xói vùng dưới mỏ ác, nhiều khi có cảm giác đầy, tức bụng. Thường đau khi đói, vào ban đêm và giảm nhanh khi ăn hoặc uống thuốc. Người bệnh không sụt cân nhưng đau dai dẳng, có thể dẫn đến thủng và chảy máu dạ dày.
Bệnh có thể gây các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng ổ, loét, hẹp môn vị, loét ung thư hoá.
Bệnh nhân cần tránh các thức ăn dễ kích thích như rượu, gia vị (ớt, hạt tiêu), chất chua. Không hút thuốc, ăn chậm, nhai kỹ. Tuỳ từng giai đoạn và các biến chứng mà có chế độ ăn riêng. Nếu đang bị chảy máu dạ dày thì người bệnh cần nằm tại chỗ, ăn thức ăn lỏng, chia thành nhiều bữa đến khi hết đau.
BS Trịnh Hoàng Minh, KH&PT
Thuốc trị loét dạ dày - tá tràng
Bệnh loét dạ dày tá tràng (DDTT) đang có chiều hướng tăng. Ở các nước phát triển có khoảng 10% dân số bị mắc, ở nước ta, tỷ lệ này khá cao, khoảng trên 25% trong các bệnh nội khoa, đứng đầu các bệnh tiêu hóa.
Bệnh nguyên của loét DDTT do nhiều yếu tố như rối loạn hoặc mất thăng bằng cơ chế bảo vệ niêm mạc, u tiết gastrin, stress tâm lý, hút thuốc lá, uống rượu, thuốc chữa bệnh (thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), các corticosteroid...). Trong trường hợp loét dạ dày thì sự trào ngược các chất chứa từ tá tràng lên dạ dày và sự chậm chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột cũng là yếu tố liên quan.
Từ năm 1983, mốc quan trọng tìm ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), liệu pháp kháng HP đã được nghiên cứu và sử dụng. Thuốc phải đạt được 4 yêu cầu: giảm đau nhanh, liền sẹo lâu dài ổ loét, ngăn ngừa biến chứng và giảm tái phát.
Tam liệu pháp mà Gastrostrat là đại diện đã thu được kết quả tốt ở nước ta khoảng 10 năm nay. Thuốc gồm có một hợp chất bismuth (thường dùng là bismuthat trikali dicitrato) và hai thuốc kháng sinh (tetracyclin và metronidazol) dùng trong 10-14 ngày. Có công thức dùng muối bismuth khác và thay tetracyclin bằng amoxicilin. Theo thống kê, thuốc này có kết quả điều trị loét DDTT tới 80-90% bệnh nhân. Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt cách điều trị như uống đủ liều (bộ thuốc) đúng giờ, lần uống, lượng thuốc... là một khó khăn không nhỏ với người bệnh.
Ít năm nay, công thức kết hợp được cải tiến gồm có omeprazol + một nitro imidazol (tinidazol) + một kháng sinh như amoxicilin đặc biệt là clari thromycin tỏ ra hiệu quả hơn. Thuốc chỉ cần dùng 7 ngày. Thuốc có thể loại trừ hết HP trên 98% trường hợp. Các biệt dược đóng thành một bộ hiện có trên thị trường như pylokit, pylobact, pylorex là tam liệu pháp cải tiến đó.
Công thức kết hợp khác thay omeprazol bằng ức chế thụ thể H2 như ranitidin + 2 kháng sinh cũng có hiệu quả nhưng phải dùng trong 14 ngày hoặc kết hợp một phức chất của ranitidin với một muối bismuth (bismutrex) + một kháng sinh amoxicilin hoặc clarithromycin và dùng thuốc trong 14 ngày.
Hiện nay, công thức kết hợp thuốc vẫn được cải tiến như dùng tam liệu pháp với omeprazol thành tứ liệu pháp , ngũ liệu pháp (tức là tứ liệu pháp + vitamin B2) tỏ ra có hiệu quả hơn, đó cũng là liệu pháp tối ưu dễ được chấp nhận.
Việc dùng một nitroimidazol (omeprazol) trước khi dùng liệu pháp thuốc kết hợp sẽ làm giảm hiệu lực của liệu pháp. Nhưng nếu dùng khoảng 3-4 tuần nữa, sau khi dùng liệu pháp kết hợp thì hiệu quả hơn.
Các liệu pháp khác như trung hòa hoặc ức chế tiết acid, đối kháng thụ thể histamin H2 trước đây đã được dùng rộng rãi, nhưng phải dùng lâu dài có khi tới 8-12 tuần. Các thuốc ức chế bơm proton (như omeprazol, lansoprazol, pantoprazol) ức chế sâu và lâu dài việc tiết acid dạ dày, tỷ lệ khỏi loét tá tràng gần 100% sau 2-4 tuần, nhưng với loét dạ dày chỉ đạt khoảng 80% sau 4 tuần dùng thuốc. Omeprazol được ưu tiên lựa chọn. Các thuốc chống acid kết hợp giữa nhôm và magiê (không nên dùng loại đơn độc nhôm hoặc magiê ít hiệu quả và nhiều tác dụng phụ) như maalox, gasvicon và các thuốc tương tự có tỷ lệ khỏi bệnh ngang với thuốc ức chế thụ thể H2 trong loét hành tá tràng nhưng đạt tỷ lệ thấp với trường hợp loét dạ dày.
Trong dược văn còn nói đến các prostaglandin ức chế tiết acid ở dạ dày thuốc tương tự alprostadil như misoprostol cũng làm vết loét lành lại, lại có tác dụng phòng chống loét do các thuốc NSAIDS và corticosteroid. Thuốc kháng muscarin chọn lọc M1 pirenzepin cũng được dùng để chữa loét dạ dày - tá tràng do ức chế tiết acid dạ dày. Các phức chất sucrose nhôm sucralfat cũng được ưa dùng.
Loét do thuốc (NSAIDS và corticosteroid): ngừng ngay dùng thuốc gây loét và dùng liệu pháp kháng HP nếu xét nghiệm dương tính, nếu không có HP thì dùng thuốc khác. Nếu vẫn phải dùng CVPS, corticosteroid thì dùng ranitidin hoặc famotidin, tốt hơn là omeprazol để bảo vệ. Trường hợ
9/19/2003 4:27:09 PM Tác giả: - Theo Báo SK&ĐS - 05
Để điều trị tốt bệnh loét hành tá tràng
Những hiểu biết về cơ chế sinh bệnh và cách điều trị bệnh loét hành - tá tràng (LHTT) đã được đổi mới sâu sắc trong những năm 90 nhờ việc phát hiện ra Helicobacter pylori (HP).
Đây là loại trực khuẩn Giam âm có hình xoắn, urease dương (biến đổi trê thành ammoniac), được tìm thấy chủ yếu vùng hang vị dạ dày và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh dạ dày – tá tràng: LHTT (95% các trường hợp); loét dạ dày (70% các trường hợp); viêm dạ dày mạn tính; ung thư tuyến dạ dày; u lympho bào dạ dày; rối loạn tiêu hóa không do loét. HP được phát hiện trực tiếp bằng cách: sinh thiết hang vị rồi đọc trên kinh hiển vi (xét nghiệm mô học: xem hình trang 23); cấy bệnh phẩm sinh thiết hang vị; tìm HP bằng phương pháp sinh học phân tứ. HP được phát hiện gián tiếp bằng cách: làm test với Urê (cao- test); test huyết thanh học; test hô hấp với trê. Khi nào phải xét nghiệm tìm HP? Khi bệnh nhân bị loét dạ dày và LHTT; u lympho bào dạ dày; viêm dạ dày có nếp thô; viêm thực quản mạn tính. Cần diệt HP để phòng ngừa không mắc bệnh ung thư tuyến dạ dày, khi bệnh nhân bị loét dạ dày và LHTT; u lympho bào dạ dày, kể cả một số rối loạn tiêu hóa.
3 VIỆC CẦN LÀM
Điều trị tấn công loét hành tá tràng chế độ ăn và sinh hoạt Bỏ hẳn thuốc lá. Hàng ngày, ăn vào giờ cố định, nhai kỹ, không làm việc trong khi ăn. Kiêng rượu, cà phê, các đồ uống có ga. Ngưng dùng các thuốc chống đông (thuốc chống kết tập tiểu cầu) trừ trường hợp bắt buộc phải dùng. Không dùng các thuốc có hại cho dạ dày (thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, corticoid). điều trị bằng thuốc Diệt HP: HP có mặt ở 95% các ca LHTT. Nếu đã tìm thấy HP là phải diệt ngay bằng thuốc chống tiết (như mopral) kèm với hai kháng sinh (như amoxicillin + clarithromycin) trong 1 tuần.
Điều trị tổn thương loét: Sau 1 tuần dùng ba thuốc trên, bắt đầu điều trị tổn thương loét. Lúc này ngừng 2 kháng sinh trên và tiếp tục dùng thuốc chống tiết trong 3 tuần nữa. Tổng cộ ng thời gian điều trị là 4 tuần. Cuối đợt điều trị nếu bệnh nhân có một trong ba điểm sau đây thì mới phải nội soi dạ dày lại:
Trước khi làm phẫu thuật; Khi cần phải dùng các thuốc có hại cho dạ dày (aspirin, thuốc kháng viêm không đặc hiệu) hoặc thuốc chống đông; Các triệu chứng vẫn tồn tại dù đã điều trị đúng cách. nếu điều trị thất bại Cần xem lại bệnh nhân có thực hiện đúng các nội dung điề u trị ớ trê n khô ng. Phái loại trừ những nguyên nhân sau: HP kháng với kháng sinh: sinh thiết hang vị để lấy bệnh phẩm cấy và làm kháng sinh đồ; Tái nhiễm HPL LHTT thứ phát của một số bệnh nội khoa: suy thận, tă ng tiết acid, cường tuyến cận giáp... Điều trị củng cố loét hành tá tràng Điều trị củng cố không còn cần thiết nữa kể từ khi người ta đã diệt được HP bởi vì tỷ lệ tái phát đả giảm từ 75% xuống dưới 5%. Chỉ cần điều trị củng cố trong 2 trường hợp:
Phòng biến chứng: chảy máu, hẹp; Bệnh nhân cần phải dùng các thuốc hại cho dạ dày để chữa các bệnh khác. Nội dung điều trị củng cố là: tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt và dùng thuốc, chẳng hạn: thuốc chống tiết loại kháng histamin H2: ranitidin (Raniplex) viên 150mg, uống 1 viên trước khi đi ngủ buổi tối và thuốc chống loét: sucralfat (Keal) 1 gói làm x 2 lần/ngày. Xét điều trị phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có các đặc điểm sau đây:
• Loét có chảy máu;
• Loét gây hẹp;
• Loét không đáp ứng với thuốc điều trị.
Có hai loại phẫu thuật là: cắt 2/3 dạ dày hoặc cắt bỏ hang vị và cắt dây thần kinh phế vị. Phẫu thuật viên sẽ chọn cách mổ tùy từng trường hợp cụ thể.
VIỆC KHÔNG CẦN LÀM
Không dùng đồng thời hai loại thuốc chống loét (Mopral, Lanzor...). không kéo dài thời gian điều trị tấn công (tức là quá 4 - 8 tuần, tùy loại thuốc) bằng thuốc chống loét (trừ phi các triệu chứng vẫn tồn tại).
Không điều trị củng cố bằng thuốc chống loét khi đang dùng thuốc diệt HP.
Không tiêm các thuốc chống loét nếu bệ nh nhân vẫn uống được.
Không dùng các thuốc chống tiết (Rangtidin, Mopral..,) với liều cao hơn liều thường dùng để điều trị chảy máu tiêu hóa do loét.
Không dùng thuốc chống loét để điều trị các rối loạn tiêu hóa đơn thuần (nghĩa là không kèm theo các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản, nóng rát thượng vị và sau xương ức).
Không điều trị bệnh nếu trước đó chưa nội soi để khẳng định chẩn đoán và tìm HP.
Không cần phải làm kháng sinh đồ ngay từ đầu khi nội soi đã phát hiện được HP.
Không cần phải nội soi lại để xem tổn thương loét dã liền chưa và/hoặc HP đã bị diệt hết chưa sau đợt điều trị chỉ khi nào bệnh nhân đã từng có biến chứng trong tiền sử, hoặc khi họ cần phải dùng lại các thuốc kháng viêm không đặc hiệu, corticoid, aspirin, thuốc chống đông mới phải làm như vậy.
Không cần phải nội soi lại trước khi điều trị cơn đau tái phát trong vòng hai năm sau khi bệnh nhân đã được chẩn đoán là LHTT.
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
PGS. PTS HOÀNG MINH
Dạ dày - tá tràng đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được cắt nhỏ, nghiền nát, nhào quyện với nước bọt ở miệng đến dạ dày tá tràng được các dịch tiêu hóa ở đây tiếp tục quá trình tiêu hóa. Ở dạ dày dịch tiêu hóa chủ yếu là dịch vị, ở tá tràng có dịch tá tràng, dịch tụy, dịch mật từ túi mật đổ xuống. Đau dạ dày là từ dân gian để chỉ quá trình bệnh lý (viêm, loét, ung thư...) không chỉ ở vùng dạ dày mà cả vùng tá tràng. Hai vùng này có những điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau về quá trình bệnh lý. Ở đây chỉ khu trú vấn đề trong loét dạ dày - tá tràng. Bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi (thanh niên, trung niên, người già). Loét tá tràng thường gặp ở người trẻ hơn (thanh niên, trung niên). Loét dạ dày ở người lớn tuổi hơn (trung niên, người già.
* Người loét dạ dày tá tràng có đặc điểm là hay đau bụng vùng trên rốn (thượng vị) nhiều năm từ vài ba năm đến hàng chục năm. Đau có tính chu kỳ, thường về mùa rét, mỗi lần 5-10 ngày. Các đợt đau thường liên quan đến các chấn thương tinh thần, tình trạng căng thẳng thần kinh, thường về mùa rét. Loét tá tràng thường đau khi đói, đau về đêm, ăn vào bớt đau nên người bệnh luôn có sẵn thức ăn (kẹo, bánh quy...) bên mình. Loét dạ dày ít đặc điểm này. Đau có chu kỳ với những đặc điểm trên là triệu chứng quan trọng nhất của loét dạ dày - tá tràng.
* Để chẩn đoán, phải chụp X quang có cản quang (baryt) vùng dạ dày - tá tràng hoặc nội soi tìm ổ loét.
Đối với loét dạ dày, ổ loét có thể ở vùng bờ cong nhỏ, bờ cong lớn hoặc vùng hang vị, môn vị. Loét bờ cong nhỏ dễ bị ung thư hóa hơn loét bờ cong lớn. Loét vùng môn vị tá tràng dễ gây hẹp môn vị, sa dạ dày. Chỉ có loét dạ dày mới có thể ung thư hóa. Hầu như không gặp điều đó ở loét tá tràng.
Ảnh ổ loét trong loét tá tràng có thể giúp đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm dịch vị trong loét dạ dày ít có thay đổi có giá trị. Có thể độ axit bình thường, hoặc có thể ít hoặc tăng. Trong loét hành tá tràng độ axit tăng rất rõ. Loét dạ dày dễ bị thủng hơn loét hành tá tràng, loét hành tá tràng hay thấy chảy máu hơn. Biến chứng chảy máu hoặc thủng nhiều khi là biểu hiện đầu tiên ở người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Chính do các biến chứng này mới xác định được bệnh cho người bệnh. Loét dạ dày có thể kết hợp với xơ gan. Tỷ lệ này gặp ở 10-17% người xơ gan trên thế giới. Ở nước ta 10% có thể loét với u tụy gây ra hội chứng Zollinger ellison với các dấu hiệu: tiêu chảy, phân mỡ, dạ dày tá tràng có nhiều ổ loét ở những vị trí bất thường. Ở nước ta chúng tôi cũng phát hiện được một số bệnh nhân có hội chứng này.
* Nguyên nhân gây loét được nói đến rất nhiều. Thô sơ nhất trước đây có người coi loét dạ dày - tá tràng liên quan đến vấn đề ăn uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều gia vị, chất kích thích dạ dày...). Có giả thuyết nêu lên do tình trạng tinh thần (Loét thường hay có ở người có chấn thương tình cảm, hay xúc động, sốc tinh thần. Thời kỳ chiến tranh số người mắc bệnh tăng lên. Thành phố Leningrad trong thế chiến 2 thời gian bị Đức Quốc xã bao vây có rất nhiều người loét dạ dày - tá tràng...), thần kinh (người ta nói đến vai trò thần kinh 10 trong bệnh này vì thế đã nhiều phẫu thuật viên cắt thần kinh 10 để điều trị loét) v.v... Gần đây nhất giả thuyết nguyên nhân sinh bệnh do mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét được nêu: dịch vị có độ axit cao vượt quá khả năng chống đỡ của niêm mạc hành tá tràng bình thường, hoặc do niêm mạc dạ dày giảm dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ axit ít hoặc bình thường.
* Những lý thuyết trên đã dẫn người ta đến các cách xử trí rất khác nhau. Phổ biến nhất trước đây là cắt bỏ phần dạ dày mà người ta cho rằng tiết nhiều axit (vùng hang vị, phần dạ dày phía dưới): phẫu thuật Bilroth 1, Bilroth 2, Polya, Finsterer v.v... hoặc cắt dây thần kinh 10 đoạn phân nhánh cho dạ dày v.v... nhưng kết quả đạt được không như người ta nghĩ. Năm 1972 khái niệm mới coi niêm mạc dạ dày là nơi tiếp nhận histamin H2 được nêu. Khái niệm này đã đưa đến việc dùng các thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H2: burinamide, metiamide và mới nhất là cimétidine (biệt dược là tagamet) rồi ranitidine (biệt dược là azantac, raniplex).
Năm 1982 hai nhà khoa học người Autralia là Barry Masshall và S. Robinson Warren phát hiện ra Helicobacter pylori và chứng minh chính vi khuẩn này là nguyên nhân gây viêm loét đã tạo nên sự đổi mới hoàn toàn trong điều trị bệnh này.
Hiện nay người ta điều trị loét dạ dày - tá tràng bằng kháng sinh Amoxicillin, Klien có tác dụng với H. Pylori, thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H2: Cimétidine (tagamet), Nanitidine (azantac), thuốc chống tiết dịch dạ dày (ức chế bơm proton): Lanzor, Omez..., thuốc kháng axit và băng rịt: Gastropulgite, Kremil S, Maalox, Phospha lygel v.v... Phẫu thuật được dùng cho những trường hợp ổ loét xơ chai, không điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa, có biến chứng: thủng dạ dày, hẹp môn vị v.v... Người bệnh được khuyên có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
No comments:
Post a Comment